Proposal là gì? Hướng dẫn cách viết Proposal chuyên nghiệp
Proposal là gì? Đâu là những lỗi sai khi viết proposal mà các nhân viên marketing cần chú ý. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Proposal là gì?
Proposal được hiểu là một đề xuất về nội dung cho một dự án nào đó thuộc lĩnh vực marketing. Những ý tưởng này sẽ được gửi đến khách hàng để có thể thuyết phục họ hài lòng với những đề xuất của các agency, thúc đẩy các khách hàng sử dụng các dịch vụ phục vụ cho chiến lược marketing của các thương hiệu. Do đó, proposal chính là một cầu nối hiệu quả để giúp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp được lâu dài.
Cấu trúc cơ bản của proposal marketing là gì ?
Cấu trúc cơ bản của một bản proposal marketing hiện nay gồm các phần chính như:
Lời giới thiệu
Trong lời giới thiệu, bạn cần phải đảm bảo có đủ các nội dung gồm:
- Tên dự án, hình thức thực hiện
- Giới thiệu về bản thân, tại sao lại gửi bản đề xuất
- Những lý do khiến cho client nên sử dụng đề xuất của bạn
- Nội dung cơ bản của dự án
- Thông tin liên hệ
- Tiêu đề của proposal
Đặt khách hàng làm trung tâm
Nội dung chính của proposal chính là việc chứng minh công ty của bạn hiểu những gì mà khách hàng mong muốn. Vì thế, việc đặt khách hàng làm trung tâm là điều tạo nên khác biệt của một bản đề xuất. Trong đó, bạn sẽ cần phải đảm bảo một số tiêu chí:
- Lý do thực hiện dự án
- Lợi ích của các bên
- Thời gian, địa điểm diễn ra dự án
- Liệt kê khung thời gian dự án diễn ra
Diễn giải chi tiết với khách hàng
Trong quá trình diễn giải bản proposal. Bạn cần mô tả chính xác những đề xuất mà bạn muốn làm dành cho dự án. Bạn sẽ cần phải đưa ra được ý tưởng của mình dựa trên những thông tin nghiên cứu insight của khách hàng sao cho thật chính xác và phù hợp với tình hình kinh doanh của các thương hiệu và triển khai thành các đề xuất cụ thể.
Ví dụ: Đối với các bản đề xuất đơn giản, bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn về các giải pháp marketing sử dụng, list tóm tắt bảng giá. Tuy nhiên, đối với các proposal dài hơn, bạn có thể đề xuất thêm nhiều nội dung khác nhau như: Promotion, advertising…. tùy theo tính chất của các project.
Xem thêm>>> Affiliates Marketing là gì? Cách kiếm tiền bằng tiếp thị liên kết
Giới thiệu về chuyên môn, kinh nghiệm của bạn
Trong phần này, bạn sẽ cần phải giới thiệu được rõ năng lực của bạn để chứng minh cho khách hàng thấy rằng bạn mới là sự lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung của phần này trong proposal gồm:
- Giới thiệu lịch sử phát triển doanh nghiệp
- Hệ thống nhân sự, các phòng ban
- Kinh nghiệm thực hiện dự án
- Các dự án thành công mà công ty đã thực hiện
- Những giải thưởng, chứng thực tới từ khách hàng
Xem thêm: Budget là gì? Cách thức lên kế hoạch budget kinh doanh hiệu quả
Những lỗi sai khi viết proposal cần tránh
Khiến khách hàng mất hứng thú
Trong quá trình xây dựng bản đề xuất, điều quan trọng nhất không phải là bạn đề xuất cái gì mà đó là cách thức bạn dẫn dắt, tạo cảm giác hứng thú để cho khách hàng tiếp tục đọc bản đề nghị của bạn. Đặc biệt, nếu như bản proposal không có phần mở đầu thật ấn tượng thì chắc chắn sẽ khiến cho cảm giác hứng thú của khách hàng bị tụt hạng nghiêm trọng.
Khi xây dựng nội dung cho bản proposal, nhiều lúc chúng ta thường được khuyên rằng hãy làm càng tỉ mỉ, càng chi tiết càng tốt. Tuy nhiên, rất dễ khiến cho sự chi tiết trở nên dài dòng. Khách hàng sẽ chẳng có thời gian để chọn lọc trong những thông tin thừa mà bạn đưa ra. Từ đó, họ sẽ chọn cách tốt hơn đó là tìm tới bản đề xuất đúng nghĩa hơn.
Tập trung vào kinh nghiệm của bản thân
Phần giới thiệu về công ty, khả năng kinh nghiệm có thể làm một mảnh đất tốt để bạn có thể khoe ra những thành tích của công ty nhằm giúp mình nổi bật giữa đám đông. Tuy nhiên, không nên tập trung quá nhiều vào việc thể hiện thành tích của bản thân. Hãy để những nội dung này được đưa ra cuối cùng nhằm kết thúc vấn đề.
Lý do chính của việc để vấn đề kinh nghiệm của bản thân quá nhiều đó là việc bạn sẽ vô tình biến proposal trở thành một tường trình về danh hiệu cá nhân. Trong khi đó, yêu cầu của khách hàng đó là tìm ra được những đơn vị có thể cung cấp được lợi ích tối đa cho khách hàng. Vì thế, sẽ chẳng có lý do gì để họ chọn hợp tác với bạn nếu như bạn chỉ chú ý về bản thân mình quá nhiều.
Cấu trúc, cách trình bày đề xuất
Kể cả khi bạn đã có được những thông tin phù hợp. Nếu cấu trúc của bản đề xuất không rõ ràng, hợp lý thì cũng rất khó để có thể thuyết phục được những khách hàng phát triển công việc kinh doanh. Vì thế, để có thể nâng cao khả năng được lựa chọn, các nhân viên digital marketing cần phải chú ý những điều sau:
- Nên nói gì trong bản kế hoạch đề xuất của mình
- Nên lược bỏ đi những gì trong bản kế hoạch
- Làm sao để liên kết lại các phần với nhau một cách có ý nghĩa
Mẹo viết proposal marketing thành công thuyết phục khách hàng
Để viết proposal thật sự thành công, bạn cần chú ý được những điều sau:
- Làm bản kế hoạch mang phong cách của riêng mình. Đừng chỉ copy không mà hãy tìm ra nhiều điểm khác biệt nhất để có thể
- Đưa ra đánh giá sơ bộ về mối quan hệ với khách hàng để có thể điều chỉnh phù hợp
- Đặt nhiều câu hỏi để có thể tìm hiểu sâu hơi về nhu cầu của khách
- Chỉnh sửa, ra soát nhiều lần nhằm đảm bảo không mắc các lỗi dù chỉ ở mức độ nhỏ nhất
Tham khảo: Cách viết CV thành công tìm việc ngành marketing
Với những thông tin về proposal là gì, hy vọng bạn sẽ làm được bản đề xuất phù hợp đúng yêu cầu. Du là người có kinh nghiệm hay mới vào nghề, điều quan trọng nhất đo là bạn cần có tâm huyết với những gì mình làm trong từng dự án nhất thì chắc chắn sẽ gặp được nhiều thành công.