Điện lạnh là gì? Làm nghề điện lạnh có vất vả không? [Giải đáp]
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi nghề điện lạnh bởi nó không đòi hỏi quá nhiều về trình độ cũng như đem lại mức thu nhập hấp dẫn. Vậy điện lạnh là gì? Hãy cùng News.timviec.com.vn giải đáp câu hỏi trên nhé.
Các khái niệm liên quan đến nghề điện lạnh
Điện lạnh là gì?
Điện lạnh là một thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị điện liên quan đến làm nóng, lạnh, tăng giảm nhiệt độ môi trường thông qua các nguồn năng lượng như điện, gió, năng lượng ánh nắng mặt trời…
Nghề điện lạnh là gì?
Nghề điện lạnh chính là các công việc bao gồm lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng…các thiết bị điện lạnh gia đình hay các thiết bị máy lạnh công nghiệp trong các nhà máy. Sửa chữa điện lạnh trong gia đình phổ biến nhất phải kể đến như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh, điều hòa…
Phân biệt nghề điện lạnh và điện dân dụng
Nhiều người thường nhầm lẫn điện lạnh và điện dân dụng là một. Nhưng thực tế đây là 2 ngành nghề khác nhau.
Nghề điện lạnh: Lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh…
Nghề điện dân dụng: Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện như bàn là, nồi cơm điện, bóng đèn, máy bơm nước…
Xem thêm >> Ngành kỹ thuật điện và cơ hội nghề nghiệp trong ngành
Mô tả công việc của một nhân viên điện lạnh
Nhân viên điện lạnh có thể thuộc bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc làm trong các công ty điện lạnh chuyên cung cấp các thiết bị điện lạnh và cung cấp các dịch vụ lắp đặt, bảo hành.
Tùy thuộc vào làm ở công ty hay doanh nghiệp nào sẽ có công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên về sơ bộ một nhân viên điện lạnh sẽ phải đảm nhiệm các công việc chính sau đây:
- Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống các thiết bị điện lạnh.
- Nếu có bộ phận nào gặp trục trặc thì cần tháo xuống để kiểm tra
- Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị lỗi nếu cần thiết
- Thu hồi gas lạnh ra khỏi hệ thống làm lạnh.
- Lắp đặt các thiết bị điện lạnh kết nối với nguồn điện
- Đọc được bản vẽ thiết kế
- Lắp đặt các thiết kế kết cấu theo bản vẽ
- Đặt mua vật tư và thiết bị thay thế phục vụ cho quá trình sửa chữa, lắp đặt
- Lưu trữ hồ sơ về các công việc sửa chữa và thay thế đã thực hiện.
Kỹ năng cần có của một nhân viên điện lạnh
Về kiến thức
Bạn cần phải có kiến thức, trình độ chuyên môn về ngành điện lạnh, nắm được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện. Biết sử dụng một số phần mềm hỗ trợ cho công việc, có hiểu biết cơ bản về nghề điện- điện tử
Về kỹ năng
- Kỹ năng lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng: Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục sự cố của thiết bị điện lạnh
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên điện lạnh sẽ phải gặp gỡ khách hàng để tư vấn, trao đổi công việc liên quan nên nếu bạn có kỹ năng này sẽ giúp công việc thuận lợi hơn rất nhiều
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ sửa chữa, dụng cụ bảo hộ lao động đúng kĩ thuật để bảo vệ mình cũng như những người xung quanh
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi xử lý các vấn đề sự cố, bạn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục như thế nào
- Tay không bị tật: Điều này rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng bởi tính chất của công việc này, bạn thường xuyên phải sử dụng hai tay để làm việc. Nếu tay bị run hay bị tật là điều không nên.
- Có thị lực tốt: Bạn có thể nhìn nhanh và chính xác các chi tiết nhỏ như mạch điện, dây điện…
- Chịu được áp lực trong công việc: Công việc nào cũng có những áp lực nhất định và nghềđiện lạnh cũng vậy
Mức lương nghề điện lạnh hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương trung bình đối với một thợ điện lạnh mới vào nghề khoảng từ 5 triệu – 7 triệu đồng. Nếu đã kinh nghiệm thì mức lương sẽ cao hơn gấp 3 – 4 lần, dao động từ 10 – 20 triệu tùy vào tính chất và độ khó của công việc.
Ngoài ra một thợ điện lạnh hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập như nhận sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện lạnh cho nhà dân. Vào mùa hè, nhu cầu sửa chữa điều hòa tăng cao, nhiều người có thể kiếm được 3 triệu trong 1 ngày.
Nếu theo đuổi nghề điện lạnh thì bạn hoàn toàn yên tâm sẽ không lo thiếu việc bởi bất kể mùa nào trong năm thì người dân đều có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh.
Xem thêm >> Lương kỹ sư điện bao nhiêu? Công việc chi tiết như thế nào?
Những khó khăn vất vả khi theo đuổi nghề điện lạnh
Nghề điện lạnh có mức lương khá hấp dẫn nhưng cũng có những khó khăn nhất định mà bạn cần biết nếu muốn gắn bó với nghề.
- Nghề điện lạnh thường có tần xuất công việc cao nhất vào mùa hè. Thời điểm này một người thợ điện lạnh phải đảm bảo công suất làm việc rất cao, đi sớm về khuya để đáp ứng công việc. Bù lại mức thu nhập của họ cũng tăng hơn nhiều.
- Không có ngày nghỉ cố định. Thời gian làm việc của họ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng
- Có thể gặp phải một số rủi ro trong qía trình sửa chữa và bảo dưỡng máy móc
- Các thiết bị điện lạnh không ngừng cải tiến về thiết kế nên bạn cũng phải luôn luôn học hỏi những kỹ thuật sửa chữa mới.
Đừng bỏ lỡ >> Bỏ túi 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành điện đảm bảo trúng tuyển!
Như vậy thông qua bài viết chúng ta đã có cái nhìn rõ hơn về nghề điện lạnh là gì? Các công việc phải làm và những khó khăn khi theo đuổi nghề. Bù lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập khá hấp dẫn. Chúc các bạn thành công