Kế toán sản xuất là gì? Kinh nghiệm tìm việc kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là công việc được rất ưa chuộng trong lĩnh vực kế toán bởi cơ hội việc làm đa dạng. Vậy để có thể trở thành một kế toán sản xuất thì bạn cần những yếu tố gì? Để hiểu rõ hơn kế toán sản xuất là gì, cùng tìm hiểu nhé!
Kế toán sản xuất là gì?
Kế toán sản xuất là tính các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ việc tổng hợp các chi phí đó sẽ tính toán, phân tích và định giá sản phẩm sau khi hoàn thành. Bên cạnh đó, những thành viên bộ phận kế toán còn phải đảm nhận những công việc khác liên quan đến vấn đề tài chính mà kế toán cần phải làm.
Đặc điểm kế toán của doanh nghiệp sản xuất thường phải làm rất nhiều những đầu việc khác nhau. Những công việc kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thường làm như: kế toán tổng hợp, kế toán kho, kế toán thu mua, kế toán thuế,..
Công việc kế toán sản xuất hiện nay rất được quan tâm bởi cơ hội việc làm luôn rất đa dạng. Vậy nên, nhiều người lao động theo học chuyên ngành kế toán cũng tìm kiếm việc làm liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp này. Tuy nhiên, kế toán sản xuất là lĩnh vực vất vả nhất trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề này. Vậy làm cách nào để giải quyết những khó khăn? Cũng như công việc cụ thể kế toán sản xuất là gì?
► XEM THÊM: Kế toán công nợ là gì? Công việc của một nhân viên kế toán công nợ
Mô tả công việc kế toán sản xuất
Để hiểu rõ hơn về vị trí nghề nghiệp này, chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ cụ thể của kế toán sản xuất phải nắm rõ nhé!
Quản lý những công tác kế toán
- Theo dõi các đơn hàng, nguyên vật liệu nhập vào từ nhà sản xuất.
- Theo dõi kiểm tra thường xuyên những khoản nợ công với bên nhà cung cấp nguyên vật liệu.
- Thường xuyên theo dõi các hoạch toán đầy đủ. Cung cấp đầy đủ nguyên liệu kịp thời để công việc sản xuất không bị gián đoạn.
- Theo dõi thường xuyên tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
- Tổng hợp và tính toán giá thành sản xuất và giá vốn các sản phẩm hàng hóa dựa trên cơ sở định mức nguyên liệu, nhân công, vật tư, khấu hao tài sản.
- Tập hợp, lưu trữ các văn bản, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ bảo mật cẩn thận.
- Sử dụng thành thạo, hiệu quả các chức năng của phần mềm kế toán.
- Ghi chép các thay đổi hàng ngày quá trình sản xuất trong sổ kế toán.
XEM THÊM: Chứng từ kế toán là gì? Nội dung của các loại chứng từ kế toán
Công việc quản lý kho hàng
- Tiến hành việc sắp xếp kho hàng, lên kế hoạch bảo quản nguyên vật liệu hàng hóa cẩn thận.
- Kiểm tra, rà soát chặt chẽ công tác xuất nhập hàng hóa, vật liệu.
- Lên kế hoạch quản lý kho hàng hiệu quả, hướng dẫn các nhân viên kho hàng sắp xếp nguyên liệu sản xuất cẩn thận, đúng trình tự, an toàn.
- Kết hợp với phòng quản lý, kiểm kê vật tư, tài sản kho hàng để nắm được tình hình sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh, an toàn lao động khu vực sản xuất của công nhân.
- Hạch toán công ty sản xuất.
Chịu trách nhiệm là báo cáo
Những loại báo cáo mà kế toán sản xuất cần phải làm trong suốt quá trình làm việc sẽ bao gồm:
- Tình hình doanh thu;
- Tất cả các khoản chi phí sản xuất;
- Số lượng hàng tồn kho;
- Tình trạng công nợ phải thu;
- Những khoản công nợ cần phải thanh toán;
- Giá thành sản phẩm.
► THAM KHẢO THÊM: Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ mà kế toán nên biết
Yêu cầu để trở thành kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là vị trí công việc vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra khi các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán sản xuất cũng sẽ có nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Những yêu cầu đặt ra đối với một kế toán sản xuất bao gồm:
- Tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kế toán hoặc học kế toán sản xuất
- Đã từng làm việc ở những vị trí tương đương ít nhất 1 năm
- Am hiểu về nghiệp vụ kế toán, các quy định về luật, thuế, chuẩn mực tài chính kế toán
- Thành thạo các kỹ năng thu thập thông tin, tổng hợp, lập báo cáo, thống kê
- Thành thạo sử dụng các phần mềm kế toán sản xuất bằng Excel
- Am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, sản xuất
XEM THÊM: Cách viết CV xin việc kế toán chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm xin việc kế toán sản xuất
Chắc hẳn khi theo học chuyên ngành kế toán ai cũng mong muốn sẽ được làm đúng chuyên môn được học, được đào tạo. Nhưng với sự cạnh tranh trong ngành nghề kế toán hiện nay, để có thể tìm cho mình một cơ hội nghề nghiệp không đơn giản. Nhưng đừng lo lắng hay áp dụng thử những kinh nghiệm tìm việc kế toán sản xuất của chúng tôi chia sẻ xem kết quả ra sao nhé!
Những kiến thức cần trang bị khi phỏng vấn kế toán sản xuất
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng hồ sơ xin việc, CV kế toán sản xuất đầy đủ thì các bạn ứng viên cần phải trang bị thêm cho bản thân mình những kiến thức sau:
- Những kiến thức về cách tính giá thành sản phẩm theo định 48/2006 và TT200
- Các quy trình về xây dựng định mức nguyên vật liệu
- Phân bố chi phí công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ
- Cách tính lương cho nhân viên
- Các kiến thức về luật kinh tế, tài chính, Thuế
- Cân đối nguyên liệu tồn kho
- Cách làm báo cáo tài chính
- Hệ thống tài khoản kế toán sản xuất
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
Khi tham gia phỏng vấn xin việc bạn sẽ thường được hỏi về những vấn đề sau:
- Bạn hiểu biết ra sao về quy trình tính chi phí và giá thành công ty sản xuất?
- Những loại báo cáo cần làm khi trở thành kế toán công ty sản xuất?
- Kinh nghiệm của bạn về quản lý kế toán ở những doanh nghiệp sản xuất ra sao?
- Bạn biết sử dụng những phần mềm kế toán nào?
- Bạn có biết kiểm tra định khoản các nghiệp vụ phát sinh?
- …
THAM KHẢO NGAY: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán ấn tượng nhất định gặp phải
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những cách đặt câu hỏi để kiểm tra trình độ ứng viên theo phương pháp của riêng mình. Vì vậy, bạn cũng cần phải phổ cập thêm nhiều những kiến thức chuyên ngành để có thể hoàn thành buổi phỏng vấn trọn vẹn và thành công nhất.
Bài viết trên chúng tôi đã chúng tôi cho bạn đọc những thông tin liên quan đến ngành kế toán sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp bạn đọc có những kinh nghiệm ứng tuyển vị trí kế toán hiệu quả nhất. Nếu bạn tự tin vào kiến thức, năng lực bản thân hãy ngay chóng ứng tuyển kẻo lỡ những cơ hội việc làm tốt. Bạn có thể THAM KHẢO thêm những vị trí tuyển dụng khác ngành kế toán tại: https://timviec.com.vn/ke-toan-kiem-toan