Đại học Phòng cháy chữa cháy: Điểm chuẩn tuyển sinh các năm cho SV
Đại học Phòng cháy chữa cháy, được mệnh danh là ngôi trường đào tạo ra các “Chiến binh”, “Người hùng” những chú lính cứu hỏa dập đi những đám cháy. Nếu bạn muốn hiểu hơn và biết thêm thông tin về trường. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu chung về đại học phòng cháy chữa cháy
Thông tin cơ bản
- Tên trường: Đại học Phòng cháy chữa cháy
- Tên tiếng Anh: Official Fire Fighting Prevention University (PCCC)
- Mã trường: PCH
- Loại trường: Quân sự
- Hệ đào tạo: Đại học – Liên thông – Sau đại học – Nghiệp vụ
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 243 khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 2: Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- SĐT: 0243.5533.006 – 02435533992
- Email: [email protected]
- Website: http://www.daihocpccc.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/daihocpccc
Đôi nét về trường
Lịch sử phát triển
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy được thành lập vào tháng 9/1963. Có tiền thân là Tổ chức phòng cháy, chữa cháy cơ sở đào tạo duy nhất của lực lượng phòng cháy, cứu hộ, cứu nạn phục vụ cho cứu hộ cứu nạn, phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu phát triển
Trường luôn hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và nâng cấp trở thành trường đào tạo ra nguồn nhân lực cán bộ chất lượng cao nhất. Việc đào tạo này, không chỉ cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công an, ngành kinh tế quốc dân mà còn cho bộ an ninh nước Lào và Campuchia.
Đội ngũ cán bộ
Trường luôn đẩy mạnh, không ngừng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên thật vững mạnh, họ đều là những nòng cốt quan trọng, là người dẫn dắt, truyền đạt trực tiếp kiến thức đến thế hệ tương lai của đất nước. Trường hiện có nhiều cán bộ giảng viên đạt trình độ cao như:
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
- Kỹ sư
Cơ sở vật chất
Trường trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu, học tập, thực hành cho các bạn sinh viên. Nhà trường rất chú trọng vào việc đầu tư các dụng cụ hỗ trợ, trang thiết bị nhằm đáp ứng các nhu cầu và tạo môi trường học tập, giúp sinh viên cọ sát với thực tế. Cơ sở vật chất bao gồm:
- Hội trường lớn với sức chứa khoảng hơn 600 chỗ ngồi
- Phòng hội thảo khoa học
- Phòng thí nghiệm Hóa học
- Phòng thí nghiệm Vật lý
- Phòng thực nghiệm Báo cháy và Chữa cháy tự động
Các phương thức tuyển sinh
Hiện trường áp dụng 2 phương thức tuyển sinh, cụ thể:
Xem thêm: Bảo hộ lao động là gì? Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
- Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT (Áp dụng đối với tất cả các trường CAND)
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT dựa vào tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và kết hợp với kết quả học tập THPT.
Lưu ý: Trường hợp phương thức 1 không tuyển đủ chỉ tiêu, thí sinh trúng tuyển theo phương thức 1 nếu không xác nhận nhập học hoặc thí sinh trúng tuyển trượt tốt nghiệp THPT thì chỉ tiêu chưa tuyển được sẽ chuyển sang Phương thức 3.
Điểm danh các ngành tuyển sinh
Ngành học | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển |
Ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ | 7860113 | A00 |
Ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (hệ ngoài ngành công an) | 7860113DS | A00 |
Cơ hội việc làm của sinh viên PCCC
Sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, thông thường sau khi trải qua các năm đào tạo, mọi người sẽ nghĩ đến ra trường công việc đơn thuần là lính cứu hỏa. Tuy nhiên, trên thực tế, sinh viên trường PCCC sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí chỉ huy hậu cần hỗ trợ công tác chữa cháy ở đơn vị và nhiều vị trí tương đương khác.
Vậy sinh viên PCCC làm ở đâu?
Hiện tại, sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học phòng cháy chữa cháy có thể làm việc tại các đơn vị:
- Công tác tại các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân
- Các Sở, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
- Công an các địa phương
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy khu vực.
Công việc chính của ngành phòng cháy chữa cháy
Nhiệm vụ chính của lực lượng phòng cháy chữa cháy đó là:
- Thực hiện chữa cháy tại các đám cháy lớn nhỏ, khi nhận được thông từ người dân.
- Tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân, có vai trò là nhân viên cứu hộ cả trong các trường hợp như thiên tai, tìm kiếm người mất tích.
- Điều tra nguyên nhân gây ra hỏa hoạn
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, ổn định tinh thần trước khi chuyển nạn nhân lên xe cứu thương, sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
- Bảo trì trạm cứu hỏa, đào tạo lính cứu hỏa mới.
- Thực hiện các biện pháp để phòng hỏa hoạn trong tương lai
Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Những điều đặc biệt về cảnh sát cơ động Việt Nam
Mức thu nhập của sinh viên trường đại học Phòng cháy chữa cháy
Mức lương hiện nay trong ngành PCCC&CNCH, được áp dụng dựa trên quy định của Nhà nước, tùy thuộc vào hệ số lương, cấp bậc. Ngoài mức thu nhập chính, các cán bộ trong ngành còn được hưởng các hỗ trợ, theo Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
- Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.
- Nếu thời gian chữa cháy từ 2–4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.
- Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 1 ngày lương cơ sở.
- Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22–6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.
Mặt khác, theo Khoản 4 Điều 35 quy định về chế độ của cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện và bồi dưỡng, mỗi ngày được hưởng thêm một khoản tiền bồi dưỡng là 0,5 ngày lương.
Xem thêm: Ngạch lương là gì? Quy định và cách tính ngạch lương cho viên chức
Trên đây là những thông tin xoay quanh về trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec, bạn sẽ thu thập được những góc nhìn mới về trường. Đây là công việc rất ý nghĩa, nếu bạn thực sự có niềm đam mê với nghề. Hãy mạnh dạn theo đuổi nhé, chúc bạn thành công!