Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có trụ sở tại đường Phạm Văn Đồng – Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. Là một ngôi trường với cơ sở vật chất đầy đủ, cùng đội ngũ giáo viên tiềm năng thì nhu cầu tuyển sinh, cơ hội việc làm của sinh viên trường ra sao, hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Thuở sơ khai của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là Trường Trung cấp Thương nghiệp Hà Nội, được thành lập ngày 09/4/1965 theo Quyết định số 1680/QĐ-TCDC. Ngày 13/5/1993 UBND thành phố Hà Nội quyết định đổi tên Trường thành Trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội. Trường được nâng cấp và mang tên như ngày nay từ ngày 01/9/2008 theo Quyết định số 5689/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.  Trường có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn ở các lĩnh vực thương mại và du lịch. 

Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có tổng diện tích 16.149.6 m2. Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở vật chất của Nhà trường đã không ngừng được hoàn thiện, quy mô và hiện đại hơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nhà trường.

Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm - Ảnh 1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

Hệ thống giảng đường, phòng học

Hiện nay, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội dành tòa A1- 5 tầng là khu làm việc của Ban giám hiệu, các Khoa, Phòng ban chức năng. Hệ thống giảng đường nhà A2, A4, B1 với 45 phòng học lý thuyết được xây dựng trên diện tích 7.412 m2  đều được trang bị máy chiếu, 2 phòng học có điều hòa nhiệt độ, 11 phòng có sử dụng hệ thống âm thanh hỗ trợ dạy học phù hợp với những môn học đặc thù.

Phòng học thực hành 14 phòng với tổng diện tích sử dụng 5.095.m2. Các phòng thực hành được trang bị đầy đủ trang thiết bị thực hành, thực tập và mô phỏng thực tế cho học sinh, sinh viên theo các chuyên nghành đào tạo đặc thù như phòng thực hành Lễ tân, phòng thực hành Buồng, phòng thực hành Bếp, phòng  học Ngoại ngữ LAB…

Ngoài giảng đường học lý thuyết, phòng học thực hành, Nhà trường còn xây dựng  Hội trường có diện tích 200m2 – nơi giảng viên và học sinh, sinh viên tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện của Nhà  trường. Trung tâm Thư viện 400m2 được trang bị hàng nghìn đầu sách, hệ thống đèn chiếu sáng và bàn ghế sạch đẹp đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sinh viên tra cứu tài liệu. Nhà thi đấu đa năng tổng diện tích 712 m2 với phân khu bóng bàn, cầu lông… Đây là nơi giảng dạy và học môn Giáo dục thể chất và cũng là nơi diễn ra các cuộc thi đấu thể dục thể thao của Nhà trường. Khu vận động ngoài trời rộng 4500m2, 01 phòng Y tế học đường với diện tích 40 m2.

Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm - Ảnh 2
Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội

Khu Ký túc xá

Đặc biệt, Nhà trường có lợi thế hơn so với các cơ sở đào tạo khác tại Thủ đô là có khu Ký túc xá với diện tích 2261m2. Với 45 phòng lưu trú rộng rãi và thoáng mát, 01 Bếp ăn và khuôn viên cây xanh dành cho học sinh, sinh viên lưu trú tại Ký túc xá vui chơi, sinh hoạt tập thể ngay tại khu nội trú.

Nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập mà còn đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể chất cũng như nơi ăn ở, vui chơi của các em học sinh viên theo học tại trường.

Chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là cơ sở đào tạo đa ngành, đa hệ, liên thông giữa các bậc học; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn; có sức khỏe, đạo đức, có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu xã hội, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.

Với 3 tiêu chí, giảng dạy và hướng đến của đội ngũ nhà giáo và cán bộ nhà trường: TÂM – TÂN – CHẤT

  • Sức mạnh lớn lao của nhà trường: Bồi dưỡng, đào tạo, nghiên cứu và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
  • Mô hình đào tạo: Kết nối chặt chẽ giữa: Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Người Học. Đảm bảo cho sinh viên có cơ hội tìm được việc làm phù hợp ngay khi vừa tốt nghiệp.
  • Định hướng, kiến tạo tương lai cho sinh viên: Thái độ – Kiến thức – Kỹ năng – Thu nhập cao.
Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm - Ảnh 3
Cán bộ, đội ngũ trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội

Xem thêm: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội Việc làm

Thông tin tuyển sinh của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội 2022

Dưới đây là thông tin tuyển sinh cũng như tiêu chí tuyển sinh của nhà trường:

Ngành đào tạo Mã ngành Tiêu chí xét tuyển Lệ phí xét tuyển
I. TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG  
Quản trị khách sạn 6810201 Tốt nghiệp THPT

(Áp dụng với tất cả các ngành trong Tuyển sinh hệ cao đẳng)

 

 

30.000 vnđ/hồ sơ

(Áp dụng với tất cả các ngành trong Tuyển sinh hệ cao đẳng)

 

 

Kỹ thuật chế biến món ăn 6810207
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 6810101
Kế toán 6340301
Quản trị kinh doanh 6340404
Tiếng Anh 6220206
Kinh doanh thương mại 6340101
Thương mại điện tử 6340122
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 6810205
II. TUYỂN SINH HỆ TRUNG CẤP  
Kỹ thuật chế biến món ăn 5810207 Tốt nghiệp THPT

(Áp dụng với tất cả các ngành trong Tuyển sinh hệ Trung cấp)

30.000 vnđ/hồ sơ

(Áp dụng với tất cả các ngành trong tuyển sinh hệ Trung cấp)

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn 5810205
Quản trị khách sạn 5810201
Hướng dẫn du lịch 5810103
III. TUYỂN SINH HỆ 9+ (Hệ song song 2 chương trình THPT và Trung cấp)  
Kỹ thuật chế biến món ăn 5810207 Tốt nghiệp THCS

(Áp dụng với tất cả các ngành trong Tuyển sinh hệ 9+)

100.000 vnđ / hồ sơ

(Áp dụng với tất cả các ngành trong Tuyển sinh hệ 9+)

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn 5810205
Quản trị khách sạn 5810201
Hướng dẫn du lịch 5810103

Hồ sơ xét tuyển vào cao đăng thương mại và du lịch Hà Nội cần gì? 

1.Hệ Cao đẳng và Trung cấp

+ 01 phiếu đăng ký xét tuyển 

+ 01 bản công chứng học bạ THPT, bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy CNTN tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022

+ 02 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận

+ Thời gian nhận hồ sơ: từ 01/03/2022 đến 30/12/2022)

2.Hệ 9+ (Hệ song song 2 chương trình THPT và Trung cấp)

+ 01 Phiếu đăng ký học, 01 Đơn xin vào lớp 10

  (Tải trên trang https://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/)

+ Bản sao công chứng (mỗi loại 01 bản): Học bạ THCS, bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy CNTN tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022

+ Thời gian nhận hồ sơ: từ 01/05/2022 đến 31/07/2022)

+ 02 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận

Phương thức đăng ký xét tuyển vào trường cho sinh viên

Thí sinh chọn 1 trong 2 phương án sau:

+ Đăng ký xét tuyển trực tuyến qua web: tuyen-sinh.hcct.edu.vn

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường, hoặc gửi hồ sơ ĐKXT qua bưu điện

Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ hệ cao đăng, trung cấp 2022 của trường 

Sau khi đăng ký học thành công thí sinh hoàn thiện hồ sơ xét tuyển như sau:

Hệ Cao đẳng và Trung cấp

– Hồ sơ xét tuyển:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển .

+ 01 Bản phô tô công chứng học bạ, bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy CNTN tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022.

+ 02 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận.

+ Lệ phí xét tuyển: 30.000 VNĐ.

– Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/03/2022 đến 30/12/2022

Tuyển sinh Hệ 9+ (Hệ song song 2 chương trình THPT và Trung cấp)

– Hồ sơ xét tuyển:

+ Phiếu đăng ký học

+ Bản sao công chứng: Học bạ THCS, bằng tốt nghiệp THCS giấy CNTN tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022.

+ Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ.

– Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/5/2022 đến ngày 31/7/2022.

Địa điểm thu hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội: đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: 024.3764.1121; 024.3792.1179; Hotline: 086.884.1179.

Lí do nên lựa chọn trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội?

  • Là một trường Công lập có hơn 50 năm trưởng thành và phát triển với nhiều thế hệ HSSV đã từng học tập tại trường.
  • Trường CĐTM và DL Hà Nội là trong top 10 trường Cao Đẳng Tại Hà Nội có chất lượng giảng dạy tốt, sinh viên ra trường có khả năng làm việc nắm bắt thực tế tốt.
  • Trường có nhiều giảng viên có chuyên môn vững vàng, đều là những thạc sĩ, tiến sĩ. Có kinh nghiệm thực tế và nhiệt huyết.
  • Trường nằm ở vị trí trung tâm quận Cầu Giấy, tại Km9 đường Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy – Hà Nội, nơi tiếp giáp với các trường đại học lớn như trường ĐHQG, ĐH Thương Mại, ĐH Sư Phạm… 
  • Là một trường công lập nên hiện nay mức học phí của trường tương đối thấp, bên cạnh đó trường có kí túc xá ngay sau trường đáp ứng nhu cầu chỗ ở của HSSV.
  • Trường có trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, có khả đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp khi tuyển dụng.
  • Trường có nhiều hoạt động ngoại khóa, góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội
  • Có hệ trung cấp chuyên nghiệp liên thông lên cao đẳng, đại học
  • Được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp
  • Trường có truyền thống mạnh về các chuyên ngành có nhu cầu sử dụng lao động cao trong và ngoài nước.
Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm - Ảnh 4
Sinh viên trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội

Xem thêm: Ngành du lịch học trường nào? Top các trường đào tạo uy tín

Học trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ra làm gì? 

Quản lý du lịch

Trái ngược với hướng dẫn viên du lịch, những người quản lý du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ… Bên cạnh đó họ cũng chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các đợt quảng bá du lịch, đến nhiều nơi để tham quan, khảo sát, học hỏi, áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy những nhà quản lý du lịch thường có mối quan hệ rộng, am hiểu và có kỹ năng giao tiếp tốt. Có thể nói đây là công việc của những người có năng lực quản lý và hiểu biết sâu rộng về du lịch. 

Với các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch (ví dụ như Quản lý nhà hàng, khách sạn…), ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo nhân viên và các bộ phận dưới quyền. 

Điều hành du lịch

Nhiệm vụ chính của những người điều hành du lịch (ví dụ Điều hành tour,…) là phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời nhận và giải quyết những khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc. Bên cạnh đó họ còn có nhiệm vụ điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách. 

Mặc dù người điều hành du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng thoải mái nhưng hay phải chịu áp lực khá lớn với lượng thông tin khổng lồ đổ về từ các tour, đặc biệt là trong mùa cao điểm du lịch.

Nhân viên marketing du lịch

Nhân viên marketing du lịch là những người đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách cũng như những gì doanh nghiệp mình đã làm và cần làm để có hướng phát triển phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. 

Nhân viên kinh doanh

Ngoài ra, việc được đào tạo cùng với các kiến thức thương mại thì sinh viên ra trường có thể có nhiều sự lựa chọn hơn về các công việc ngành nghề kinh tế như nhân viên kinh doanh, sale,…

Xem thêm: Kinh doanh du lịch là gì? Và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Mức lương ra trường của sinh viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội?

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, với tốc độ tăng trưởng liên tục của ngành du lịch như hiện nay tại Việt Nam thì nước ta cần có ít nhất khoảng 870.000 lao động đạt chất lượng. Với mức thu nhập bình quân của ngành du lịch ngày nay dao động từ 6 triệu – 10 triệu/tháng gấp 2-3 lần so với các ngành nghề khác.

Từ nhiều thống kê gần đây thì mức lương của nhân viên ngành quản trị lữ hành sẽ dao động trong khoảng 10 triệu – 30 triệu. Đặc biệt nếu sinh viên khi học được đào tạo tiếng Anh tốt, sau khi ra trường có thể làm việc tại công ty nước ngoài thì mức thu nhập nhận được khoảng 55 triệu đồng/tháng.

Còn với mức lương của người ra trường học ngành quản trị kinh doanh, kinh tế thương mại dao động trong khoảng từ 7 đến 15 triệu đồng một tháng tùy vào vị trí công việc. Phổ lương của ngành học này khá rộng và mức trung bình rơi vào khoảng 8,5 triệu đồng một tháng.

Xem thêm: Mô tả công việc và mức lương hướng dẫn viên du lịch hiện nay

Trên đây là thông tin mà chúng tôi tổng hợp lại được. Hi vọng bạn đọc sẽ có một cái nhìn tổng quát, toàn diện và có được định hướng cũng như lựa chọn của riêng mình trước kì tuyển sinh sắp tới.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.