FMCG là gì? Vị trí việc làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
Khái niệm FMCG là gì? Hãy cùng tìm hiểu về ngành hàng tiêu dùng nhanh và những vị trí việc làm trong lĩnh vực này qua bài viết dưới đây.
FMCG là gì?
FMCG là dạng viết tắt của thuật ngữ Fast Moving Consumer Goods – ngành hàng tiêu dùng nhanh. Những công ty FMCG hiện chủ yếu sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: bàn chải đánh răng, đồ ăn uống hàng ngày, các sản phẩm làm đẹp phổ thông….
Hiện nay, những thương hiệu của ngành FMCG là gì hiện nay không còn quá xa là với người tiêu dùng. Một số cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới cũng như Việt Nam như: Unilever, P&G Việt Nam, Vinamilk, Coca cola…
Sự phát triển nổi trội khiến các doanh nghiệp này luôn được rất nhiều ứng viên quan tâm và tham gia tuyển dụng.
Tại sao nên làm việc trong các công ty FMCG
Ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện nay luôn cung cấp một số lượng hàng hóa lớn với chi phí vừa phải dành cho đại đa số người dùng. Kể cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh thì các công ty thuộc khối ngành này vẫn luôn phát triển. Chính vì cung cầu rất lớn nên cơ hội việc làm FMCG vẫn luôn mở rộng dành cho các ứng viên có năng lực.
Bên cạnh đó, các công ty FMCG đều có môi trường làm việc chuyên nghiệp. Do đó, những nhân sự làm việc tại đây được nhận những chế độ, quyền lợi hấp dẫn. Tới đây, hẳn là bạn đã hiểu lợi ích khi ứng tuyển FMCG là gì rồi đúng không nào.
Những vị trí phổ biến trong ngành FMCG là gì?
Health and Safety Manager (Quản lý an toàn sức khỏe)
các nhân viên quản lý sức khỏe an toàn sẽ cần phải kiểm tra các vấn đề khác nhau về chất lượng của sản phẩm theo những tiêu chí rất cao mà doanh nghiệp đưa ra.
Bên cạnh đó, những ứng viên làm công việc này cũng thường xuyên phải thiết kế các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân sự mới cho các doanh nghiệp.
Thu nhập trung bình của HSE Manager: 10 – 33 triệu/ tháng.
Sales manager (Quản lý kinh doanh)
Cũng giống với các vị trí quản lý kinh doanh ở những ngành khác. Đối với người làm sale manager của ngành sản phẩm tiêu dùng nhanh. Bạn cần phải luôn học hỏi, sáng tạo để bắt kịp với xu thế của thị trường để tiếp cận được đúng với tập khách hàng tiềm năng mà sản phẩm hướng tới.
Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh cũng là người phải lên ý tưởng, kế hoạch kinh doanh nhằm tối đa hóa việc tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thu nhập trung bình: 26 – 38 triệu/ tháng.
XEM THÊM: Lương trưởng phòng kinh doanh đạt mức cao nhất lên tới 80 triệu/tháng
Stock Control Manager (Quản lý cổ tức)
Các quản lý cổ tức của công ty FMCG sẽ chịu trách nhiệm gì? Được biết, nhiệm vụ của họ bao gồm:
- điều tiết, phân phối cổ tức cho các thành viên trong doanh nghiệp;
- thường xuyên update quy trình;
- kiểm soát xu hướng giá của cổ phiếu;
- tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp những biện pháp quản lý kịp thời.
Thu nhập trung bình: 23.000 USD/tháng
XEM THÊM: Phân tích chứng khoán là gì? Những thông tin cần nắm rõ
Procurement Analyst (Phân tích quy trình)
Công việc phân tích quy trình đòi hỏi các ứng viên cần có sự hiểu biết chính xác về quy trình sản xuất của các doanh nghiệp FMCG như:
- quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm,
- quy trình kiểm tra nguyên liệu đầu vào,
- quy trình phân phối hàng hóa tới các cơ sở cung ứng khác nhau.
Từ đó, các Procurement Analyst sẽ phải có được bản đánh giá khác nhau thông qua những chia sẻ về số liệu nội bộ từ các phòng ban. Bản đánh giá cuối cùng sẽ được chuyển lên ban giám đốc để có thể đưa ra những đề xuất mới nhất, nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu nhập trung bình: 45.000 USD/tháng
Head of Sourcing (Kiểm soát nguồn lực)
Các trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực sẽ lên kế hoạch để cân đối nguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng của công việc cũng như hiệu quả kinh doanh đã được đề ra từ trước.
Trong đó, những người quản lý nguồn lực chủ yếu sẽ phải tạo được lợi thế về nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường dành cho doanh nghiệp FMCG.
Thu nhập trung bình: 3.000 – 5.000 USD
Kỹ năng cần có của người làm trong ngành FMCG là gì?
Khả năng sáng tạo
Để có thể tồn tại và phát triển trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các nhân sự bắt buộc phải sáng tạo không ngừng, nhất là đối với những vị trí có liên quan đến marketing.
Lĩnh vực FMCG luôn cần có sự thay đổi. Các thương hiệu luôn đẩy mạnh những chiến dịch quảng cáo – truyền thông nhằm đưa sản phẩm của mình tới với nhiều khách hàng nhất có thể. Vì thế, nếu không có khả năng sáng tạo tốt, chính bạn sẽ tự đưa mình đứng ngoài những thử thách của ngành nghề này.
Khả năng thích ứng, học hỏi nhanh
Khác với những nhân viên văn phòng khác, việc làm ngành hàng tiêu dùng nhanh đòi hỏi nhân sự cần phải liên tục thay đổi, thích ứng với các xu hướng khác nhau, mà vẫn đảm bảo chỉ số KPI, cũng như đáp ứng đúng slogan: Khách hàng là thượng đế.
Ngoài ra, những nhân sự trong lĩnh vực FMCG thường sẽ không làm việc ở một vị trí quá lâu. Bạn sẽ luôn được luân chuyển để có thêm nhiều thử thách mới trong công việc. Và bạn sẽ chỉ làm tốt nếu như có thể nắm bắt được lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ những ngày đầu làm việc.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách viết CV xin việc ấn tượng cho mọi ngành nghề
Tầm nhìn kinh doanh nhạy bén
Với các nhân viên kinh doanh cũng như các sales manager, bạn cần phải:
- tích lũy được tư duy kinh doanh nhạy bén
- nắm chắc những thông tin về sản phẩm, thương hiệu
- có kỹ năng giao tiếp
- làm cầu nối vững chắc giữa thương hiệu và người tiêu dùng
- có kỹ năng xử lý tình huống tốt, giải đáp thắc mắc của khách hàng
Từ đó làm tăng hơn nữa niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp.
Nên chọn khối nào để làm việc?
Branding
Với khối branding trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các ứng viên sẽ chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu, đưa ra những ý tưởng marketing nhằm lưu giữ hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Distribution
Trong bộ phận phân phối, các ứng viên thực hiện nhiệm vụ bán hàng, phân phối hàng hóa tới các đại lý cơ sở khác nhau.
Trade Marketing
Bộ phận trade marketing sẽ cùng lúc đảm nhận nhiệm vụ của khối Thương hiệu và khối phân phối hàng hóa. Các nhân viên trade marketing sẽ thực hiện những nhiệm vụ nhằm tác động lên nhà phân phối, người tiêu dùng nhằm bán được nhiều sản phẩm nhất có thể.
Xem thêm: Digital marketing là gì? Kỹ năng dành cho tiếp thị số mới vào nghề
Những yếu tố tác động đến doanh thu ngành FMCG là gì?
Bao bì, mẫu mã
Đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh, mẫu mã bên ngoài là rất quan trọng. Bao bì của các sản phẩm không chỉ thu hút người tiêu dùng mà còn giúp cho việc bảo quản chất lượng sản phẩm được lâu nhất có thể.
Giá thành
Mặc dù lợi nhuận của các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh không lớn. Nhưng nếu như được tiêu thụ với số lượng lớn thì sẽ tạo ra doanh thu rất khổng lồ. Vì thế, những sales manager thường luôn gặp phải áp lực trong việc bán được số lượng sản phẩm rất lớn tới người tiêu dùng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về FMCG là gì. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức chính xác cho sự lựa chọn tìm việc làm của riêng mình trong ngành nghề rất nhiều thử thách này.