4 câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin việc cực thông minh bạn phải biết
Ứng viên có kinh nghiệm nhiều hay ít, làm việc lâu năm hay mới ra trường đều nên nắm những rõ cách trả lời phỏng vấn xin việc này. Đảm bảo đi đánh đâu trúng đó, không trượt được phát nào.
Nhận được lời mời phỏng vấn chính thức từ phía công ty, doanh nghiệp tức là CV của bạn đã nhận được sự chú ý, lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng đây mới là bước then chốt quyết định việc bạn có được nhận vào làm hay không. Nhiều ứng viên với cách trả lời phỏng vấn xin việc lúng túng, thiếu tự tin, kém thông minh đã phá vỡ mọi công sức mà bản CV tạo ra trước đó. Đừng nghĩ rằng bạn có kinh nghiệm thì sẽ suôn sẻ vượt qua mọi cuộc phỏng vấn, thực tế là trường hợp ứng viên có năng lực và làm việc nhiều năm bị rối, lúng túng khi là vẫn có thể xảy ra. Vậy nên bất cứ ai đang sắp bước vào 1 cuộc phỏng vấn, hãy đọc qua những câu hỏi thường gặp dưới đây để chuẩn bị được câu trả lời chuẩn, phong thái tự tin nhất. Chắc chắn bạn sẽ nhận được thiện cảm và lòng tin của người tuyển dụng.
1. Giới thiệu về bản thân
Bước đầu tiên để tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn bạn chính là phần giới thiệu bản thân. Dù nó là câu cơ bản mà ai cũng biết là sẽ hỏi nhưng đừng nên coi thường, hãy thực sự đầu tư vào bằng cách thể hiện bản thân sao ấn tượng nhất có thể. Theo trình tự, sau khi trình bày xong về tên tuổi, ngành học, chuyên môn, bằng cấp, tóm tắt quá trình làm việc, kinh nghiệm, sở trường sở đoản… bạn cần nói thêm về hiệu suất công việc, những thành tựu đã đạt được trong quá khứ… Tạo 1 background tốt để nhà tuyển dụng đánh giá và khiến họ nhìn ra rằng bạn là 1 trong những ứng viên tốt nhất mà họ không nên bỏ lỡ. Lưu ý rằng phần giới thiệu bản thân không quá dài dòng và làm mất thời gian cuộc phỏng vấn. Tất cả chỉ nên gói gọn từ 2 – 3 phút, nói ngắn gọn, rõ ràng, súc tích nhưng phải đầy đủ thông tin, tránh rề rà, liên miên gây mất hứng thú với người phỏng vấn bạn. Nhiều công ty cũng quan tâm đến tình trạng hôn nhân của ứng viên nên bạn có thể bổ sung thêm thông tin này.
Để có một cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả, hãy tập nói về bản thân trước gương nhiều lần cho trôi chảy, vì đây là câu hỏi bất di bất dịch nên cứ rèn luyện nhiều vào nhé!
2. Nói cho chúng tôi biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Muốn trả lời câu hỏi này, bạn phải nhìn nhận được rằng bản thân mình muốn gì và mục đích cuối cùng trong sự nghiệp bạn muốn hướng tới. Câu này không khó nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi khá ngớ ngẩn khi trả lời. Không dại dột trả lời một cách thật thà về các mục tiêu xa vời và không chút liên quan gì đến vị trị bạn đang ứng tuyển ở công ty, hãy cho họ biết công việc ở đây thật sự phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn và luôn sẵn sàng cống hiến, gắn bó lâu dài. Qua cách trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được giữa ứng viên và công ty có thực sự phù hợp và chung hướng đi hay không.
3. Lý do vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
Đây là câu hỏi thường gặp và khá quan trọng nên bạn phải có cách trả lời phỏng vấn xin việc phù hợp và linh hoạt với từng hoàn cảnh. Khi hỏi ra câu này, nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn đã tìm hiểu được bao nhiêu về công ty, về vị trí muốn làm từ đó đánh giá được tính cẩn thận, tí mỉ và có đầu tư của bạn trong lần xin việc này. Thế nên hãy tự tin thể hiện rằng mình yêu thích và phù hợp hơn ai hết khi trở thành nhân viên của công ty bằng cách:
– Đề cập về kinh nghiệm từng bạn đã làm ở một vị trí tương đương
– Thể hiện sự cầu tiến, niềm đam mê khi chinh phục công việc
– Khẳng định bản thân là người có năng lực phù hợp với vị trí ứng tuyển
“Đây là công việc phù hợp với sở thích, sở trường và kinh nghiệm học tập, làm việc trong suốt nhiều năm của tôi. Tôi muốn tạo dựng sự nghiệp và gắn bó lâu dài với công việc này” là câu trả lời đủ thông minh và khiêm tốn, khiến bạn tăng điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu rơi vào trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm hoạt động cùng lĩnh vực, hãy trả lời uyển chuyển rằng bạn yêu những điều mới lạ, có khả năng thích ứng cao và sẵn sàng chấp nhận thử thách để hoàn thiện bản thân. Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ không bỏ qua đến ứng viên có hứng thú với công ty cũng như mong muốn được cống hiến hết mình như bạn.
4. Điểm mạnh và điểm yếu theo đánh giá của bạn
Đây là câu hỏi thường gặp nhưng thực chất lại mang ý nghĩa đánh lừa và kiểm tra sự nhanh nhạy của ứng viên khi trả lời
Khi trả lời điểm mạnh, bạn nên thể hiện mình đang có những tố chất mà công việc này đang cần. Nếu vị trí bạn ứng tuyển là nhân viên marketing, hãy cho họ biết bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén với thị trường và tâm lý khách hàng, giỏi thuyết trình và biết thuyết phục, năng lực sáng tạo cao… Bên cạnh đó, có thể bố sung những ưu điểm dựa trên tính cách cá nhân như có tính kỉ luật, nguyên tắc, trung thực và chăm chỉ, chịu được áp lực trong công việc. Nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến khả năng hòa đồng với tập thể, tinh thần làm việc nhóm, sự tập trung cao độ cho công việc nên hãy cho họ thấy bản thân bạn có những tố chất đó.
Còn với câu hỏi về điểm yếu. Hãy dành 3-5 giây suy nghĩ trước khi đưa câu trả lời chứ không đi thẳng vào vấn đề như thể bạn muốn khoe ra sở đoản của mình vậy. Nói 1 vài điểm yếu cho nhà tuyển dụng biết cũng không có vấn đề gì, nhưng chắc chắn đó phải là những điều không quá ảnh hưởng đến công việc như “hơi thẳng thắn và nóng tính…” và hứa hẹn rằng bạn vẫn đang sửa chữa, khắc phục tính cách để hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, 1 ứng viên thông minh là phải biết biến câu trả lời về điểm yếu thành điểm mạnh, ví dụ như thừa nhận bản thân “quá cầu toàn trong công việc nên nhiều khi dễ bị stress và tự tạo áp lực cho mình”… Với cách trả lời phỏng vấn xin việc này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự hài lòng trong mắt nhà tuyển dụng.
Kết
Một khi đã tìm được công ty phù hợp với năng lực, tầm nhìn, hãy cố gắng nắm bắt những cơ hội để làm nổi bật bản thân, khiến mình thu hút hơn các đối thủ còn lại và làm cho người phỏng vấn đánh giá rằng họ không thể bỏ qua 1 nhân viên tốt như bạn. Để đạt được kết quả tốt khi xin việc, hãy học hỏi những cách trả lời phỏng vấn xin việc thông minh đã nói ở trên. Chúc bạn sớm tìm thấy công việc như ý và được công nhận năng lực của mình.
Phan Phan (TH)