AFTA là gì? Thực trạng Việt Nam hiện nay sau khi gia nhập AFTA
AFTA là từ viết tắt của khu vực mậu dịch tự do Asean. Để hiểu rõ hơn về tổ chức “AFTA là gì?” thì hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
- Tập đoàn là gì? Điều kiện để các doanh nghiệp trở thành tập đoàn
- Transportation là gì? Nắm bắt cơ hội việc làm trong ngành vận tải
AFTA là gì?
FTA là kí tự viết tắt của cụm từ Free Trade Area có nghĩa là “khu vực mậu dịch tự do”. Đây là một hình thức liên kết quốc tế nhằm xây dựng và hình thành thị trường thống nhất về cả hàng hóa lẫn các loại dịch vụ. Những nước thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được giảm hoặc xóa bỏ những rào cản thuế quan khi muốn đưa hàng hóa vào nước bạn.
Tất nhiên, những quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do vẫn sẽ được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ. Có nghĩa rằng các nước dù tham gia vào khu vực vẫn có quyền giữ mối quan hệ hợp tác, thu thuế quan với những quốc gia khác ngoài khu vực mậu dịch tự do.
Có thể nói AFTA là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa, đối ngoại. Thỏa thuận của AFTA được ký kết ngày 28/1/992 tại Singapore. Ban đầu Asean chỉ có 6 nước thành viên tham gia. Đến thời điểm hiện tại AFTA có 10 nước Asean tham gia.
► THAM KHẢO NGAY: Các thông tin tìm việc HOT và NHANH nhất hiện nay giúp bạn nắm bắt rõ hơn về cơ hội việc làm của mình
Những điều cần biết về AFTA
Khi đã tìm hiểu về khái niệm AFTA chắc hẳn giờ đây bạn sẽ cảm thấy tò mò về những thông tin đến khu vực mậu dịch tự do này. Dưới đây là một số thông tin khái quát về AFTA mà chúng ta cần biết khi cũng là một thành viên tham gia.
Hoàn cảnh ra đời
Vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước trong bối cảnh kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á đều phải trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, khiến các nước đứng trước những thách thức lớn về kinh tế. Những thách thức đó nếu không nhanh chóng tìm cách khắc phục sẽ để lại những hậu quả lâu dài.
Vậy nên vào 1992 Thái Lan đã đưa ra ý kiến về việc thành lập một tổ chức thương mại khu vực với rất nhiều điều kiện hấp dẫn. Vì vậy, trong cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Singapore năm ấy đã đưa một quyết định mang tính lịch sử đó là thiết lập khu vực mậu dịch tự do Asean viết tắt là AFTA.
Mục tiêu chính của tổ chức này
Bên cạnh việc giảm thiểu và xóa bỏ những rào cản về mặt thuế quan đối với các thành viên tham gia thì mục tiêu của tổ chức này còn lớn không kém. Đó chính là việc tăng lợi thế cạnh tranh của Asean với các nước trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Nói một cách dễ hiểu hơn là “chất xúc tác” để giúp Asean có thể thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới. Trở thành khu vực thu hút nhiều nguồn đầu tư, hợp tác đến từ các “ông trùm” kinh tế của thế giới.
Công tác quản lý của AFTA
Việc quản lý của AFTA sẽ do các cơ quan hải quan cùng với tổ chức thương mại quốc gia trong mỗi nước thành viên. Bên cạnh đó ban thư ký Asean có thẩm quyền sẽ là bên trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, giám sát và đảm bảo các nước thành viên thực hiện đúng quy định.
Bên cạnh đó các nhà chức trách ASEAN sẽ phải thường xuyên đưa ra những ý kiến đánh giá, cũng như phân tích việc thực hiện theo quy định của các nước thành viên. Nếu có xảy ra các mâu thuẫn không lường trước thì ban thư ký ASEAN sẽ cần phải đứng ra hòa giải. Tuy nhiên, ban thư kí không có những thẩm quyền về mặt pháp lý.
► XEM NGAY: Những kiến thức hay về kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn có đủ hành trang để tự tin chuẩn bị cho công việc của mình
Thực trạng của Việt Nam khi tham gia AFTA ra sao?
Kể từ khi tham gia vào AFTA thì Việt Nam đã có những sự tăng trưởng về mặt kinh tế đáng kể. Nước ta đã nhận được rất nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế. Bên cạnh đó cũng tạo động lực phát triển kinh doanh sản xuất.
Với việc được miễn giảm nhiều loại thuế quan cũng giúp việc xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng trưởng mạnh. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vực cũng nhận được sự yêu thích của người dân, làm đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trong nước.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích là kèm theo rất nhiều thách thức khác. Việc chúng ta góp mặt trong AFTA khiến ta phải chịu nhiều loại thuế khác nhau được quy định. Nhiều sản phẩm hàng hóa sản xuất ra những không tiêu thụ được. Bởi người dân có nhiều sự lựa chọn từ hàng hóa nước ngoài.
Nhiều nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn Việt Nam nên sự cạnh tranh cũng khiến nước ta thường chịu lép vế. Bên cạnh đó giá cả thị trường liên tục leo thang để có sức cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác. Đó đều là những thách thức mà nước ta cần phải vượt qua được.
Qua bài viết chúng ta cũng biết thêm thông tin về AFTA, cũng như giải đáp “AFTA là gì?“. Mong rằng độc giả đã có những phút giây hữu ích khi đọc bài viết của chúng tôi.
► XEM THÊM: Một số cách tạo CV đơn giản dành cho sinh viên mới ra trường