Cách tính lương cho nhân viên và quy chế lương thưởng cần biết

Cách tính lương cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật và nội quy công ty luôn là điều mà bộ phận kế toán phải nắm rõ. 

VIỆC LÀM LƯƠNG THƯỞNG CAO!

Các nguyên tắc tính lương cơ bản

Nguyên tắc của cách tính lương cơ bản trong doanh nghiệp đó là việc phân bố cấp bậc vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Và nếu muốn tìm hiểu kỹ càng cách tính lương trong doanh nghiệp, chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm khác nhau như:

Cách tính lương cho nhân viên và quy chế lương thưởng cần biết - Ảnh 1
Các nguyên tắc tính lương cơ bản
  • Tiền lương cấp bậc:

Đây là khoản tiền sẽ được áp dụng cho nhân sự trong doanh nghiệp. Để có cách tính tiền lương cấp bậc thường sẽ dựa vào số lượng, chất lượng hoàn thành công việc của nhân viên.

  • Hệ số lương theo cấp bậc:

Đây là những tỷ lệ % theo quy định của nhà nước dành cho các vị trí tìm việc làm hiện nay. Từ những tỷ lệ này, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó nhằm trả thu nhập cho người lao động dựa theo việc họ có thể hoàn chỉ số KPI được bao nhiêu trong một vị trí nhất định.

  • Mức lương:

Đây được hiểu là khoản tiền mà các doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể là theo ngày, theo tuần, theo tháng… Và mức thu nhập thực nhận của nhân viên khi tiến hành tính lương net sẽ không được phép thấp hơn lương tối thiểu vùng.

  • Thang lương:

Khái niệm này được dùng để chỉ mối tương quan giữa vị trí việc làm và hệ số lương của lao động khi sử dụng cách tính tiền lương cho nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi cấp bậc trong thang lương đều có tỷ lệ tiền thu nhập khác nhau. Cùng với đó là những khoản hỗ trợ khác nhau mà người lao động có thể nhận được như: phụ cấp, thưởng nóng.

  • Tiêu chuẩn công việc:

Đây là những quy định chi tiết về công việc mà ứng viên sẽ phải làm nếu được offer. Ngoài ra, trong hệ thống tiêu chuẩn này cũng có những yêu cầu đặc biệt về trình độ chuyên môn, kỹ năng trong CV xin việc mà ứng viên cần phải có để chắc chắn rằng mình đảm nhận công việc này được tốt nhất.

Xem thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [Cập nhật]

Những khái niệm trên thường xuyên liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình áp dụng công thức tính lương. Bên cạnh đó, nguyên tắc trả lương nhân viên còn có một số quy định khác nhau như:

  • Những công ty cần có cách tính lương cho nhân viên ngang bằng nhau với những người có cùng cấp bậc trong doanh nghiệp. Điều này sẽ tránh sự bất bình đẳng trong văn hóa doanh nghiệp.
  • Thu nhập thực tế mà các nhân viên nhận được thường bao gồm: số lượng, chất lượng công việc mà nhân viên đó đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng cách tính tiền lương sát với những thành quả mà người lao động đã làm ra.

Quy chế lương thưởng và thang bảng lương là gì?

Quy chế lương thưởng là gì?

Quy chế lương thưởng là bảng nội quy về việc trả tiền định kỳ hàng tháng của doanh nghiệp. Các quy chế này sẽ được áp dụng trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận kế toán nếu muốn xây dựng quy chế lương thưởng thì cần phải dựa theo các văn bản pháp lý như sau:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Luật làm việc – luật số 38/2013/QH13
  • Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định về mức lương tối thiểu 2020.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thông qua quy chế lương thưởng hàng năm
  • Hoạt động của doanh nghiệp, điều lệ tổ chức.

Thang bảng lương là gì? 

Thang bảng lương được hiểu là dạng văn bản mà chính phủ yêu cầu các công ty khi vừa mới thành lập cần xây dựng sẵn dựa trên những nghị định, thông tư về việc tính lương net cho cán bộ, công nhân viên. Và trong khi lập thang bảng lương, lưu ý lớn nhất dành cho các doanh nghiệp là không được lập dưới mức lương tối thiểu vùng.

Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đã được tăng lên 150.000 – 240.000 đồng/tháng. Trong đó:

  • Vùng l: 4.420.000 đồng tháng (tăng 240.000 VNĐ).
  • Vùng 2: 3.920.000 đồng tháng (tăng 210.000 VNĐ).
  • Vùng 3: 3.430.000 đồng tháng (tăng 180.000 VNĐ).
  • Vùng 4: 3.070.000 đồng tháng (tăng 150.000 VNĐ).

Với việc xây dựng thang bảng lương, bộ phận hành chính nhân sự cần phải biết cách thiết lập bộ hồ sơ theo đúng với các yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cùng với đó là đem nộp lại thông tin doanh nghiệp của mình tại đúng nơi quy định.

Cách tính lương cho nhân viên và quy chế lương thưởng cần biết - Ảnh 2
Quy chế lương thưởng và thang bảng lương là gì?

Quy chế lương thưởng doanh nghiệp gồm có những gì?

Để áp dụng cách tính lương cơ bản cho nhân viên, quy chế trả lương cần phải có những thành tố gồm

Các quy định chung

  • Lương chính: Đây là khoản tiền mà người làm việc sẽ nhận được trong khoảng thời gian làm việc hành chính với điều kiện bình thường.
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện/ bắt buộc được quy định theo thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Lương thử việc: Theo hợp đồng lao động đã ký, khoản thu nhập này thường bằng 70 – 85% lương chính thức.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác nhau cũng cần phải được đưa vào quy chế trả lương cho doanh nghiệp như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức danh… Những khoản này phụ thuộc vào vị trí công việc và sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng làm việc, thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Cách tính lương tháng 13 cho nhân viên của doanh nghiệp

Cách tính lương cho nhân viên dựa theo quy chế lương thưởng

Đối với lao động làm việc theo thời gian, cách tính lương cơ bản cho cần phải dựa theo thông tin trích xuất từ dữ liệu chấm công. Bộ phận kế toán có thể dựa theo công thức tính tiền lương sau:

Tiền lương tháng = (Tiền lương chính + Trợ cấp; phụ cấp(nếu có))/ ngày công chuẩn X Số ngày làm việc thực tế.

Trong đó:

  • Tiền lương chính: Là khoản tiền được nhận đã ghi rõ trong hợp đồng
  • Trợ cấp, phụ cấp: Các khoản tiền đền bù, hỗ trợ cho nhân viên khi làm việc theo quy định pháp luật:
  • Ngày công chuẩn: Nhiều công ty thường tính ngày công chuẩn cho nhân viên dao động từ 24 – 26 ngày trong tháng
  • Số ngày làm việc thực tế: Được dựa theo thông tin từ bảng chấm công

Đối với lao động làm thêm giờ vào ngày thường, cách tính lương tăng ca như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) X 150% X Số giờ làm thêm

Đối với nhân viên làm thêm giờ vào cuối tuần sẽ có cách tính lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) X 200% X Số giờ làm thêm

Đối với nhân viên tăng ca vào dịp lễ tết:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) X 300% X Số giờ làm thêm

Những ngày nghỉ mà lao động được hưởng nguyên lương gồm: lễ tết, nghỉ phép, cha mẹ chết (của cả chồng lẫn vợ), bản thân; con cái kết hôn…

Thời gian trả lương

Thời gian công ty trả lương cho nhân viên sẽ tùy thuộc vào nội quy của từng đơn vị.

Xem thêm: Cách tính lương làm thêm giờ theo luật mới cho lao động

Xét tăng lương

Việc xét tăng lương cho nhân viên sẽ phụ thuộc chính vào quy định của mỗi doanh nghiệp. Trong đó:

  • Các nhân viên hoàn thành tốt công việc và có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm ở một vị trí sẽ được xem xét tăng lương.
  • Yêu cầu xin tăng lương sẽ phải được ban lãnh đạo công ty đồng ý.
  • Nhân viên sẽ được tăng trung bình 10 – 20% thu nhập của mức thu nhập hiện tại.

Xét chế độ thưởng

Bên cạnh việc xét tăng lương, trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp còn có những ngày mà lao động sẽ được thưởng như:

  • Thưởng tết âm lịch: Tùy thuộc vào chất lượng công việc và tình hình kinh doanh trong năm đó của doanh nghiệp. Thông thường, nhân viên sẽ được thưởng từ 1 tháng lương cho dịp tết âm lịch.
  • Thưởng theo thâm niên công tác: Các lao động đã gắn bó với doanh nghiệp từ 3 năm trở lên thì trong cách tính lương cơ bản sẽ có thêm những khoản thưởng theo thâm niên công tác
  • Thưởng dịp nghỉ lễ: Khoản tiền này tùy vào tính chất công việc, mức độ đóng góp của cá nhân.
  • Thưởng nóng, thưởng đạt doanh thu: Trong tháng kinh doanh, nếu hoạt động của doanh nghiệp đạt lợi nhuận tốt thì ban lãnh đạo có thể xét duyệt thưởng doanh thu theo lợi nhuận cho nhân viên xuất sắc.

Quy định về các khoản trợ cấp, khấu trừ

Bảo hiểm

Các mức bảo hiểm theo quy định của pháp luật là điều bắt buộc phải có trong cách tính tiền lương cho nhân sự. Những khoản này đã được quy định rõ ràng tại quyết định 595/QĐ-BHXH. Trong đó:

Cách tính lương cho nhân viên và quy chế lương thưởng cần biết - Ảnh 3
Mức tính bảo hiểm theo quy định pháp luật

Đối với việc đóng bảo hiểm cho nhân viên, thu nhập khi đóng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sẽ có sự khác biệt. Đối với lao động cho doanh nghiệp nhà nước, nhân sự sẽ được trả lương dựa theo cấp bậc trong thang lương.

Vì thế sẽ có những quy định cụ thể khi tiến hành cách tính lương theo hệ số. Còn với công ty tư nhân, số tiền phải đóng sẽ do hai bên tự thương lượng và được quy định tại thông tư 7/2015/TT-BLĐTBXH.

Ngoài các khoản phí trên, doanh nghiệp sẽ phải đóng quỹ công đoàn theo công thức:

Phí công đoàn = 2% X Giá trị quỹ lương đóng BHXH

Trợ cấp thôi việc

Theo khoản 2, điều 22 bộ luật lao động, khi hai bên quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thỏa ước lao động tập thể thì cũng là lúc NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc. Trong cách tính lương, trợ cấp thôi việc là tổng thời gian mà nhân viên làm việc cho người sử dụng lao động.

Ngoài ra, nếu lao động tự chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc bị kỷ luật sa thải thì sẽ không được tính trợ cấp thôi việc. Trong trường hợp, công ty tiến hành hợp nhất mà người lao động không được tiếp tục hợp đồng thì nhà tuyển dụng có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm đối với nhân viên trước khi tiến hành hợp nhất các doanh nghiệp lại.

Hợp đồng lao động với người lớn tuổi

Với công ty có thuê lao động là người lớn tuổi tiếp tục làm việc, người sử dụng lao động cần cân nhắc kỹ những điều khoản theo khoản 2;3 thuộc điều 166 và khoản 2,3,4 thuộc điều 167 bộ luật lao động vào trong hợp đồng làm việc với những người lớn tuổi đã hết tuổi lao động.

Các hình thức trả lương phổ biến

Các hình thức trả lương cho nhân viên hiện nay có khá nhiều gồm:

Cách tính lương cho nhân viên và quy chế lương thưởng cần biết - Ảnh 4
Các hình thức trả lương phổ biến
  • Hình thức trả lương khoán;
  • Hình thức trả lương theo thời gian;
  • Hình thức trả lương theo doanh thu…

Trong mỗi phương thức trả lương này đều có cách tính lương khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều phải được tính đúng và trả cho nhân viên đúng thời hạn.

Nếu như công ty chưa kịp trả lương đúng thời hạn thì cũng không được phép chậm quá 1 tháng. Nếu như chậm trả lương cho nhân sự quá 1 tháng thì từ ngày thứ 15 trở đi, doanh nghiệp sẽ chịu phạt dựa theo lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước tại thời điểm trả chậm. 

Xem thêm: Quy đổi lương net sang gross cập nhật mới nhất

Trên đây là chi tiết cách tính lương cho nhân viên. Hy vọng bạn đã hiểu rõ được về cơ cấu thu nhập của riêng mình để không bỏ qua những quyền lợi chính đáng của bản thân.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.