Chi phí khấu hao là gì? Cách tính chi phí khấu hao tài sản cố định
Khấu hao là gì? Có những phương pháp tính chi phí khấu hao nào theo chuẩn mực kế toán. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau
Chi Phí Khấu hao là gì?
Khấu hao là hoạt động định giá, tính toán, phân bổ các giá trị tài sản sau một thời gian sử dụng một cách có hệ thống.
Đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp, khấu hao sẽ được tính toán vào các chi phí vận hành của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định khi sử dụng các vật tư, tài sản khác nhau.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định hoạt hoạt động giảm dần về giá trị sử dụng của một số vật tư nhất định có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến khấu hao TSCĐ có thể kể đến việc hao mòn tự nhiên, tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho vật tư sẵn có của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất trở nên lỗi thời.
Một số sản phẩm sẽ thường được tính vào khấu hao gồm: máy móc, nội thất, thiết bị văn phòng……
Xem thêm: Tài sản thuần là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản thuần
Các loại chi phí khấu hao là gì?
Hiện nay, theo các chuẩn mực kế toán thì có 2 loại chi phí khấu hao phổ biến gồm
Khấu hao tài sản cố định hữu hình
Tài sản hữu hình hiểu đơn giản là những vật tư có thể cầm nắm, được sử dụng một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số loại vật tư tài sản cố định hữu hình có thể kể đến: máy móc phục vụ sản xuất, trang thiết bị văn phòng, xe cộ phục vụ mục đích đi lạo…..
Khấu hao tài sản cố định vô hình
Các dạng tài sản cố định vô hình là những loại mà công nhân không thể cầm nắm nhưng vẫn thuộc về một cá nhân, tổ chức bất kỳ nào đó. Những dạng TSCĐ vô hình có thể kể tới: các loại giấy phép kinh doanh, chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế…..
Trong 1 giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí khấu hao dành cho tài sản cố định vô hình sẽ được quyết toán dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ tài sản đó.
Ý nghĩa của khấu hao là gì
Về kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, khấu hao sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý tài sản. Vì thế nếu muốn quản lý hoạt động tài chính hiệu quả, bộ phận kế toán tổng hợp sẽ cần phải thông qua các phương pháp tính toán khấu hao dựa theo chuẩn mực kế toán để phản ánh giá trị chính xác của sản phẩm. Ngoài ra, chi phí khấu hao thường được tính vào chi phí vận hành hoạt động kinh doanh. Vì thế việc này sẽ làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về tài chính
Khấu hao là biểu hiện bằng tiền của một phần hao mòn của giá trị tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, tiền khấu hao cũng trở thành một yếu tố để cấu thành nên giá chính xác của sản phẩm khi được tiêu thụ ra ngoài thị trường. Sau khi bán hàng, phần tiền này sẽ được doanh nghiệp giữ lại để trích lập quỹ khấu hao cho công ty.
Các cách tính chi phí khấu hao phổ biến hiện nay
Theo đường thẳng
Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là một phương thức nhằm tính toán mức hao mòn trong suốt thời gian sử dụng. Công thức để tính khấu hao theo đường thẳng như sau:
Chi phí khấu hao hàng năm = Giá TSCĐ/ thời gian khấu hao
Trong đó:
- Nguyên giá tài sản cố định: Giá ghi trên hóa đơn mua hàng
- Thời gian khấu hao: Tuổi thọ kỹ thuật trung bình của tài sản cố định
- Mức trích khấu hao trung bình phải bằng số khấu hao phải trích cả năm /12 tháng.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp có mua mới một vật tư cố định nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với giá khi trên hóa đơn mua hàng là 119 triệu. Trong đó: phí vận chuyển 3 triệu, phí lắp đặt 3 triệu, chiết khấu 5 triệu.
Tài sản có tuổi thọ tối đa là 12 năm, thời gian trích khấu hao dự kiện là 10 tháng. Vì thế, cách tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được tính như sau:
- Nguyên giá TSCĐ = 119 + 5 + 3 + 3 =120 triệu
- Trích khấu hao trinh bình năm: 120/10= 12 triệu/ năm
- Trích khấu hao trung bình tháng: 12/12 = 1 triệu/ tháng
Theo khối lượng sản phẩm
Để tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định, chúng ta áp dụng công thức sau:
Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/ thời gian trích khấu hao
Trong đó:
Nếu nguyên giá hoặc thời gian trích khấu hao có thay đổi thì sẽ tính lại chi phí theo công thức như sau:
Chi phí khấu hao còn lại = Giá trị tài sản cố định còn lại/ Thời gian trích khấu hao còn lại
Theo số dư giảm dần
Để tính khấu hao theo số dư giảm dần, chúng ta cần áp dụng công thức tính như sau:
Trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
- Tỷ lệ khấu hao nhanh = Khấu hao TSCĐ theo đường thẳng X hệ số điều chỉnh
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng = (1/thời gian trích khấu hao của TSCĐ)x100
Để xác định hệ số điều chỉnh theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định sẽ được tính toán như sau:
- Thời gian trích khấu hao đến 4 năm: 1.5
- Thời gian trích khấu hao từ 4 đến 6 năm: 2.0
- Thời gian trích khấu hao trên 6 năm: 2.5
Xem thêm: Công nợ là gì? Cách lập biên bản đối chiếu hiệu quả cho kế toán
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm xuất trong tháng X mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
Trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ/ sản lượng sản xuất ra theo công xuất thiết kế
Bài viết trên đã giải thích rõ khấu hao là gì cũng như những điều cần biết về khấu hao. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn và tránh nhầm lẫn với các khái niệm tương tự trong hoạt động kế toán doanh nghiệp.