Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn cho nhà tuyển dụng 2023
Quy trình tuyển dụng nhân sự tại mỗi công ty đều có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản đều có các bước chính sau đây.
Mục đích của quy trình tuyển chọn nhân sự
Hiện tại, các quy trình tuyển dụng nhân sự được triển khai nhằm mục đích quan trọng nhất là đem tới nguồn nhân lực mới có kỹ năng làm việc dành cho công ty. Từ đó, tối đa hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và để đạt được mục đích này, các tổ chức sẽ cần phải có kế hoạch, chiến lược khác nhau phù hợp với mọi thời điểm. Trong đó, các bước của quy trình tuyển dụng nhân sự sẽ cần phải đạt được các mục đích gồm:
- Tìm ra nhân sự phù hợp với các vị trí tuyển dụng
- Quản lý các nguồn ứng viên tuyển dụng
- Quản lý các vị trí tuyển dụng trong công ty
- Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nội bộ
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng nhân sự dành cho doanh nghiệp
- Hợp tác với các trường đại học nhằm thu hút các nhân sự tiềm năng
Phần lớn các nhà tuyển dụng thường chỉ lấy mục tiêu là tuyển đủ số lượng mà không quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho riêng mình. Việc không chú tâm tới xây dựng thương hiệu tuyển dụng có thể ảnh hưởng tới chất lượng quy trình tuyển dụng của công ty.
Các bước cơ bản của quy trình tuyển dụng nhân sự
Bước 1: Lên kế hoạch tuyển dụng
Việc lên kế hoạch tuyển dụng là bước rất quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Nếu việc lên kế hoạch chuẩn bị càng cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì các bước tiếp theo sẽ trở nên hiệu quả bấy nhiêu. Có thể nói, việc chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng tốt sẽ là một bước chạy đà hoàn hảo cho các công đoạn còn lại của quy trình tuyển dụng nhân sự.
Đối với việc lên kế hoạch tuyển dụng, bộ phận nhân sự sẽ cần phải chuẩn bị kỹ càng từ các bước như: thời gian tuyển dụng là bao lâu, yêu cầu đặt ra cho ứng viên, thông báo tuyển dụng cần nội dung gì…. Ví dụ: Trong mục giới thiệu doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần phải cân đối nội dung của việc đăng tin sao cho tin bài của mình được diễn giải một cách ngắn gọn, hấp dẫn. Đặc biệt, các nhà tuyển dụng cũng cần phải nói những điều thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp nhằm tránh gây mất lòng tin cho ứng viên.
Ngoài ra, việc xây dựng những yêu cầu về yêu cầu năng lực cho ứng viên cũng rất quan trọng. Từ những yêu cầu công việc này, các ứng viên sẽ phải tự đánh giá được bản thân của mình có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Bước 2: Đăng tin tuyển dụng
Việc đăng tin tuyển dụng hiện nay không còn quá khó khăn, các doanh nghiệp chỉ cần tạo một thông tin tuyển dụng về các vị trí còn thiếu nhân sự. Sau đó đăng tin tuyển dụng lên trên các kênh thông tin phổ biến. Và nhờ vào những thông báo này, các ứng viên sẽ biết được đâu là vị trí phù hợp với bản thân để có cách viết CV phù hợp.
Bước 3: Sàng lọc hồ sơ ứng viên
Sau khi thông tin tuyển dụng được đưa lên các kênh thông tin, ứng viên sẽ nộp CV ứng tuyển. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ cần phải thu nhận, sàn lòng các hồ sơ phù hợp với tính chất công việc. Việc sàng lọc nhân viên sẽ được nhà tuyển dụng căn cứ vào các yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, bằng cấp…. để có thể lựa chọn được những người phù hợp.
Bước 4: Phỏng vấn sơ loại
Sau vòng sàng lọc CV cá nhân, bộ phận tuyển dụng sẽ tiến hành hẹn lịch phỏng vấn đối với những ứng viên phù hợp. Vòng này sẽ giúp cho bộ phận nhân sự có thể tiến hành xác định rõ được các thông tin của ứng viên để tiếp tục sàng lọc những người không phù hợp với yêu cầu.
Tham khảo: Việc làm tại nhà online mùa dịch: Lưu ý để tránh bẫy lừa đảo của NTD
Bước 5: Phỏng vấn chi tiết, làm kiểm tra trắc nghiệm nếu có
Trong bước này của quy trình tuyển dụng nhân lực, ứng viên có thể được gặp bộ phận quản lý chuyên môn nhằm khai thác kỹ hơn về năng lực, tiền năng của các ứng viên. Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, các nhà tuyển dụng có thể kiểm tra thêm về các kỹ năng thông qua các bài test như IQ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp….. để có thể tìm ra được những nhân sự phù hợp nhất.
Ngoài ra, các ứng viên cũng có thể được nhà tuyển dụng cung cấp một số thông tin về lương thưởng, nội quy làm việc để có thể quyết định có nhận lời mời thử việc hay không.
Bước 6: Thử việc
Bước thử việc là một trong những quá trình rất quan trọng của các bước tuyển dụng. Sau khi đã lựa chọn được những người phù hợp, các ứng viên sẽ bắt đầu với giai đoạn thử việc. Đây sẽ là giai đoạn rất quan trọng để có thể hoàn thành các bước trong quy trình tuyển dụng. Lúc này, các nhà tuyển dụng sẽ theo dõi sát sao quá trình làm việc của các ứng viên. Từ đó sẽ đưa ra được quyết định tuyển dụng cuối cùng.
Bước 7: Đưa ra quyết định tuyển dụng
Sau quá trình thử việc từ 1 – 2 tháng, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để có thể lựa chọn được những người phù hợp nhất. Lúc này, công việc cuối cùng trong quy trình tuyển dụng sẽ là ký kết hợp đồng lao động, giải đáp các thắc mắc về chế độ của doanh nghiệp để ứng viên có thể hiểu rõ nhất.
Tham khảo: TOP 7 việc làm kiếm tiền online tại nhà cho học sinh không cần vốn
Trên đây là một số bước cơ bản của quy trình tuyển dụng. Các bước trong quá trình này không quá phức tạp, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để tìm kiếm được những tài năng phù hợp nhằm không bỏ sót người phù hợp.