Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Tìm hiểu khái niệm trợ cấp thất nghiệp là gì, điều kiện và cách tính trợ cấp mới nhất hiện nay để đảm bảo quyền lợi cho bản thân!

Khái niệm trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất - Ảnh 1
Khái niệm về trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là các khoản thanh toán được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền cho những người thất nghiệp. Ở Việt Nam, khoản trợ cấp thất nghiệp dành cho những người lao động đang trong tình trạng tạm thời chưa có việc làm, không thể tạo ra kinh tế để phục vụ cuộc sống. Để nhận được khoản trợ cấp này người lao động cần phải đáp ứng đủ những yêu cầu của Nhà nước quy định.

Trợ cấp thất nghiệp trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh thuật ngữ trợ cấp thất nghiệp là Unemployment benefit. Thuật ngữ mang ý nghĩa là các khoản chi phí xã hội mà chính phủ cung cấp cho người dân của họ. Những khoản trợ cấp này ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách quy định riêng. Mục đích chính là nhằm hỗ trợ những người không có khả năng tạo ra kinh tế hay gặp khó khăn trong cuộc sống.

Nghĩa của từ Unemployment benefit là nói chung các khoản trợ cấp xã hội chứ không riêng gì là trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh dùng để chỉ đó là khoản kinh phí hỗ trợ cho người thất nghiệp cũng vẫn chính xác. Thuật ngữ này sẽ mang những ý nghĩa khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau khi được sử dụng.

Trợ cấp thất nghiệp 1 lần là gì?

Trợ cấp thất nghiệp 1 lần hay bảo hiểm thất nghiệp 1 lần là khoản tiền trợ cấp được cộng dồn và nhận trong 1 lần duy nhất.

Trong trường hợp này có thể hiểu số tiền trợ cấp cho việc thất nghiệp thay vì được trả theo định kì thì người lao động dồn lại nhận trong 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, điều này cần phải dựa trên những điều kiện quy định cụ thể. Những lao động muốn được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp trong 1 lần cần phải thuộc đối tượng được phép hưởng 1 lần.

XEM THÊM: Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động cần biết

Vai trò của trợ cấp thất nghiệp với người lao động

Khoản trợ cấp thất nghiệp có một vai trò rất lớn đối với tất cả người lao động. Vậy vai trò đó đó là những gì?

  • Không chỉ hỗ trợ mà còn là chính sách ổn định xã hội hiệu quả nhất của Nhà nước.
  • Bù đắp cho những người lao động bị sa thải, thôi việc những tổn thất về mặt tài chính tạm thời, tạo động lực cho họ đứng lên tìm kiếm những cơ hội mới.
  • Khơi dậy động lực lao động, hạn chế việc quá ỷ lại vào những chính sách xã hội.
  • Hạn chế những vấn đề xã hội, giúp doanh nghiệp không phải mất chi phí đền bù tổn thất, trợ cấp cho những lao động bị buộc thôi việc
  • Giảm thiểu gánh nặng về mặt ngân sách của Nhà nước đối với việc giải quyết những vấn đề việc làm, thất nghiệp cho người lao động.

Đóng BHTN bao lâu để hưởng TCTN?

Với mỗi loại hợp đồng lao động mà người lao động ký kết thì điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện để được nhận trợ cấp TN sẽ không giống nhau. Cụ thể như sau:

– Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng: Yêu cầu phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.

– Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn: Yêu cầu phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.

Cách tính trợ cấp thất nghiệp cho người lao động 

Công thức áp dụng

Nếu căn cứ theo quy định về điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, công thức để người lao động tính được mức tiền mình sẽ được hưởng như sau:

 Mức TCTN =  60% x trung bình tiền lương 6 tháng liền kề trước khi mất việc

XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa sẽ tăng mạnh từ năm 2020. Cụ thể:

Với người có chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

  • Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
  • Từ 01/01/2020, người thất nghiệp được nhận 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020, số tiền này lên tới 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.

TÌM HIỂU: Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?

Với người có chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

  • Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
  • Dù chưa có thông tin chính thức nhưng theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đang trình Chính phủ tăng 5,5% so với năm 2019.

Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng từ 1-1-2020, chúng ta có:

Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất - Ảnh 2
Lương tối thiểu vùng làm căn cứ hưởng hỗ trợ

Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2020 mà người lao động sẽ nhận là:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa
I 4,42 triệu đồng/tháng 22,1 triệu đồng/tháng
II 3,92 triệu đồng/tháng 19,6 triệu đồng/tháng
III 3,43 triệu đồng/tháng 17,15 triệu đồng/tháng
IV 3,07 triệu đồng/tháng 15,35 triệu đồng/tháng

Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

Để có thể được hưởng những chế độ của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của tại Điều 49, Luật việc làm 2013 thì trong những trường hợp sau sẽ đủ điều kiện:

– Khi người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động

– Những người lao động thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định ban hành như sau:

  • Đã thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi hết hạn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Điều khoản này là đối với những lao động có hoặc không xác định thời hạn hợp đồng lao động.
  • Thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 trở lên trong vòng 36 tháng trước khi hết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Điều kiện này xảy ra trong trường hợp những lao động kí kết hợp đồng làm việc có tính chất thời vụ mà thời gian công việc chỉ từ 3 đến dưới 12 tháng.

– Những lao động đã nộp hồ sơ và đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm

– Những lao động không tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký nộp hồ sơ nhận trợ cấp, ngoại trừ một số trường hợp như:

  • Đang tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Lao động đi học tập trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên
  • Người lao động đã ra nước ngoài định cư hoặc xuất khẩu lao động theo hợp đồng
  • Lao động đang trong quá trình tu dưỡng tại các cơ sở cai nghiện, giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc của Nhà nước
  • Lao động đang bị tạm giam do có hành vi trái pháp luật
  • Lao động báo tử.

Điều kiện không được hưởng TCTN

– Chấm dứt hợp đồng lao động theo 2 trường hợp:

  • Phía lao động nghỉ việc ngang, tự đơn phương chấm dứt không đúng pháp luật
  • Phía người lao động đã được hưởng chế độ lương hưu hay trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định

Hai trường hợp ngoại lệ trên sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp dù đã đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng theo quy định.

XEM THÊM: Hưởng trợ cấp thất nghiệp: 13 trường hợp NLĐ bị chấm dứt chế độ

Mẫu thủ tục xin trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp sẽ cần phải làm theo đúng yêu cầu được quy định trong “Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP”. Theo quy định những thủ tục cần thiết trong hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động cần chuẩn bị cụ thể gồm:

a. Đơn đề nghị xin được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu của Bộ lao động Thương binh Xã hội quy định.

b. Những văn bản giấy tờ chứng minh việc bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, bạn có thể nộp bản chính hoặc bản sao công chứng như:

  • Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã hết hạn
  • Quyết định thôi việc từ lãnh đạo công ty
  • Quyết định sa thải
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • Thông báo hoặc những thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp động lao động

c. Mã số bảo hiểm xã hội của người lao động

d. Ngoài ra, cần chuẩn bị những giấy tờ tùy thân như: Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao công chứng trong vòng 6 tháng gần nhất), ảnh chân dung 3×4 (6 tháng gần nhất).

Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất - Ảnh 3
Cách làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?

Việc nhận trợ cấp thất nghiệp đều có hạn mức nhất định dành cho người lao động. Việc đưa ra thời gian nhận trợ cấp không chỉ giúp người lao động giảm bớt khó khăn tài chính, còn khiến họ không ỷ lại vào tiền trợ cấp, không chịu tìm kiếm việc làm.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.” – Theo khoản 2, Điều 50. Luật việc làm Việt Nam năm 2013.

Nghỉ việc mà quên hưởng trợ cấp thất nghiệp có được bảo lưu không?

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH  xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = 

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Như vậy, trong trường hợp NLĐ quên hoặc không kịp làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu.

Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các trường hợp chấm dứt hưởng

  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
  • Bị tòa án tuyên bố mất tích;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Chết
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
  • Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
  • Hưởng lương hưu hằng tháng;
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Tìm được việc làm;
  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Trường hợp tạm dừng hưởng 

Nếu NLĐ đang hưởng TCTN mà không thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định thì sẽ bị tạm dừng hưởng TCTN. Sau khi thực hiện thông báo đầy đủ, nếu NLĐ còn thời gian hưởng theo quyết định thì có thể tiếp tục nhận TCTN.

Phân loại các dạng trợ cấp thất nghiệp thường gặp

Đối tượng thất nghiệp do dịch bệnh

Mới đây, tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khiến nhiều lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bởi lẽ, ảnh hưởng của dịch bệnh hoạt động kinh doanh của nhiều công ty và doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục duy trì. Để có thể có thể đảm bảo được hoạt động nhiều doanh nghiệp quyết định cắt giảm nhân sự. Những nhân sự chịu ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ được hưởng những khoản trợ cấp riêng.

Mức trợ cấp họ được hưởng được tính bằng tiền lương bình quân trong 6 tháng liên tiếp trước khi người lao động mất việc. Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 1 tháng tiền lương.

Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất - Ảnh 4
Các dạng trợ cấp thất nghiệp

Đối tượng lao động thất nghiệp do sức khỏe

Nhiều người lao động buộc phải thôi việc bởi tình trạng sức khỏe không cho phép, không thể tiếp tục công tác tại vị trí công việc đang làm. Đa số những đối tượng lao động này đều bị ảnh hưởng bởi công việc khiến sức khỏe không đảm bảo. Vậy nên, họ cũng thuộc vào đối tượng được nhận trợ cấp.

Mức trợ cấp họ được hưởng bằng 60% bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng liên tiếp trước khi thất nghiệp. Cách tính mức trợ cấp này là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng trước khi thất nghiệp.

Phân biệt trợ cấp thất nghiệp với trợ cấp thôi việc và mất việc làm?

Khi nhắc đến những khoản hỗ trợ cho người lao động đang trong tình trạng thất nghiệp nhiều người sẽ nhầm lẫn ngay với khoản tiền được nhận khi mất việc hoặc thôi việc. Đúng là những khoản kinh phí này có những điểm giống nhau nhưng trên cơ bản lại có những sự khác biệt mà người lao động cần phân biệt rõ.

Điểm giống nhau 

  • Đều là khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động
  • Khoản tiền này được tính dựa trên tiền lương và thời gian người lao động làm việc
  • Hỗ trợ người lao động có thêm chi phí để trang trải cuộc sống trong khoảng thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Sự khác nhau giữa các khoản trợ cấp

Tiêu chí Trợ cấp mất việc Trợ cấp thôi việc Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ pháp lý Điều 49 – Bộ luật Lao Động Điều 48 – Bộ luật Lao Động 2012 Chương 6 – Luật Việc làm 2013
Đối tượng chi trả Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động Cơ quan Bảo hiểm xã hội
Điều kiện 1. Do thay đổi trong cơ cấu, kinh tế, sáp nhập,.. mà không bố trí công việc cho NLĐ

2. Những NLĐ đã có thời gian làm việc tối thiểu là 12 tháng

1. Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, hay hai bên thỏa thuận hoặc người NLĐ đến tuổi về hưu…

2. Những NLĐ có thời gian làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên

1. Chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn, theo thỏa thuận, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng

2. Đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong 24 hoặc 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Nộp đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm

4. Chưa tìm được công việc phù hợp sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Thời gian làm việc tính trợ cấp Tổng số thời gian làm việc trên thực tế đã trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian làm việc được trả trợ cấp thôi việc. Tổng số thời gian làm việc trên thực tế đã trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian làm việc được trả trợ cấp thôi việc. 1. Tính theo số tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp.

2. Tiếp đó cứ đóng đủ 12 tháng sẽ nhận thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Tiền lương tính trợ cấp Tiền lương bình quân trong 6 tháng liên tiếp trước khi người lao động mất việc Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liên tiếp trước người lao động thôi việc. Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng trước khi thất nghiệp
Mức hưởng Mỗi năm làm việc được trợ cấp 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 1 tháng tiền lương Mỗi năm làm việc được trả 0.5 tháng tiền lương Bằng 60% bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng liên tiếp trước khi thất nghiệp.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan đến trợ cấp thất nghiệp. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ thực sự hữu ích, có giá trị tham khảo với những người lao động đang băn khoăn về vấn đề này.

TÌM HIỂU THÊM: Tổng hợp các quyền lợi người lao động cần biết


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.