Cách deal lương hiệu quả cho ứng viên khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng
Cách deal lương khi phỏng vấn luôn là vấn đề đau đầu kể cả với người đã có kinh nghiệm làm việc. Vậy làm thế nào để ứng viên có thể đạt được offer mong muốn nhất? Hãy cùng tìm hiểu các tiêu chí và kinh nghiệm sau đây khi chuẩn bị phỏng vấn.
Mức lương của người lao động
Lương là gì?
Lương được hiểu là một khoản tiền người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động khi họ hoàn thành những đầu việc đã được ký kết trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trong quá trình phỏng vấn với NTD, ứng viên có thể đàm phán mức thu nhập trước khi ký hợp đồng.
Theo thường lệ, người lao động sẽ nhận được định kỳ 1 tháng/ lần. Và ngoài hình thức này, tùy theo từng tính chất công việc mà người lao động sẽ nhận được theo hình thức khác nhau như:
- Lương theo ngày, Lương theo giờ
- Trả lương theo khối lượng không việc,
- Trả lương theo tuần…
Lương gồm những thành phần nào?
Đối với nhiều ứng viên mới đi phỏng vấn, họ thường chỉ quan tâm tới một số yếu tố chính khi áp dụng cách deal lương cao gồm:
- Lương net – lương cơ bản là gì: Đây là một khoản tiền mà bạn sẽ nhận được từ công ty cuối tháng. Ví dụ: Nếu như lương cơ bản mà công ty bạn phỏng vấn offer là 7 triệu đồng thì bạn sẽ nhận được đúng 7 triệu này vào ngày lĩnh lương. Còn các khoản tiền chế độ khác theo đúng quy định thì công ty sẽ đóng giúp bạn.
- Lương gross là gì: Đây là tổng thu nhập mà người lao động sẽ nhận được. Trong số tiền này đã bao gồm các khoản thuế, bảo hiểm khác nhau theo quy định pháp luật. Vì vậy, mức thu nhập thực tế mà người lao động nhận được thông thường sẽ thấp hơn con số được thông báo khi ký hợp đồng.
- Bảo hiểm: Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật dành cho người lao động.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương Gross sang net chuẩn theo quy định
Nếu phân tích chi tiết thì thu nhập của người lao động có thể được chia thành các phần:
Phần cứng của lương
Phần này sẽ bao gồm những khoản:
- Lương cứng: Đây là khoản đã được ghi rõ trong hợp đồng lao động và bạn sẽ được nhận đầy đủ hàng tháng nếu doanh nghiệp không gặp vấn đề gì.
- Phụ cấp ăn trưa: Đối với nhiều doanh nghiệp, khoản phụ cấp này sẽ được thêm vào để giúp nâng cao đời sống của nhân viên.
- Bảo hiểm: Các khoản phí bảo hiểm khác nhau sẽ được công ty đóng giúp cho bạn và được trừ trực tiếp vào thu nhập bạn nhận được.
- Thưởng ngày lễ: Theo đúng quy định, vào một số ngày nghỉ lễ đặc biệt. Nhân viên có thể được nhận thêm các khoản thưởng khác nhau nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân sự.
Đây là một số yếu tố sẽ cấu tạo nên phần cứng trong salary của nhân viên khi đi làm. Và tổng số thu nhập cứng này cần đảm bảo rằng người lao động có thể chi tiêu một cách thoải mái nhất có thể.
Phần mềm của lương
Phần mềm trong hệ số của người lao động thường sẽ nằm ở các khoản như:
- Thưởng chỉ sốKPI
- Hoa hồng do đạt được doanh thu
- Các dịch vụ đi kèm: quỹ team building, quỹ công ty…..
Đây là yếu tố mà các ứng viên có thể áp dụng cách deal lương với nhà tuyển dụng hiệu quả. Thông thường, nhiều nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức offer phần mềm cao để có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ về khả năng làm việc của mình để có thể đàm phán hiệu quả.
Phần chìm của lương
Phần chìm thường bao gồm chi phí đi lại, thời gian bỏ ra để xử lý công việc. Và ở một vài vị trí đặc thù thì đây lại là phần không được tất toán vào các khoản thu nhập của nhân viên.
Cách deal lương dựa trên các tiêu chí
Cách deal lương được hiểu là một quá trình thỏa thuận về số tiền được trả giữa nhà tuyển dụng và ứng viên trong buổi phỏng vấn tìm việc. Trên thực tế, mức lương mong muốn của nhà tuyển dụng và ứng viên thường không giống nhau. Vì vậy, quá trình đàm phán về mức thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ diễn ra trong lúc này.
Đối với nhiều tổ chức; doanh nghiệp có quy chuẩn hệ số lương cơ bản, bạn sẽ nhận được mức thu nhập theo đúng phần thể hiện năng lực trong buổi phỏng vấn. Nhưng về cơ bản, để có thể xác định mức offer lương thưởng mong muốn trong khi phỏng vấn, ứng viên có thể dựa theo tiêu chí sau:
Đặc thù ngành nghề
Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí sẽ có đặc điểm công việc khác nhau cho riêng mình. Từ đó, ứng viên có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn mức lương mong muốn tự tin với một con số nhất định.
Ví dụ: Nếu bạn là người có 1 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực IT, bạn hoàn toàn có thể tự tin yêu cầu mức lương mong muốn tối thiểu 15 triệu/ tháng tùy vào quy mô của công ty muốn ứng tuyển.
Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn của ứng viên sẽ được chứng minh thông qua:
- Bằng cấp học vấn cao nhất
- Các chứng chỉ nghiệp vụ có liên quan
- Trình độ ngoại ngữ…
Mặc dù kiến thức chuyên môn cũng rất quan trọng. Tuy nhiên đây lại chưa phải là yếu tố quyết định xem nhà tuyển dụng có offer lương với con số như ứng viên đang mong muốn hay không. Các công ty thường ít chú trọng vào bằng cấp mà cần tìm những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, tính chất công việc. Vì vậy, trước khi trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn. Bạn hãy cân nhắc xem thực sự mình có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định xem mức giá mà nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn là bao nhiều. Với các nhà tuyển dụng, một người được gọi là có kinh nghiệm làm việc thường được tính bằng mốc thời gian theo năm.
Vì thế, hãy chăm chút kỹ lưỡng nhất cho phần trình bày về kinh nghiệm và kỹ năng trong CV xin việc để có thể tự nâng giá của bản thân lên cao nhất có thể để có cách deal lương cao với nhà tuyển dụng.
XEM THÊM: [BẬT MÍ] Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuyên nghiệp
Khả năng đáp ứng công việc thực tế
Để xác định được chính xác khả năng làm việc, nhiều công ty thường có những bài kiểm tra năng lực đầu vào của ứng viên. Do đó, họ có thể nắm rõ được trình độ thực tế của bạn đang nằm tại đâu.
Bên cạnh đó, nếu công ty phỏng vấn không có vòng kiểm tra sơ loại, bạn cần phải đọc kỹ mô tả công việc để có thể tự cân nhắc xem mình có thể đáp ứng được hay không. Từ đó hãy đưa ra con số mà bạn đề nghịe khi được hỏi về mức lương mong muốn.
Mức độ cần thiết của job
Nếu như dự án đang trong giai đoạn mới bắt đầu thì các công ty có thể trả cao nhằm đưa về nhân sự một cách nhanh chóng.
Chuẩn bị gì để deal lương hiệu quả?
Hãy thực hành trước khi phỏng vấn
Trong quá trình đàm phán lương khi phỏng vấn, bạn phải thật sự tự tin vào chính mình. Mục đích của NTD khi hỏi câu hỏi này đó là kiểm tra xem bạn tự đánh giá năng lực của mình đang ở đâu. Vì thế, hãy thực hành cách deal lương bằng việc.
Đầu tiên, hãy liệt kê những tiềm năng mà mình có thể nhận được. Trong đó cần có: điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn….. Đây cần phải là những điểm mà bạn thấy tự tin nhất để có thể đặt lên bàn cân khi trả lời phỏng vấn xin việc về mức lương.
Sau đó, tập luyện phỏng vấn xin việc trước gương, máy quay hoặc nhờ một người thân đóng vai nhà tuyển dụng để trải nghiệm trước màn đàm phán thu nhập. Điều này sẽ giúp cho bạn có thêm sự tự tin trong buổi phỏng vấn khi đưa ra mức offer lương của riêng mình.
Tìm hiểu kỹ về mức lương
Hãy tìm hiểu kỹ càng nhất về con số mà nhà tuyển dụng có thể deal được với bạn. Việc này sẽ giúp cho bạn nắm sơ bộ về tình hình tài chính của công ty. Từ đó có cách đàm phán lương với một con số hợp lý nhất có thể.
Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
Nói tới câu chuyện tiền nong, NTD sẽ luôn hỏi bạn muốn mức thu nhập bao nhiêu. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên đưa con số cụ thể khi tiến hành đàm phán lương khi phỏng vấn. Thay vào đó, bạn chỉ cần đưa ra một khoảng nhất định là đủ.
Không nói con số nhận được ở công ty cũ
Khi tiến hành cách deal lương với nhà tuyển dụng , bạn không nên đưa chính xác con số mà mình đã nhận được ở nơi làm việc trước đó. Khi bạn vô tình để lộ thông tin này, người bị thiệt sẽ là bạn khi nhà tuyển dụng sẽ lấy đó làm căn cứ để cắt bớt số tiền lương mà bạn nhận được bằng nhiều cách khác nhau.
Trên đây là một số thông tin về cách deal lương khi phỏng vấn thông minh. Hy vọng với các tiêu chí này, bạn sẽ chứng minh được mình xứng đáng với mức offer muốn có khi phỏng vấn tìm việc làm.