Trợ cấp thôi việc: Điểm mới có hiệu lực từ năm 2021
Trợ cấp thôi việc sẽ có những quy định mới kể từ năm 2021. Người lao động cần nắm bắt được để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Ký HĐLĐ từ 01/01/2009 không được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 và khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Trong khi, kể từ ngày 01/01/2009, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định, NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, với các lao động ký hợp đồng kể từ năm 2009 trở đi đều được tính là thời gian “đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp” nên khi nghỉ việc, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm = 0. Khi nghỉ việc, họ chỉ được chi trả theo diện bảo hiểm thất nghiệp chứ không được chi trả trợ cấp.
Còn với các lao động ký hợp đồng trước ngày 01/01/2009, trợ cấp sẽ được trả cho khoảng thời gian làm việc trước ngày này (nếu thỏa mãn các điều kiện hưởng trợ cấp được nêu rõ sau đây).
Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp UPDATE mới nhất
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Khi hợp đồng lao động (HĐLĐ) chấm dứt: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Với mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương trong các trường hợp gồm:
- Hết hạn HĐLĐ.
- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
- NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5, Điều 328 của Bộ Luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- NSDLĐ là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (quy định mới).
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2019.
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.
Thời gian làm việc để chi trả là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Xem thêm: Gói hỗ trợ NLĐ được nhận khi mất việc vì COVID-19
Điều kiện không được hưởng trợ cấp thôi việc
Trường hợp 1
Người lao động (NLĐ) bị người sử dụng lao động (NSDLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày trở lên.
Trường hợp 2
Lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ không được nhận trợ cấp.
Trường hợp 3
Hai bên chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng không thuộc một trong các trường hợp:
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của tòa án các cấp.
- NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019.
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
Xem thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng năm 2021 có điều kiện và quyền lợi nào?
- Hết hạn HĐLĐ theo thỏa thuận của hai bên.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ đã ghi từ trước.
- NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp 4
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Trong đó, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
Thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ khoản tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm
(Hiện hành quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ thanh toán đầy đủ khoản trợ cấp thôi việc cho NLĐ; trường hợp NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày).
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ
Bộ luật lao động 2012, điều 48 đã quy định rất rõ việc tính trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cần phải dựa theo nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp bằng 0.5 tháng tiền lương. Vì thế, công thức tính áp dụng như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = 0.5 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
-
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: Là số tiền người sử dụng lao động phải trả trung bình theo hợp đồng của 6 tháng trước đó khi người lao động thôi việc.
-
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: Tổng thời gian mà người lao động đã làm việc thực tế. Trong đó trừ đi phần thời gian mà người lao động tham gia BHTN, thời gian làm việc đã được nhà tuyển dụng chi trả trợ cấp thôi việc.
Nghỉ hưu trước tuổi có được nhận trợ cấp thôi việc?
Theo quy định tại luật lao động 2019, sẽ có một số quy định khác nhau mà những người lao động nghỉ hưu trước tuổi cần phải đáp ứng các điều kiện:
- Đủ 20 năm đóng BHXH
- Tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu. Ví dụ: nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Và theo quy định tại luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi vẫn có thể nhận được tiền lương tính trợ cấp thôi việc. Nhưng khoản thu nhập này sẽ thấp hơn so với những người lao động đã nghỉ hưu đủ tuổi. Vì thấy, người lao động nên cân nhắc trước về việc nghỉ hưu trước tuổi.
Trên đây là một số quy định mới nhất về trợ cấp thôi việc sẽ có hiệu lực từ 2021. Người lao động hãy chú ý những điều này để đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho riêng mình.
► Tìm hiểu thêm: Hưởng trợ cấp thất nghiệp: 13 trường hợp NLĐ bị chấm dứt chế độ
trợ cấp thôi việc
Trong đó:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: Là số tiền người sử dụng lao động phải trả trung bình theo hợp đồng của 6 tháng trước đó khi người lao động thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: Tổng thời gian mà người lao động đã làm việc thực tế. Trong đó trừ đi phần thời gian mà người lao động tham gia BHTN, thời gian làm việc đã được nhà tuyển dụng chi trả trợ cấp thôi việc." } },{ "@type": "Question", "name": "Nghỉ hưu trước tuổi có được nhận trợ cấp thôi việc?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Theo quy định tại luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi vẫn có thể nhận được tiền lương tính trợ cấp thôi việc. Nhưng khoản thu nhập này sẽ thấp hơn so với những người lao động đã nghỉ hưu đủ tuổi. Vì thấy, người lao động nên cân nhắc trước về việc nghỉ hưu trước tuổi." } }] }