Những câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời cho mọi ngành nghề

Để có được một công việc theo đúng ý mình không dễ. Nếu như không muốn ra về tay trắng, ứng viên cần phải có chiến lực phỏng vấn xin việc đúng đắn. Vậy, làm thế nào để có buổi phỏng vấn xin việc thành công.

Phỏng vấn xin việc là gì

Phỏng vấn xin việc hay còn gọi là phỏng vấn tuyển dụng là một cuộc trò chuyện với hình thức vấn đáp trực tiếp. Trong đó, nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ gặp trực tiếp hoặc trò chuyện qua điện thoại để có thể tìm ra được ứng viên phù hợp cho các vị trí việc làm cần tuyển dụng trong doanh nghiệp của mình.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời cho mọi ngành nghề - Ảnh 1
Phỏng vấn xin việc là gì

Trong phỏng vấn xin việc làm thông thường sẽ có những hình thức khác nhau như:

  • Phỏng vấn cá nhân
  • Phỏng vấn nhóm
  • Phỏng vấn qua điện thoại
  • Phỏng vấn hội đồng

Kỹ năng phỏng vấn xin việc cần có 

Để có buổi phỏng vấn thành công, các ứng viên sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Và nếu bạn muốn đi phỏng vấn thành công ở bất cứ ngành nghề nào, hãy theo dõi một số kinh nghiệm sau:

Chuẩn bị kịch bản phỏng vấn xin việc

Chuẩn bị kỹ càng chưa bao giờ là thừa khi bạn đang muốn tìm kiếm một cơ hội nào đó cho riêng bản thân mình. Và đặc biệt, bạn nên lên cho mình một kịch bản phỏng vấn xin việc với những câu hỏi bất kỳ mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng có thể hỏi mình. Sau đó, hãy tập luyện với một người bạn đã có kinh nghiệm sẵn. Từ đó bạn có thể đúc kết cho mình những cách trả lời phỏng vấn trơn tru nhất có thể.

Ngoài ra, các ứng viên cũng có thể sưu tầm những cách trả lời phỏng vấn xin việc thông minh rồi tự biến những câu trả lời đó là của riêng mình trong suốt cuộc nói chuyện với nhà tuyển dụng.

Trang phục khi đi phỏng vấn

Đây là điều đầu tiên mà các ứng viên cần phải chú ý. Bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân một bộ trang phục đi phỏng vấn thật sự chuyên nghiệp. Ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đôi khi sẽ quyết định rất lớn tới việc bạn có trúng tuyển vị trí việc làm mơ ước hay không. Chính vì vậy, bạn nên có cho bản thân mình một bộ trang phục thật sự nghiêm túc để chứng tỏ rằng mình là một người chuyên nghiệp. Thông thường, quần jean và áo phông có cổ cùng một đôi giày sẽ là lựa chọn trang phục đi phỏng vấn không tệ dành cho ứng viên.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời cho mọi ngành nghề - Ảnh 2
Trang phục khi đi phỏng vấn

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới tính chất công việc của công ty mà bạn ứng tuyển. Nếu đó là một tập đoàn lớn hoặc công việc cần sự chuyên nghiệp một cách rất cao thì bạn không nên mặc như vậy. Lúc này, một bộ đồ công sở theo đúng nghĩa của nó sẽ khiến bạn không bị nhà tuyển dụng chụp mũ là một người có tính cách thiếu cẩn trọng trong mọi việc.

Kỹ năng trả lời phỏng vấn

Trong quá trình diễn ra buổi nói chuyện, nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi khác nhau nhằm kiểm tra năng lực của cá nhân ứng viên. Vì vậy, bạn cũng cần có cách trả lời phỏng vấn phù hợp với từng câu hỏi. Quan trọng nhất trong quá trình trả lời, bạn nên chú ý những kinh nghiệm sau:

  • Tuyệt đối không nói tôi không biết: Có thể trong một số trường hợp nhất định, bạn chưa hề nghe qua những vấn đề mà nhà tuyển dụng nói tới. Và nếu bạn trả lời: tôi không biết, tôi không làm được…. thì khả năng rất cao là bạn đã bị loại. Thay vì thế, bạn có thể nói: Tôi sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này để chứng tỏ cho NTD thấy rằng bạn luôn mong muốn học hỏi thêm. Đây là kinh nghiệm khi đi phỏng vấn đặc biệt quan trọng mà các ứng viên nên chú ý.
  • Không nói xấu công ty cũ: Khi đi phỏng vấn, hãy tránh tuyệt đối việc nói những câu tiêu cực về công ty trước đây mà mình đã làm việc. NTD hoàn toàn có lý khi cho rằng: nếu bạn nói xấu công ty cũ ngày hôm nay thì trong tương lai bạn hoàn toàn có thể làm điều tương tự. Vì vậy, hãy tránh tuyệt đối vấn đề này. Thay vào đó, bạn có thể chia sẻ những điều không phù hợp giữa định hướng nghề nghiệp của cá nhân bạn và công ty trong quá trình trả lời phỏng vấn.
  • Biết đặt câu hỏi ngược lại: Thay vì chỉ trả lời những câu hỏi phỏng vấn từ phía NTD, bạn hãy tự chủ động đặt ra những câu hỏi ngược lại để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đang thảo loại. Đây là kỹ năng phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải ứng viên nào cũng nắm được. Nếu biết cách đặt câu hỏi ngược lại, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có ấn tượng mạnh với bạn.

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Trong quá trình xin việc, chắc chắn sẽ có một vài câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi để kiểm tra năng lực của ứng viên. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và gợi ý một số mẹo trả lời cho ứng viên:

Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân

Bạn có thể nói gì về bản thân?

Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn cần có một màn giới thiệu thật đặc sắc. Ngoài các thông tin cơ bản, bạn hãy cố gắng nêu bật được khả năng của bản thân mình lên. Nhất là các sở trường và thành tích mà bạn đạt được. Đây chính là yếu tố rất quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá thêm về tiềm năng ứng viên.

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Đây là câu hỏi thường xuyên gặp cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã có kinh nghiệm. Và cách trả lời phỏng vấn xin việc với câu hỏi này đơn giản nhất đó là: chân thành. Lúc này, bạn đang chia sẻ những gì bạn từng làm được. Vì vậy đừng mất công phóng đại lên, nhà tuyển dụng đủ kinh nghiệm để có thể biết được bạn có đang nói thật hay không.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời cho mọi ngành nghề - Ảnh 3
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Nhóm câu hỏi khả năng phản ứng

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Đây chính là một trong những câu hỏi phỏng vấn khiến rất nhiều ứng viên dù giỏi nhưng không được nhận vào làm. Do đó, bạn hãy là một ứng viên thông minh khi gặp phải câu hỏi này. Hãy đưa ra cho nhà tuyển dụng một con số đủ để có thể giúp bạn định vị rõ được mình đang ở đâu. Và nếu như bạn đưa ra một mức thu nhập quá cao thì chẳng khác nào bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình chỉ là đứa nói xạo nếu không làm được việc.

Tại sao bạn lại chọn công ty tôi để ứng tuyển?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn bạn chắc chắn sẽ gặp. Vì vậy, hãy đề cao việc bạn sẽ học được những kỹ năng gì nhiều hơn như: có thể học hỏi thêm được nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác mình còn thiếu, nâng cao các kiến thức chuyên môn…. Đây sẽ là những lý do mà nhà tuyển dụng cảm thấy tin tưởng ở bạn hơn nhiều.

Nhóm câu hỏi bẫy ứng viên

Bạn nghĩ sao nếu công ty yêu cầu làm việc tang ca?

Với câu hỏi này, NTD đang kiểm tra trách nhiệm của bạn với công việc. Vì thế, hãy thể hiện cho công ty thấy rằng bạn là người luôn hết mình với công việc, sẵn sang mang việc về nhà để xử lý gấp cho kịp tiến độ hoặc yêu cầu của khách hàng trong các dự án.

Bạn sẽ góp ý thế nào nếu thấy sếp mình làm sai?

Đây là câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn khá khó để trả lời. Các ứng viên có thể trả lời câu hỏi này theo mẫu sau: Nếu trong trường hợp người sếp của mình làm sai mà có liên quan tới công việc, tôi sẽ lựa chọn một thời điểm thích hợp để trao đổi trực tiếp một cách thẳng thắn. Tôi tin rằng một người lãnh đạo giỏi sẽ luôn là người biết nên sử dụng thông tin góp ý một cách thật sự có ích vì sự phát triển của công việc chung.

Nhóm câu hỏi về công việc cũ

Bạn khó chịu điều gì nhất ở đồng nghiệp cũ?

Với câu hỏi này, nếu không khôn khéo trong việc trả lời thì chắc chắn tỷ lệ trượt phỏng vấn của bạn là rất cao. Do đó, kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc trong câu hỏi này đó là đưa ra một vài điểm yếu của đồng nghiệp mà bạn không hài lòng nhưng cả hai đang dần khắc phục. Điều này sẽ cho thấy rằng bạn là một người có thể vì lợi ích chung mà sẵn sang hợp tác với nhiều người.

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Để trả lời được câu hỏi này, bạn có thể trả lời với những lý do như: định hướng công việc của cá nhân có sự thay đổi, cơ hội thăng tiến không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn cho riêng mình. Đây sẽ là những cau trả lời phỏng vấn có thể giúp bạn chiếm được cảm tình từ nhà tuyển dụng.

Cách trả lời phỏng vấn cho mọi ngành nghề 

Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Việc học hỏi kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc từ những người đi trước luôn là điều rất cần thiết. Những người đã đi phỏng vấn từ trước đó chính là những bài học sống dành cho bạn. Hãy biết rút kinh nghiệm từ những thất bại của người đi trước để có thể tránh được trong lượt phỏng vấn của mình. Càng tránh được nhiều vết xe đổ của người đi trước, khả năng thành công của bạn lại càng cao.

Luyện tập phỏng vấn

Luyện tập là con đường dễ dàng nhất để dẫn tới sự thành công. Vì vậy, trước buổi phỏng vấn 1 ngày, bạn nên luyện tập phong thái của bản thân mình trước gương hoặc trước máy quay để có thể đảm bảo sự tự tin cao độ nhất cho riêng mình. Nếu có điều kiện, hãy nhờ một người bạn đóng vai làm nhà tuyển dụng để bạn có thể thực tập trước. Từ đó bạn sẽ thấy mình có những khuyết điểm nào để khắc phục trong buổi phỏng vấn

Đọc mẫu câu hỏi phỏng vấn và tự trả lời

Nếu như không thể tìm được một người bạn nhằm thực tập phỏng vấn thì việc tự đọc mẫu câu hỏi phỏng vấn và tự trả lời cũng là một điều không hề tệ. Bạn nên tự quay lại màn tập luyện của mình bằng camera để có thể xem lại những biểu cảm, lời nói của bản thân để có những sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển

Việc tìm hiểu kỹ về công ty, vị trí ứng tuyển cũng là những lưu ý khi đi phỏng vấn rất quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Chỉ có tìm hiểu rõ thông tin công ty thì bạn mới có thể có được những câu trả lời đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Quá trình phỏng vấn xin việc quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn có sự chuẩn bị thật tốt trước khi đi ứng tuyển thì mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng trong chớp mắt.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.