Ngành kỹ thuật điện và cơ hội nghề nghiệp trong ngành
Kỹ thuật điện là lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện lực. Đây là một ngành nghề đang được giới trẻ quan tâm bởi mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp cao. Vậy công việc cụ thể, yêu cầu công việc và mức lương của ngành ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Việc làm kỹ thuật điện lương cao
Khái niệm kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện là gì?
Kỹ thuật điện là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử và điện từ. Lĩnh vực này lần đầu tiên trở nên quan trọng và hình thành nghề nghiệp liên quan đến nó là vào cuối thế kỷ 19 sau khi điện báo và cung cấp năng lượng điện đi vào thương mại hóa.
Ngày nay, ngành được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông. Kỹ thuật điện có thể bao gồm kỹ thuật điện tử. Nếu phân biệt rõ hơn, kỹ thuật điện giải quyết các vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển motor, trong khi kỹ thuật điện tử nghiên cứu các hệ thống điện nhỏ hơn nhiều như máy tính và mạch tích hợp.
Nhân viên kỹ thuật điện là gì?
Nhân viên kỹ thuật điện là những người đảm nhận trách nhiệm lắp đặt, kiểm soát, khắc phục sự cố các thiết bị điện, công việc liên quan đến điện. Đây là vị trí công việc mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đến, đặc biệt là nhà máy sản xuất.
Nhân viên kỹ thuật sử dụng kiến thức sâu rộng để tạo ra mô hình, những giải pháp và quy mô cách xử lý hợp lý quy trình lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện nhất hoàn thành mọi mục tiêu nhất định . Bên cạnh đó còn bao gồm một số công việc đặc thì như chuyên ngành công nghệ ứng dụng. Đặc biệt, khi làm nghề còn được gọi với vai trò như một kỹ sư.
► XEM THÊM: Các ngành nghề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay.
Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện
Lắp đặt hệ thống điện theo yêu cầu
- Chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống điện theo thiết kế của dự án và công trình xây dựng.
- Tiến hành thi công, di dời và cải tạo hệ thống điện theo yêu cầu của chủ nhà, chủ đầu tư.
Giám sát quá trình vận hành hệ thống
- Trực tiếp quản lý và giám sát quá trình vận hành hệ thống điện đảm bảo đúng quy trình.
- Thực hiện kiểm tra lịch bật/tắt các thiết bị hệ thống điện.
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số điện và tình trạng hoạt động của hệ thống điện đảm bảo không xảy ra sự cố bất thường xảy ra.
- Thực hiện kiểm tra đúng lịch phân công sẵn sàng xử lý khi có sự cố.
Sửa chữa và khắc phục sự cố
- Nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng quy trình xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra như: mất điện, chập điện, cháy nổ, rò rỉ khí,…
- Tiếp nhận những kiến nghị và yêu cầu sửa chữa hệ thống điện các thiết bị dân dụng và tiến hành khắc phục không làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt.
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
- Sắp xếp kế hoạch bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện, các thiết bị điện và trình lên cấp trên phê duyệt và cho ý kiến thực hiện.
- Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng theo đúng như kế hoạch đã được duyệt để đảm bảo hệ thống điện luôn hoạt động đúng quy trình và an toàn.
Tham khảo: Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp
Kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật điện
Tư duy logic, xử lý sự cố nhanh nhạy
Bản chất của công việc liên quan đến giải quyết những vấn đề, sự cố, khắc phục một cách nhanh nhất và đảm bảo an toàn nên yêu cầu đòi hỏi ở một nhân viên kỹ thuật điện khá cao cần phải có đầu óc tư duy, sáng tạo và không dập khuôn trong công việc.
Khả năng áp dụng kỹ thuật công nghệ
Áp dụng kỹ thuật công nghệ và một số phần mềm hỗ trợ mô phỏng hệ thống thực tế để có những giải pháp và đề xuất để giải quyết vấn đề nhanh gọn nhất. Không phải kỹ sư nào cũng được đào tạo bài bản về chuyên môn đến mô hình mô phỏng. Nếu nắm được cách thức của những hoạt động này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được những sự cố để khắc phục.
Chú ý đến từng chi tiết
Đặc thù của công việc này rất phức tạp ảnh hưởng tới nhiều chủ đầu tư, chủ thầu nên cần thận trọng trong từng khâu kế hoạch cũng như chi tiết xây dựng, lắp đặt nếu không đảm bảo và chi tiết sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế.
Kỹ năng tính toán
Một dự án triển khai sẽ cần phải có sự tính toán qua bản thiết kế để có thể tính toán được những chi phí dự trù. Trong thực tế, tính toán đều được thực hiện trên máy tính những không vậy mà không cần tới sự hiện diện của con người. Đôi khi máy tính cũng xảy ra những sai sót và đòi hỏi nhân viên kỹ thuật có khả năng tính toán, tìm kiếm những vấn đề để tính toán hợp lý.
Kỹ năng làm việc nhóm
Bởi tính chất công việc phức tạp ảnh hưởng tới nhiều hạng mục khác nhau nên kỹ thuật điện cần phải có sự thống nhất làm việc nhóm để hoàn thành công việc đảm bảo thời gian, thiết kế.
Mức lương ngành kỹ thuật điện
Hiện nay, mức thu nhập cơ bản của một nhân viên kỹ thuật điện dao động khoảng từ 5-12 triệu/ tháng. Tùy thuộc vào từng quy mô hoạt động. Nếu như hệ thống điện càng lớn thì công việc và trách nhiệm càng nhiều thì mức thu nhập càng cao để đáp ứng được công sức bỏ ra.
Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm nhiều chế độ đãi ngộ đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động công việc như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, du lịch,..
Tham khảo – Lương ngành kỹ thuật máy tính ở Việt Nam và cơ hội việc làm hiện nay
Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện
Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kỹ thuật điện vô cùng rộng mở. Nếu tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành này, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như:
- Kỹ sư điện: Có rất nhiều vị trí như kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành hệ thống điện – thiết bị điện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc kỹ sư thiết kế tại các công ty trong nước về lĩnh vực điện, thủy điện, điện mặt trời…
- Công việc tư vấn về điện năng, kỹ thuật điện: Khi có kiến thức chuyên môn về ngành, bạn có thể trở thành các cán bộ tư vấn về điện tại các công ty tư vấn hoặc các đơn vị sản xuất và liên quan đến điện.
- Nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hay các trường đại học: Công việc này sẽ phù hợp với những ai yêu thích giảng dạy, truyền đạt kiến thức.
Các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện
Hiện nay có không ít các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện. Tuy nhiên để được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu về điện và được thực hành trên lý thuyết, người học cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình nơi đào tạo uy tín. Và top các trường đào tạo chuyên ngành điện tốt nhất ở Việt Nam có thể kể đến đó là:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Mỏ – Địa chất
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Bách Khoa TP HCM
Đây là những trường top đầu về việc tổ chức giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử. Tại đây, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận với các đơn vị, doanh nghiệp lớn chuyên về công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, điện lạnh trên thị trường, giúp nâng cao cơ hội công việc sau khi ra trường.
Qua bài viết trên, News.timviec.com.vn đã giải đáp về nhân viên kỹ thuật là gì? Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có được những thông tin tham khảo hiệu quả nhất. Đừng quên những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi nhé!