Storytelling là gì? Cách viết Storytelling thu hút khách hàng

Storytelling là gì?  Phương pháp này quan trọng thế nào trong hoạt động PR – marketing? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Storytelling là gì?

Storytelling là gì? Cách viết Storytelling thu hút khách hàng - Ảnh 1
Khái niệm storytelling là gì?

Storytelling tạm dịch có nghĩa là kể chuyện. Đây là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh hay video để viết lên một câu chuyện. Trong hoạt động marketing của doanh nghiệp,  Storytelling chính là việc xây dựng, phát triển một câu chuyện liên quan đến sản phẩm của mình nhằm quảng bá thương hiệu. Khi đạt được thành công trong marketing sẽ đưa thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng tiềm năng hơn.

Một sốdạng storytelling phổ biến hiện nay

Brand storytelling

Brand storytelling được hiểu là câu chuyện của thương hiệu. Doanh nghiệp sẽ kể một câu chuyện với nội dung chính là quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu. Từ đó khách hàng sẽ cảm thấy đồng cảm với những giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.

Digital storytelling

Digital storytelling là cách kể chuyện có sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật sốvà kết hợp nhiều phương tiện nội dung khác nhau.

Data storytelling

Data storytelling là sử dụng số liệu thực tế để kể chuyện. Thường sẽ là những con số nói lên thành tựu của sản phẩm và doanh nghiệp. Đó cũng là những dẫn chứng xác thực nhất để khách hàng tin tưởng doanh nghiệp hơn.

Visual Storytelling

Visual storytelling là phương thức kể chuyện  bằng hình ảnh. Câu chuyện sẽ trở nên gần gũi và sinh động hơn vì tác động đến tất cả các giác quan của khách hàng. Từ xem video, lắng nghe câu chuyện và cảm nhận ý nghĩa của nó nên giá trị hiệu quả đem lại của hình thức này rất cao.

Xem thêm: Viral Content là gì? Cách sáng tạo nội dung có sức lan tỏa mạnh mẽ

Tầm quan trọng và lợi ích của storytelling là gì?

Chạm đến cảm xúc của khách hàng một cách dễ dàng hơn

Ngày nay, khách hàng thường rất nhạy cảm với quảng cáo. Họ thường có tâm lý ngờ vực và không tin vào những gì doanh nghiệp tiếp thị. Việc sử dụng hình thức storytelling đem đến lối kể chuyện chân thật tự nhiên chạm đến cảm xúc của khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Thông qua những câu chuyện, những con số nhãn hàng, nhãn hàng gửi gắm những thông điệp về sản phẩm đến khách hàng dễ dàng hơn.

Truyền tải thông điệp marketing sản phẩm tới khách hàng

Việc tiếp cận đến được nhiều khách hàng mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Từ đó thúc đẩy hành động mua hàng cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu không hề dễ, bạn cần phải thực sự thấu hiểu sản phẩm, thương hiệu, nhãn hàng. Sau đó mới dùng storytelling để truyền tải nó một cách thu hút nhất.

Khi nào nên sử dụng storytelling?

Một số nhà marketing cho rằng không dễ để áp dụng storytelling để tạo ra một câu chuyện khi chất lượng sản phẩm của họ không có gì đặc sắc. Quan điểm này là sai lầm. Việc bạn cần làm là tạo ra một câu chuyện thu hút để truyền tải thông điệp rằng việc sử dụng sản phẩm của bạn có thể tác động tích cực đến đời sống của khách hàng mục tiêu.

Câu chuyện cần kết hợp ba yếu tố quan trọng của một câu chuyện: nhân vật chính, xung đột / vấn đềvà giải pháp.

Storytelling là gì? Cách viết Storytelling thu hút khách hàng - Ảnh 2
Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng storytelling?

Story telling và content marketing có gì khác nhau

Storytelling  là một phần trong Content Marketing. Storytelling được doanh nghiệp vận dụng một cách sáng tạo, thông điệp được gửi gắm chạm tới cảm xúc của khách hàng mục tiêu. Trong đó, câu chuyện này có thể có liên quan hoặc không tới các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.

Còn Content marketing sẽ hướng tới việc cung cấp thông tin cần thiết về về sản phẩm, nhãn hàng hoặc thúc đẩy hành vi mua hàng qua một số kênh online.

Xem thêm: Digital Marketing là gì? Kỹ năng dành cho tiếp thị số mới vào nghề

Các nguyên tắc cơ bản trong storytelling

Glue ( Nguyên tắc “keo dán” )

Những thông điệp đưa ra trong Storytelling phải phù hợp với những gì mà khách hàng cho là đúng, không được trái với niềm tin của họ. Để có thể làm được điều này, bộ phận marketing cần phải tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin có liên quan đến tập khách hàng mục tiêu.

Reward

Kết thúc có hậu trong một câu chuyện là điều ai cũng mong muốn. Bạn phải cho khách hàng biết được họ sẽ nhận được điều gì, có sự thành công nào khi dùng sản phẩm của bạn cũng giống như nhân vật trong chuyện. Đây chính là động lực để thúc đẩy hành động dùng thử sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Emotion

Để gây được ấn tượng đặc biệt với khách hàng, câu chuyện của bạn phải đánh đúng và đánh mạnh vào cảm xúc của họ. Bạn cũng cần phải hiểu rõ tâm tư, tình cảm, mong muốn của khách hàng để xây dựng câu chuyện trong Storytelling tác động mạnh mẽ đến insight của khách hàng.

Authentic

Tính chân thật là rất cần thiết trong khi kể chuyện. Dù câu chuyện của thương hiệu có hay và hấp dẫn đến mấy mà không có tính chân thật thì cũng sẽ khó có thể thuyết phục được khách hàng.

Vì vậy, hãy kể một câu chuyện thật tự nhiên và chân thật, đúng với thực thế chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Như vậy thì khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn thông qua phương pháp marketing bằng câu chuyện.

Target

Gắn câu chuyện với một đối tượng cụ thể. Vì vậy, bạn cần xác định đúng đối tượng mục tiêu, nghiên cứu, tìm hiểu rõ về đối tượng để xây dựng một cốt truyện phù hợp, thu hút nhiều người xem nhất có thể.

Hướng dẫn cách viết storytelling thu hút khách hàng

Storytelling là gì? Cách viết Storytelling thu hút khách hàng - Ảnh 3
Cách để thu hút khách hàng với storytelling là gì?

Xác định góc nhìn của bạn

Tất cả các câu chuyện đều cần đảm bảo có nhân vật chính. Dù bạn xây dựng nhân vật ra sao, câu chuyện như thế nào thì khách hàng vẫn là điểm đích cuối cùng bạn hướng tới. Đừng cố bắt chước theo một tiêu chuẩn, một hình mẫu nào. Hãy suy nghĩ, phác thảo ra những chi tiết chính, phụ, hệ thống hóa nó nhằm tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh.

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu mong muốn của họ. Từ đó, câu chuyện của bạn sẽ sâu sắc và có sức hút hơn.

Phác thảo nên cốt chuyện

Hãy lựa chọn cho mình một cốt chuyện phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn có thể tham khảo một số kịch bản sau:

  • Cốt truyện Storytelling – hành trình của người hùng: Kể về hành trình vượt qua khó khăn với các phân cảnh từ lúc bắt đầu, đến lúc gặp khó khăn gian nan. Sau đó  vượt qua hết tất cả thử thách và  gặt được thành công cho bản thân. Dạng cốt truyện này truyền động lực rất lớn cho người xem chúng.
  • Cốt truyện Storytelling – vượt qua quái vật: Nói về sự dũng cảm vượt qua những điều bản thân sợ hãi hoặc ám ảnh trong một khoảng thời gian dài. Cuối cùng, nhân vật đã quyết định vượt qua nỗi sơ  để hướng tới những điều tốt đẹp hơn, hướng tới cái nhìn tích cực hơn. Cốt truyện này dễ chạm đến trái tim của nhiều người vì ai cũng có những nỗi sợ của riêng và  nhiều khi không dám đối mặt với nó.
  • Cốt truyện Storytelling – từ tồi tệ đến thành công: Đây là dạng câu chuyện trước – sau. Có sự so sánh thay đổi từ khi chưa dùng sản phẩm dịch vụ và những hiệu quả sau khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ. Thành quả từ chính những nỗ lực của bản thân sau một thời gian cố gắng.
  • Cốt truyện Storytelling chinh phục: Nhân vật chính thường là một người đầy hi vọng, khát khao chinh phục ước mơ. Trải qua quá trình lập kế hoạch, đặt mục tiêu và nỗ lực thực hiện bằng tất cả cố gắng của bản thân để đạt được điều mình muốn. Cốt truyện này phù hợp với đối tượng khách hàng có những hoài bão cho tương lai.
  • Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”: Là dạng cốt truyện tự sự kể lại những trải nghiệm của bản thân. Các câu chuyện về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình cũng là một dạng của loại cốt truyện này. Cần tránh việc khoe khoang trong quá khứ mà nên kể câu chuyện một cách chân thật và sinh động nhất.

Dẫn chứng thuyết phục

Bạn nên kể về câu chuyện thực tế đang xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến câu chuyện định xây dựng. Đưa các dẫn chứng thuyết phục càng làm câu chuyện của bạn lôi cuốn, hấp dẫn người xem hơn.

Khai thác những điều sâu sa

Không chỉ khai thác câu chuyện trên bề nổi một cách sáo rỗng. Bạn cần đi sâu vào insight khách hàng, tìm ra khía cạnh nào có thể đào sâu nhằm tạo được sự đồng cảm sâu sắc.

Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện

Anh hùng ở đây chính là nhân vật vượt qua khó khăn, thách thức, hay đơn giản chỉ là vượt qua chính bản thân mình để đạt được thành công. Nhân vật này cũng đại diện thương hiệu của bạn, giúp khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn khi được nhắc tới các “anh hùng” này.

Xem thêm: Affiliates Marketing là gì? Cách kiếm tiền bằng tiếp thị liên kết

Một số kĩ thuật sử dụng khi viết storytelling

Storytelling là gì? Cách viết Storytelling thu hút khách hàng - Ảnh 4
Sử dụng kĩ thuật trong xây dựng câu chuyện rất quan trọng
  • Tận dụng sức mạnh của multimedia: Hãy tận dụng các kênh online Facebook, Youtube, Tik Tok… để quảng bá thương hiệu của bạn đến nhiều đối tượng hơn
  • Chuẩn bị và nghiên cứu kĩ lưỡng: Dành thời gian và công sức để nghiên cứu chiến lược Storytelling Marketing. Nó sẽ thực sự đem lại hiệu quả cho bạn.
  • Tăng  cảm xúc cho câu chuyện: Tạo ra những điểm nhấn cho câu chuyện của bạn để tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem
  • Tạo nhịp điệu cho câu chuyện và kiểm soát nó: Việc kết hợp tiết tấu chậm rãi và nhanh chóng, phân bổ tình tiết sao cho hợp lý sẽ giữ chân người xem trong câu chuyện của bạn
  • Cá nhân hóa hình thức kể chuyện: Lựa chọn cách kể chuyện phù hợp nhất cho từng câu chuyện và nên đóng vai như là một người đang kể chuyện
  • Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện: Kết hợp hình ảnh, chữ viết, video, graphic… trong câu chuyện một cách thu hút và sinh động
  • Không kết thúc câu chuyện bằng những lời răn dạy: Hãy cố gắng gợi ý một cách dễ hiểu nhất có thể để người xem tự nhận ra ý nghĩa và bài học riêng cho bản thân. Điều đó cũng có thể sẽ khiến một số khán giả cảm thấy tò mò và xem đi xem lại câu chuyện của bạn nhiều lần hơn nếu chưa hiểu

Với những thông tin chia sẻ trên đây của News.timviec.com.vn, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời storytelling là gì? Cách viết storytelling hiệu quả nhất rồi đúng không. Chúc các bạn thành công trên con đường xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.