Thành phẩm là gì? Các phương pháp xác định giá gốc thành phẩm
Thành phẩm là yếu tố quan trọng mà bất kể doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Vậy thành phẩm là gì? Làm thể nào để tính toán được giá gốc của thành phẩm?
Khái niệm thành phẩm là gì?
Thành phẩm còn có tên tiếng Anh là Finished goods hay Finished products. Đây là những sản phẩm sau khi kết thúc quá trình chế biến, gia công của doanh nghiệp sản xuất trực tiếp hoặc thuê gia công bên ngoài. Thành phẩm khi hoàn thành để nhập kho cần đảm bảo các tiêu chuẩn về kĩ thuật cũng như chất lượng sản phẩm theo quy định.
Đặc điểm của hàng thành phẩm là gì?
Trải qua 3 giai đoạn sắp xếp theo quy trình sản xuất, chúng ta sẽ có được hàng thành phẩm:
- Nguyên liệu thô: Các doanh nghiệp sẽ mua các nguyên vật liệu ban đầu để sản xuất ra thành phẩm
- Bán thành phẩm: Sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất mà chưa hoàn thiện.
- Hàng thành phẩm: Khi hoàn tất các công đoạn cuối cùng để tạo ra một sản phẩm chất lương đủ tiêu chuẩn nhập kho
Lưu ý: sản phẩm thành phẩm ở công ty này lại có thể là nguyên liệu thô của công ty khác.
Thành phẩm và sản phẩm có những điểm khác biệt nào
Nhiều người thường nhầm lẫn thành phẩm và sản phẩm là một. Tuy nhiên, đây là hai phạm trù khác nhau, thành phẩm là một phần của sản phẩm. Để tìm hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 khái niệm này, hãy cùng theo dõi bảng sau:
Chỉ tiêu so sánh | Thành phẩm | Sản phẩm |
Giới hạn | Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất trước khi đưa ra thị trường | Là kết quả cuối cùng của việc sản xuất, cung ứng các dịch vụ tới tay của người tiêu dùng |
Phạm vi | Thành phẩm có phạm vi ở giai đoạn cuối cùng của một quy trình trong một giai đoạn sản xuất. | Phạm vi của sản phẩm gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm. |
Tính toán hàng tồn kho thành phẩm có tầm quan trọng như thế nào?
Giúp kế toán xác định rõ lợi nhuận gộp, tài sản lưu động của doanh nghiệp
Việc kiểm đếm hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giúp tính toán một cách chính xác nhất ngân sách tài chính doanh nghiệp và ngân sách hoạt động cho tương lai của công ty đó.
Giảm thiểu nguyên liệu thừa
Khi biết chính xác lượng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giúp bạn cân đối việc nhập nguyên liệu đầu vào, điều chỉnh mức dự trữ và giảm thiểu hàng tồn kho một cách thông minh hơn. Điều đó giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí lưu trữ và giải phóng tiền mặt.
Thúc đẩy hiệu quả sản xuất
Việc theo dõi chặt chẽ chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công góp phần điều chỉnh quy trình tự động hóa và quản lý hàng tồn kho một cách khoa học hơn.
Xem thêm: Chi phí khấu hao là gì? Cách tính chi phí khấu hao tài sản cố định
Cách thức tính toán giá gốc của thành phẩm?
Làm thế nào để ghi sổ kế toán của thành phẩm
Nguyên tắc cơ bản là kế toán phải đảm bảo giá trị của thành phẩm phải được ghi nhận dựa trên giá trị thực tế. Trong trường hợp giá trị thuần của thành phẩm có thể thấp hơn giá gốc mà vẫn thực hiện được. Khi đó giá trị của thành phẩm phải phản ánh dựa trên giá trị thuần và phải đảm bảo có thể thực hiện được.
Tuy nhiên trên thực tế, quá trình xuất nhập thành phẩm trong doanh nghiệp thường có nhiều biến động lớn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép vào sổ chi tiết thành phần.
Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì? Nội dung của các loại chứng từ kế toán
Đánh giá thành phẩm nhập kho
Để tính giá gốc của thành phẩm nhập kho, có thể tính theo công thức sau:
Thành phẩm thuê ngoài chế biến = Chi phí chế biến + Chi phí liên quan trực tiếp đến công việc chế biến
Đánh giá thành phẩm xuất kho
Hiện nay có 4 phương pháp đánh giá thành phẩm xuất kho phổ biến:
- Nhập trước, xuất trước
- Bình quân gia quyền
- Nhập sau, xuất trước
- Tính theo giá đích danh
Để tính giá gốc của thành phẩm xuất kho, bạn có thể dựa theo công thức sau:
Giá gốc = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Trong đó: đơn giá bình quân quyền được tính sau sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dữ trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
Hoặc
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dữ trữ = Số thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Số thành phẩm nhập trong kỳ
Xem thêm: Giá gốc là gì? Nguyên tắc khi ghi nhận giá gốc cần nắm rõ
Cách thức quản lý kho thành phẩm cho doanh nghiệp
Quản lý xuất kho
Khi tiến hàng xuất sản phẩm ra khỏi kho, kế toán kho sẽ phải kiểm tra số lượng để có thể đảm bảo đủ thành phẩm theo yêu cầu xuất.
Sau đó nhân viên thủ kho sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất sẽ dựa trên thông tin đơn hàng và được chuyển đến thủ kho sau khi hoàn thành lập phiếu. Thủ kho sẽ thực hiện xuất kho theo đúng số liệu trong phiếu xuất do kế toán lập.
Quản lý nhập kho
Khi có yêu cầu nhập kho thành phẩm, thủ kho cần kiểm tra lại số lượng và kí xác nhận vào phiếu giao nhận. Sau đó sẽ lập phiếu nhập kho và cập nhật dữ liệu để theo dõi được chính xác số lượng thành phẩm được lưu trữ trong kho.
Xem thêm: Mẫu phiếu nhập kho CHUẨN nhất theo Thông tư 133 và 200
Quản lý chuyển kho thành phẩm
Trong những trường hợp cần luân chuyển thành phẩm giữa các khi với nhau, cần làm đề xuất lên cấp trên để được xác nhận. Sau đó tiến hành lập phiếu chuyển kho thành phẩm. Đồng thời cập nhật dữ liệu xuất kho, nhập kho mới nhất lên phần mềm chung của doanh nghiệp để tiện cho việc quản lý
Trên đây là những thông tin tổng hợp về định nghĩa thành phẩm là gì? Quy trình để quản lý kho thành phẩm một cách khoa học và chính xác. Hi vọng bạn sẽ vận dụng thêm được các kiến thức trên đây vào công việc thực tế đang làm nhé!