Chiết khấu là gì? Tầm quan trọng của chiết khấu với doanh nghiệp
Chiết khẩu được nhắc rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh khác nhau. Vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu tỷ lệ chiết khấu là gì và những điều cần biết có liên quan.
Chiết khấu là gì?
Chiết khấu tiếng anh là discount, là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với một tỉ lệ phần trăm nhất định. Đây là một trong những phương pháp thường được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch Marketing nhằm kích thích mua sắm của người tiêu dùng để mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu, hãy còn gọi là Discount rate. Là khoản lãi suất được dùng để chiết khấu cho các dòng tiền có liên quan tới dự án đầu tư. Trong những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, tỷ lệ chiết khấu thường sẽ dựa trên số vốn thực tế của doanh nghiệp. Và trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư thì tỷ lệ chiết khấu sẽ được áp dụng dựa theo lãi suất hiện hành trên thị trường.
Tỷ lệ chiếu khấu thường được áp dụng rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh để giúp các doanh nghiệp có thể được lựa chọn giá của tỷ lệ chiết khấu sao cho tương ứng với chi phí bỏ ra để sản xuất các sản phẩm.
Thông thường, tỷ lệ chiết khẩu giống như một chiến lực đòi hỏi ban lãnh đạo đoanh nghiệp cùng với bộ phận sale – marketing cần phải có những tính toán cẩn thận nhất. Trong một chu kỳ kinh doanh nhất định, làm sao để hoạt động kinh doanh vẫn có thể đảm bảo doanh thu; không bị lỗ và có thêm lợi nhuận.
Cùng với đó làm việc thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, trong một vài trường hợp nhất định thì tỷ lệ chiết khấu cũng liên quan tới các vấn đề quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của chiết khấu với doanh nghiệp
Trong bối cạnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, việc giảm chiết khấu đôi khi là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp có thể cải thiện được doanh thu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu cũng có những ưu, nhược điểm nhất định mà các doanh nghiệp cần phải để ý tới.
- Ưu điểm: Trong một giai đoạn kinh doanh nhất định, việc giảm tỷ lệ chiết khấu có thể khiến doanh nghiệp chiếm được cảm tình với người tiêu dùng khi ai cũng thích mua được đồ rẻ mà chất lượng tốt. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà bạn có thể bán ra ngoài thị trường trong khoảng thời gian này cũng sẽ tốt hơn trước. Cùng với đó, thương hiệu của công ty cũng sẽ tới được với nhiều tập khách hàng mới.
- Nhược điểm: Nếu như tỷ lệ chiết khẩu giảm quá mức, nó sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn cũng như các hoạt động quay vòng vốn của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu lỗ để tạo thương hiệu nhưng cũng có những công ty đã phải phá sản vì chịu lỗ quá nhiều do giảm tỷ lệ chiết khấu xuống thấp.
Có thể nói, tỷ lệ chiết khấu là gì đem lại khá nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp khi nó được ví như một chiến lược phát triển khá dài hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiêu nếu không có những kế hoạch cẩn thận giữa bộ phận marketing – bán hàng cùng với ban lãnh đạo doanh nghiệp thì rất dễ rơi vào những tình cảnh như:
- Mất niềm tin nơi khách hàng: Nếu như kế hoạch tăng, giảm tỷ lệ chiết khấu không có sự hợp lý, không đem lại lợi ích cho người mua thì bạn chính thức đã đánh mất sự tin tưởng của khác hàng vào sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Chỉ cần khách hàng không có niềm tin vào sản phẩm, không sớm thì muộn công ty của bạn cũng sẽ bị bật bãi khỏi cuộc chơi.
- Nếu sử dụng cách thức khuyến mãi thông qua giảm chiết khấu thường xuyên thì sẽ dẫn tới tình trạng nghi ngờ chất lượng của sản phẩm. Khi chất lượng của sản phẩm đã bị nghi ngờ thì doanh nghiệp có quảng cáo đến đâu cũng khó có thể có được sự tin tưởng từ khách hàng.
Sử dụng chiết khấu để không giảm giá trị sản phẩm?
Việc đồng bộ giữa tỷ lệ chiết khấu và giá trị sản phẩm hiện đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Làm thế nào để vừa đưa ra những chiến dịch marketing giảm tỷ lệ chiết khấu nhằm thu hút nhiều khách hàng mà vẫn không làm mất đi giá trị của sản phẩm luôn là câu hỏi làm đau đầu nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Dưới đây là một vài cách thức để có thể vừa sử dụng tỷ lệ chiết khấu khôn khéo nhưng không làm giảm đi giá trị của sản phẩm.
- Hãy tập trung vào giá trị sản phẩm để tăng sự uy tín của doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng. Các chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc, nắm bắt rõ giá trị thực của sản phẩm và tỷ lệ chiết khấu để đưa ra mức giá cân bằng nhất mà vẫn giữa được giá trị sản phẩm.
- Điều tra, nắm bắt đúng tâm lý của khách hàng, tập trung đúng vào yêu cầu mà khách hàng muốn. Lúc này, chiết khấu sẽ là công cụ giúp khách hàng quyết định xuống tiền nhanh hơn.
- Không nên thực hiện những chiến dịch giảm tỷ lệ chiết khấu một cách đơn lẻ. Hãy thực hiện nó cùng với các hoạt động quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp. Việc thực hiện giảm tỷ lệ chiết khấu cùng với các hoạt động quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp có thể giúp bạn phân loại được những tệp khách hàng tiềm năng nhằm có chiết khấu phù hợp nhất.
Tỷ lệ chiết khấu đúng là một chiến lược kinh doanh rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khi nào nên sử dụng và khi nào nên dừng để có được một kế hoạch kinh doanh – marketing tốt. Đây cũng là những kiến thức rất hữu ích cho các ứng viên tìm việc làm kinh doanh hiện nay.
► Tìm hiểu thêm: Những thông tin việc làm hấp dẫn dành cho các ứng viên