Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nên mua trái phiếu hay cổ phiếu công ty
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp tiếng anh gọi là Business bonds. Đây là một dạng chứng khoán trong đó xác nhận người sở hữu các trái phiếu này đang cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay một khoản tiền nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh .
Và khi bạn quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lúc này bạn được coi là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải trả lại toàn bộ khoản gốc, lãi vay cho bạn theo các cam kết đã có khi phát hành ra thị trường.
Các loại trái phiếu doanh nghiệp
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đang có một số loại hình trái phiếu khác nhau được quy định bao gồm:
Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết
Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết là những dạng trái phiếu đã được doanh nghiệp đăng ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán, được giao dịch trên các sàn chứng khoán. Những giao dịch trái phiếu này sẽ buộc phải tuân theo những quy định thông thường trên sàn chứng khoán.
Trái phiếu doanh nghiệp OTC
Đây là những trái phiếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Việc giao dịch các dạng trái phiếu này hầu hết đều dựa theo những thỏa thuận riêng biệt giữa các nhà đầu tư với nhau.
Đối tượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo quy định tại nghị định 163/2018/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, những đối tượng sau sẽ nằm trong diện được phát hành trái phiếu bao gồm:
- Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và được pháp luật Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu trên thị trường.
Trong đó, những công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại…. Thì ngoài việc tuân thủ những quy định về việc đầu tư, phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Những công ty này sẽ phải thực hiện đúng theo các quy định chuyên biệt về đầu tư trái phiếu trên thị trường của riêng ngành mình.
Xem thêm: Cổ phần là gì? Các loại cổ phần và đặc điểm của chúng
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Cũng theo những quy định tại nghị định trên, thị trường trái phiếu công ty sẽ có những đặc điểm khác nhau như:
Về kỳ hạn
Kỳ hạn của trái phiếu công ty sẽ do từng công ty phát hành tự đặt ra. Nhưng nó sẽ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn cũng như tình hình thực tế của thị trường sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đó kinh doanh.
Khối lượng phát hành
Khối lượng phát hành của công ty trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào từng đợt phát hành. Và khối lượng trái phiếu sẽ được tính toán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Mệnh giá trái phiếu
Đối với mệnh giá của những dạng chứng khoán này sẽ có những quy định khác nhau như:
- Nếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá của trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu sẽ là 100.000 đồng/ trái phiếu.
- Nếu phát hành ra thị trường quốc tế, mệnh giá của trái phiếu công ty sẽ phụ thuộc vào quy định của thị trường chứng khoán tại quốc gia phát hành.
Thanh toán trái phiếu
Để thanh toán trái phiếu, nhà đầu tư buộc phải tuân theo các quy định sau:
- Phải dùng tiền đồng Việt Nam nếu trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước.
- Sử dụng đồng tiền theo đúng quy định của thị trường chứng khoán ở quốc gia phát hành nếu phát hành trái phiếu tại thị trường quốc tế.
- Lãi trái phiếu sẽ phải cùng loại với đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc.
Giao dịch trái phiếu
Theo quy định của pháp luật, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong số lượng 100 người. Trong đó bao gồm cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp với thời hạn 1 năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành. Ngoại trừ trong các trường hợp phải tuân theo quyết định của tòa án.
Và nếu sau khoảng thời gian 1 năm nêu trên, trái phiếu của một công ty phát hành sẽ được giao dịch mà không bị hạn chế số lượng nhà đầu tư.
Loại hình trái phiếu
Hiện nay, có một số loại hình sau mà các nhà đầu tư có thể tiến hành mua trái phiếu doanh nghiệp gồm:
- Trái phiếu không chuyển đổi: là dạng chứng khoán có đảm bảo, kèm theo chứng quyền hoặc không kèm theo chứng quyền.
- Trái phiếu chuyển đổi: là dạng trái phiếu có điều kiện đảm bảo, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc không kèm theo chứng quyền tùy thuộc vào mục đích phát hành của công ty.
Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì? Lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ
Các khái niệm có liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động mà một doanh nghiệp tung các chứng khoán có điều kiện đảm bảo ra thị trường chứng khoán. Trong đó, doanh nghiệp cần tuân thủ theo một số điều kiện sau khi công bố thông tin phát hành trái phiếu:
- Doanh nghiệp phải thực hiện công bố trước đợt phát hành tối thiểu 3 ngày để các nhà đầu tư đăng ký mua.
- Nội dung công bố phải được gửi cho sở giao dịch chứng khoán.
- Nội dung công bố thông tin phải theo mẫu tại phụ lục 1, nghị định 81/2020/NĐ-CP.
- Đảm bảo tuân thủ đúng giới hạn về nhà đầu tư.
- Có thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi của các dạng trái phiếu công ty đã phát hành trong 3 năm liên tiếp trước đợt phát hành mới.
- Có báo cáo tài chính của năm trước liền kề với năm phát hành và được tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thẩm định đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 điều 4 của nghị định 81/2020/NĐ-CP.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Đầu tư trái phiếu công ty là dạng giao dịch cho vay mà người phát hành trái phiếu là người đi vay. Trong đó, nhà phát hành trái phiếu sẽ cần phải cam kết sẽ trả được đầy đủ các khoản lãi, chia cổ tức theo đúng cam kết đã có trong hợp đồng cho vay của công ty phát hành.
Và khi nhà đầu tư quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn sẽ phải cân nhắc khá nhiều tới các rủi ro khác nhau của thị trường khi giao dịch bất kỳ loại hình chứng khoán nào.
Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu?
Giữa trái phiếu công ty và cổ phiếu đều có những đặc điểm có lợi nhất định. Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không lại luôn là điều khiến các nhà đầu tư đắn đo. Giữa cổ phiếu và business bond đều có những điểm lợi sau:
- Các mã cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đều có thể mua bán trên sàn chứng khoán được. Mức giá của cổ phiếu và trái phiếu đều do nhu cầu thị trường, cung cầu của các nhà đầu tư quyết định.
- Cổ phiếu bản chất là công cụ giao dịch trên thị trường với thời gian ngắn vào xu hướng biến động trong phiên giao dịch để quyết định bước giá. Còn trái phiếu công ty thì các nhà đầu tư có thể nắm giữ được trong thời gian dài. Và nếu doanh nghiệp không may phá sản, những người nắm giữ business bond sẽ được thanh toán tiền trước vì bạn chính là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường.
- Mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp thường thấp hơn so với cổ phiếu. Vì thế nhà đầu tư có thể đảm bảo rằng mình sẽ cắt lỗ được đúng thời điểm nếu như gặp phải rủi ro.
Có thể thấy, việc nên mua trái phiếu nào của doanh nghiệp hay đầu tư cổ phiếu thường phụ thuộc chính vào các nhà đầu tư. Bạn cần phải định lượng được rõ ràng về tiềm lực tài chính, khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu như thế nào để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất
Trên đây là một số thông tin về trái phiếu doanh nghiệp là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức tài chính cơ bản về trái phiếu trên thị trường chứng khoán hiện nay.