Quy đổi lương net sang gross: Công thức đổi lương UPDATE 2020
Quy đổi lương net sang gross vẫn là điều mà nhiều người lao động còn mơ hồ. Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Lương net và lương gross là gì?
Lương net là gì?
Lương net được hiểu là một khoản thu nhập thực tế mà người lao động sẽ được doanh nghiệp trả định kỳ hàng tháng. Mức lương net cũng chính là số tiền mà bạn có thể nhận được, cùng với đó là việc bạn sẽ không mất thêm các khoản phí nào có liên quan đến: bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, thuế TNCN….
Ví dụ lương net là gì: Trong quá trình thực hiện cách deal lương, công ty đồng ý trả cho bạn 10 triệu lương net. Điều này có nghĩa là việc bạn sẽ được phép cầm về đủ 10 triệu mà không phải mất bất cứ khoản phí nào. Những khoản phí chế độ sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ đóng theo quy định của pháp luật.
Lương gross là gì
Lương gross là lương tổng mà người lao động có thể nhận được. Trong đó, mức lương gross sẽ có các con số về:
- Lương cơ bản,
- Trợ cấp, hoa hồng thưởng công việc
- Các khoản bảo hiểm, thuế theo quy định pháp luật
Tuy nhiên, con số gross mà bạn nhận được trong thực tế thường thấp hơn khi bạn sẽ cần phải trích lại một khoản để đóng các khoản bảo hiểm khác nhau.
Ví dụ lương gross là lương gì: Trong quá trình đàm phán hợp đồng lao động, nếu doanh nghiệp trả cho bạn hàng tháng 10 triệu đồng lương gross. Lúc này, bạn sẽ cần phải trích lại một tỷ lệ nhất định để đóng các quỹ bảo hiểm khác nhau. Thông thường sẽ là 10.5%. Cuốc cùng, bạn sẽ chỉ nhận về được là 8.900.000 VNĐ lương thực tế.
Hướng dẫn quy đổi lương net sang gross
Công thức quy đổi
Nguồn tham khảo: https://luatvietnam.vn/
Để áp dụng cách quy đổi lương net sang gross mới nhất, chúng ta có công thức như sau:
Lương net= lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
Trong đó:
Đối với các khoản bảo hiểm
Theo quy định tại nghị định 58/2020, người lao động sẽ cần phải đóng các khoản bảo hiểm sau với mức tỷ lệ:
- Bảo hiểm xã hội: 8% trên tổng số lương
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% trên tổng số lương
- Bảo hiểm y tế: 1.5 % trên tổng số lương.
Tổng cộng, người lao động sẽ cần phải trích tối thiểu 10.5% thu nhập của bản thân để đóng các quỹ bảo hiểm theo quy định.
Trong đó:
- Mức lương khi tham gia bảo hiểm: Khoản thu nhập này cần phải được ghi theo đúng bảng lương, hợp đồng lương mà doanh nghiệp ký với người lao động. Với các nhân sự làm việc hưởng lương theo sản phẩm, lương khóa thì cần ghi mức lương dựa trên cơ sở xác định đơn giá của sản phẩm hoặc mức lương khoán.
- Các khoản phụ cấp cần có để tính bảo hiểm nhằm đổi lương net sang gross: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, thâm niên và các loại phụ cấp có tính tương tự
- Các khoản tiền bổ sung theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động cũng cần phải cộng gộp để tính bảo hiểm bắt buộc
- Các khoản tiền không được cộng để tính bảo hiểm bắt buộc: thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ cho người lao động như: hỗ trợ đi lại, tiền nhà ở, hỗ trợ người lao động khi có thân nhân mất, trợ cấp cho NLĐ trong hoàn cảnh khó khăn do gặp tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp, các khoản hỗ trợ khác. Đây sẽ là những khoản không được cộng vào khi tính bảo hiểm trong quá trình đổi lương gross sang net hoặc ngược lại.
Tính thuế TNCN khi đổi lương net sang gross
Tính thuế TNCN với lao động có hợp đồng dài hạn
Đối với các lao động có hợp đồng dài hạn, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính như sau:
TNCN = (TN chịu thuế – Khoản giảm trừ) X Thuế suất
Hoặc: (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất
Trong đó:
Tổng thu nhập: Thu nhập gross mà NLĐ có thể nhận được
Các khoản được miễn thuế của lao động gồm:
- Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp ăn giữa ca làm việc không được vượt: 730.000 đ/tháng (Nếu công ty có bộ phận nấu ăn riêng để hỗ trợ nhân viên thì sẽ không bị tính vào TNCT)
- Tiền trang phục: Không quá 5.000.000đ/năm.
- Phụ cấp điện thoại, công tác phí theo quy chế của nội bộ doanh nghiệp
- Tiền thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế .
- Phần tiền chênh lệch giữa tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm so với tiền làm ngày bình thường.
Ví dụ: Làm ban ngày được 40.000 đ/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được 60.000 đ/h. Suy ra thu nhập được miễn thuế là: 60.000đ – 40.000đ = 20.000đ/h. - Tiền tổ chức, công ty hỗ trợ cá nhân khi có những dịp hiếu, hỉ của bản thân, gia đình. Trong đó, tổng số tiền chi này thường không vượt quá 1 tháng lương gross trung bình mà công ty trả cho lao động.
- Những khoản phúc lợi khác, hoặc các khoản phúc lợi trên nhưng vượt quá giá trị quy định sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Ngoài ra trong hợp đồng lao động, tất cả các khoản phụ cấp phải được quy định rõ điều kiện hưởng và mức hưởng.
Các khoản giảm trừ thuế thu nhập khi đổi lương net sang gross gồm:
- Giảm trừ gia cảnh: Theo quy định mới, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng; và với người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/ tháng để giúp người lao động đỡ khó khăn hơn. Vì thế, mức thu nhập mới chưa cần phải nộp thuế hiện nay gồm: 11 triệu/ tháng (không có người phụ thuộc); 15.4 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc), 19.8 triệu/ tháng (có 2 người phụ thuộc).
- Bảo hiểm bắt buộc: 10.5% tổng thu nhập của người lao động trong tháng.
- Các khoản đóng góp từ thiện, hỗ trợ nhân đạo
Thuế suất khi quy đổi lương net sang gross sẽ được tính dựa theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại phụ lục 01/PL-TNCN, Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
Tính thuế TNCN với lao động có hợp đồng ngắn hạn
Để có thể tính thuế cho các lao động có hợp đồng ngắn hạn khi đổi net sang gross, chúng ta cũng áp dụng công thức sau:
Thuế TNCN= (TN chịu thuế – Khoản giảm trừ) X Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế: Tổng thu nhập + Phụ cấp mà người lao động được nhận .
- Khoản giảm trừ: Là những khoản giảm trừ giống với lao động có hợp đồng dài hạn.
- Thuế suất: 10% trên tổng số thu nhập.
Ví dụ: Công ty quyết định ký hợp đồng thời vụ với nhân sự trong 2 tháng. Mỗi tháng công ty sẽ trả thu nhập là 3 triệu cùng phụ cấp ăn trưa là 300.000 đồng. Do khoản phụ cấp ăn trưa không phải là khoản giảm trừ theo đúng quy định nên thuế thu nhập của lao động sẽ được tính như sau:
Thuế phải nộp = (3.000.000 + 300.000) X 10% = 330.000
Trên đây là những công thức cơ bản để có thể đổi lương gross sang net và ngược lại. Với công thức này, người lao động sẽ biết rất rõ chi tiết về khoản tiền định kỳ mình nhận được hàng tháng bao gồm những gì.
Nên chọn lương net hay gross khi ký hợp đồng ?
Giữa hai hình thái trả lương hiện có một chút khác biệt do tính minh bạch của các dạng thu nhập:
- Đối với lương gross: Người lao động sẽ tự mình tính toán được số tiền bảo hiểm mà công ty đã đóng. Từ đó nắm rõ nhất số tiền thực nhận của mình.
- Đối với lương net: Với lương net, đôi khi doanh nghiệp sẽ mập mờ trong việc khai báo với cơ quan chức năng để biến lương net sang lương gross nhằm lách các khoản thuế, phí. Do chỉ cần đóng ít tiền bảo hiểm đi thì các quyền lợi của người lao động sẽ bị giảm đi rõ rệt.
Từ sự khác biệt này, nhiều chuyên gia về lao động, tiền lương thường đưa ra lời tư vấn cho các ứng viên đó là hãy chọn mức thu nhập gross khi ký kết hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể với nhà tuyển dụng. Mặc dù phải mất thời gian tự đóng thêm các khoản tiền bảo hiểm, thuế thu nhập khác nhau nhưng dạng thu nhập này sẽ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động.
Trên đây là một số lý giải về lương net và lương gross là gì. Thu nhập thường là vấn đề rất nhạy cảm, vì thế bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đàm phán.