M&A là gì? Quy trình thương vụ M&A là gì theo pháp luật

M&A là gì? Quy trình thực hiện thương vụ M&A theo quy định pháp luật ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Khái niệm M&A là gì

M&A là dạng viết tắt của thuật ngữ mergers and acquisitions, có nghĩa là mua bán – sáp nhập. Đây là hoạt động thường thấy trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp khi một công ty sẽ cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát các vấn đề của đối thủ thông qua các hình thức khác nhau.

Để có thể tiến hành giao dịch mua lại hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì hoạt động này sẽ cần phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà hoạt động kinh doanh cũ khó có thể tạo ra.

Xem thêm: Quản trị kinh doanh là gì? Ngành nghề cho những người đa năng

Mục đích của chiến lược M&A là gì trong quản trị doanh nghiệp

Mỗi thương vụ M&A ra đời đều có những mục đích của riêng nó. Tuy nhiên, mục đích chính của các chiến lược M&A đó là giành được quyền kiểm soát, được phép tham gia vào mọi vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp của công ty bị mua lại.

M&A là gì? Quy trình thương vụ M&A là gì theo pháp luật - Ảnh 1
Mục đích của chiến lược M&A là gì trong quản trị doanh nghiệp

Tuy nhiên, hoạt động mua bán – sát nhập lại được nhiều người hiểu nhầm thành một dạng đầu tư cổ phần thông thường. Vì thế, để phân biệt được giữa M&A là gì và các hoạt động rót vốn điều lệ đầu tư, chúng ta cần chú ý các yếu tố gồm:

  • Nếu nhà đầu tư tham gia góp vốn để đẩy tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên đủ số lượng quy định nhằm tham gia vào mọi quyết sách quan trọng của doanh nghiệp được mua lại thì đây là thương vụ M&A.
  • Nếu như nhà đầu tư góp vốn không đủ tỷ lệ cổ phần theo quy định pháp luật để tham gia vào các quyết định quan trọng thì đây là một dạng đầu tư bình thường.

Đối với doanh nghiệp bị mua lại, hoạt động M&A cũng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: cắt giảm chi phí phát sinh, tận dụng được công nghệ chuyển giao đến từ nhà đầu tư.

Những hình thức chính của chiến lược M&A là gì

Các hình thức của hoạt động M&A là gì hiện nay có thể kể tới 3 hình thức chính gồm:

  • Sáp nhập – hợp nhất: Việc sáp nhập – hợp nhất là hoạt động chuyển đổi cơ cấu điều hành của một doanh nghiệp này vào công ty khác. Sau khi đã tiến hành hợp nhất xong, doanh nghiệp bị sáp nhật sẽ không còn tồn tại trên thị trường. Thay vào đó, hoạt động sáp nhập, hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới dựa trên cơ cấu tổ chức của các công ty cũ đã được sáp nhập vào với nhau.
  • Thâu tóm cổ phần: Hoạt động đầu tư vốn này chủ yếu được thể hiện bằng việc một nhà đầu tư thu mua cổ phần của các cổ đông trong doanh nghiệp đối thủ cùng ngành. Trong đó, nếu như số lượng trái phiếu thu mua đạt đến một tỷ lệ nhất định theo quy định pháp luật thì nhà đầu tư có quyền tham gia vào các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp.
  • Thâu tóm tài sản: Đây là hoạt động mà một công ty sẽ tiến hành đàm phán để mua bán khối lượng tài sản cố định theo một tỷ lệ nào đó tại doanh nghiệp mục tiêu nhằm gia tăng năng suất lao động lên.

Trên đây là những hình thức thương vụ M&A phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, những hình thức phổ biến nhất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện là mua cổ phần, thâu tóm tài sản.

M&A là gì? Quy trình thương vụ M&A là gì theo pháp luật - Ảnh 2
Những hình thức chính của chiến lược M&A là gì

Quy trình thương vụ M&A là gì theo quy định pháp luật

Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng của các dự án merge and acquisition. Việc tìm hiểu, đánh giá đối tượng doanh nghiệp mục điêu để mua lại có ý nghĩa quyết định xem 2 bên có bước vào giai đoàn ký kết hợp đồng chính thức hay không.

Trong giai đoạn này, bộ phận đầu tư sẽ cần phải làm các bước sau:

Bước 1: Tiếp cận mục tiêu

Công đoạn này của một dự án M&A có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau như: hệ thống digital marketing của doanh nghiệp muốn mua lại, các bên thứ 3 chuyên về tư vấn; tổ chức đầu tư trong cùng ngành, các đơn vị tư vấn M&A chuyên nghiệp.

Những đánh giá đầu tiên để có thể tiến hành hoạt động mua bán gồm:

  • hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng của bên mua.
  • nguồn khách hàng phù hợp với chiến lược thị trường của bên mua để có thể tiếp tục khai thác.
  • Doanh nghiệp mục tiêu cần có quy mô đầu tư dài hạn để nhằm tận dụng những lợi thế về công nghệ, lao động có chuyên môn nhằm tối đa hóa năng suất lao động.
  • Đối tượng mục tiêu cần có sẵn các cơ sở hạ tầng; nhân sự để tận dụng nhằm giảm thiểu tối đa chi phí ban đầu.

Bước 2: Lập báo cáo thẩm định

Sau khi đã có những đánh giá sơ bộ, nhà đầu tư sẽ thuê các đơn vị tư vấn tài chính, các đơn vị tư vấn pháp lý để có thể đưa ra quyết định xem có thê mua lại công ty này hay không.

Những báo cáo thẩm định cần có trong hoạt động của thương vụ mua bán – sáp nhập gồm:

  • Báo cáo thẩm định tài chính – Financial due diligence: Báo cáo này tập trung vào những hoạt động quyết toán tài chính của doanh nghiệp có đúng với các chuẩn mực kế toán hay không. Ngoài ra, báo cáo này cũng kiểm tra sự ổn định của dòng tiền trong doanh nghiệp.
  • Báo cáo thẩm định pháp lý – legal due diligence: Báo cáo này tập trung đánh gia các tính chất pháp lý của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó bao gồm: tư cách pháp nhân chủ doanh nghiệp, tư cách của các cổ đông, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động đầu tư góp vốn.
M&A là gì? Quy trình thương vụ M&A là gì theo pháp luật - Ảnh 3
Quy trình thương vụ M&A là gì theo quy định pháp luật

Giai đoạn đàm phám, ký kết hợp đồng

Sau khi đã kết thúc quá trình thẩm định doanh nghiệp due diligence, bên tiến hành hoạt động M&A là gì sẽ bắt đầu quá trình đàm phán. Đưa ra các mức tỷ lệ tiền đầu tư khác nhau để có thể tiến đến mục tiêu chính là mua lại doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập.

Trong quá trình đàm phán, bên mua có thể đưa ra một đề nghị cụ thể rồi 2 bên sẽ có thêm những buổi trao đổi chi tiết khác nhau cho công việc mua bán – sáp nhập. Hoạt động M&A chỉ thành công khi hoàn thành toàn bộ các thủ tục pháp lý có liên quan đến sự chuyển giao đầu tư. Trong đó, nếu hình thức M&A diễn ra dưới dạng thâu tóm tài sản thì cần phải đăng ký các loại tài sản cố định với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Giai đoạn tái cơ cấu

Sau khi đã đàm phán xong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Giai đoạn tái cơ cấu hậu chiến lược M&A cũng rất quan trọng. Lúc này, bên mua sẽ gặp phải nhiều vấn đề như: bất ổn nhân sự, chính sách quản lý không phù hợp, mâu thuẫn văn hóa doanh nghiệp…..

Bên cạnh đó, những vấn đề về tài chính tuy đã được định hướng từ bước chuẩn bị nhưng để giải quyết được tối đa lại là điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vì thế, các công ty vẫn cần phải chú ý  tối đa vào hoạt động tài chính – kế toán doanh nghiệp này.

Xem thêm: Tìm kiếm việc làm quản lý – điều hành mới nhất

Trên đây là chi tiết về M&A là gì? Hy cọng bài viết trên sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nắm được thông tin cơ bản trong hoạt động giao dịch M&A của mình.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.