Onboarding là gì? Quy trình Onboarding nhân viên mới ấn tượng
Bạn đang thắc mắc Onboarding là gì và quy trình xây dựng Onboarding cho nhân viên mới như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phía trên.
Onboarding là gì?
Onboarding được hiểu là quá trình đào tạo cho nhân viên mới khi bắt đầu gia nhập vào doanh nghiệp. Công việc này rất cần thiết, giúp nhân viên mới làm quen và hòa hợp với các thành viên trong công ty cũng như văn hóa doanh nghiệp.
Thông qua đó, nhân viên sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho phù hợp. Việc nhân viên hòa nhập nhanh hơn thì hiệu quả công việc cũng sẽ được đẩy nhanh hơn, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Lợi ích của quy trình onboarding trong quản trị nhân sự
Một quy trình onboarding hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:
Giảm thiểu lo âu và căng thẳng cho nhân viên
Một nhân viên dù tự tin đến đâu nhưng khi gia nhập vào môi trường mới cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo lắng nhất định. Quy trình onboarding sẽ đóng vai trò nlà cầu nối, giúp họ làm quen với công việc, con người ở doanh nghiệp nhanh chóng hơn.
Tiết kiệm chi phí cho công ty
Một quy trình onboarding hoàn hảo sẽ giúp nhân viên làm quen với công việc nhanh hơn, từ đó giảm thiểu chi phí đào tạo.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc
Onboarding định hướng và tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên, xây dựng lòng tin để gắn bó lâu dài với tổ chức.
Việc tuyển dụng nhân sự đã tốn khác nhiều công sức và thời gian nên việc tạo trải nghiệm tốt nhất cho ứng viên là bước đệm để đào tạo nên những nhân viên chính thức xuất sắc, đóng góp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn cho nhà tuyển dụng 2022
Quy trình Onboarding nhân viên mới hiệu quả, chuyên nghiệp
Để xây dựng quy trình Onboarding cho nhân viên mới, bạn cần thực hiện theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Pre-Onboarding
Đây chính là giai đoạn đầu tiên ngay khi có một ứng viên nhận việc và tiến hành các thủ tục cần thiết để có thể đi làm tại công ty.
Đây là thời điểm tương đối nhạy cảm, bất kì một thông tin sai lệch hoặc hiểu nhầm nhỏ cũng có thể khiến ứng viên bất ngờ quay xe. Ngược lại, khi các ứng viên được quản lý đúng cách và được cập nhật thông tin về sự phát triển của công ty, họ sẽ cảm thấy hào hứng hơn hơn với việc gia nhập vào doanh nghiệp của bạn.
Hãy dành cho ứng viên một khoảng thời gian nhất định để họ hoàn tất quy trình nghỉ việc ở công ty cũ.
Giai đoạn 2: Orientation – Chào đón nhân viên mới
Giai đoạn 2 thường dành để chào đón những nhân viên mới bắt đầu làm việc ngày đầu tiên. Chính vì vậy họ cần được cung cấp định hướng để bắt đầu thích nghi. Hãy vẽ cho nhân sự mới bức tranh rõ ràng về tổ chức trước khi bắt đầu công việc của mình.
Tiến hành trao đổi và thảo luận với nhân viên mới kĩ hơn về các chế độ cũng nhưng quy chế của công ty như: thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách lương-thưởng.
Sau đó, hãy giới thiệu họ với đội nhóm làm việc và các phòng ban liên quan khác trong công ty. Hãy đảm bảo rằng trong ngày đầu tiên đi làm, nhân viên mới sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Giai đoạn 3: Role-Specific-Training – Đào tạo theo vai trò cụ thể
Giai đoạn 3 chính là quá trình đào tạo. Giai đoạn này quan trọng nhất trong quy trình onboarding nhân viên mới.
Nếu không được đào tạo chính thức, nhân viên sẽ không thể biết họ cần làm những gì. Từ đó tạo cảm giác không hài lòng dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao.
Việc đầu tiên của khóa đào tạo là hãy giúp nhân viên mới làm quen với hệ thống nhân sự tại công ty. Việc kết hợp các chương trình khác nhau như vừa làm vừa đào tạo kết hợp với các bài test giúp nhân sự làm quen dần với áp lực công việc.
Giai đoạn 4: Ongoing support – Trợ giúp nhân sự mới
Giai đoạn cuối cùng chính là hỗ trợ nhân viên chuyển đổi từ nhân viên thử việc sang nhân viên chính thức. Người quản lý trực tiếp nhân viên nên đặt ra những kỳ vọng rõ ràng cho các thành viên mới để họ biết mình cần phấn đấu và nỗ lực hơn như thế nào.
Sau một tháng hoặc một quý, người quản lý có thể tiến hành đánh giá hiệu suất lao động để ghi nhận những nỗ lực của họ cũng như giúp họ cải thiện hiệu suất của mình.
Xem thêm: Phiếu tiếp nhận nhân sự dành cho nhân viên thực tập – chính thức
Bí quyết giúp hoạt động chào đón nhân sự mới đạt hiệu quả cao
Đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau
Hãy chào đón nhân sự mới bằng hình hình thức khác nhau như buổi trưa mời nhân viên đi ăn để giới thiệu thành viên mới hay chuẩn bị chút đồ ăn uống để mọi người dễ dàng tương tác với nhau. Đây chính là một cách tạo ấn tượng và thiện cảm tốt cho nhân viên với.
Phổ biến quy trình đào tạo bài bản
Những kênh truyền thông nội bộ của công ty như email, group nhóm nên có sự chào đón nhân viên mới, ghi đầy đủ các thông tin cần thiết để khi gặp mặt mọi người đều có thể biết đó là ai
Với quy trình đào tạo bài bản sẽ giúp cho nhân sự bắt nhịp với công việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc bỏ ra.
Có lộ trình thăng tiến, tăng lương trong tương lai
Hãy vẽ ra một lộ trình thăng tiến trong tương lai cho nhân sự mới. Điều này sẽ giúp họ đặt ra mục tiêu rõ ràng và phát huy được trình độ chuyên môn của mình, phấn đấu nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt công việc, cống hiến nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: [DOWNLOAD] Mẫu hợp đồng THỬ VIỆC chuẩn nhất hiện nay
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Onboarding là gì? Doanh nghiệp nên tận dụng thật tốt quy trình Onboarding để có thể sở hữu được những nhân sự tài giỏi mà tiết kiệm thời gian và chi phí nhất