Thực tập sinh kế toán là gì? Mô tả công việc của thực tập sinh

Thực tập sinh kế toán là cơ hội để các bạn trẻ xây dựng nền tảng kinh nghiệm hỗ trợ công việc sau này. Vậy thực tập sinh kế toán là gì? Công việc cụ thể các thực tập sinh cần làm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Thực tập sinh kế toán là gì?

Thực tập sinh kế toán là một vị trí việc làm không cố định trong một công ty. Những người trong vai trò thực tập sinh thường là những sinh viên đại học năm cuối đang trải nghiệm thực tế trước khi thực hiện quá trình tốt nghiệp, ra trường. Những thực tập sinh kế toán sẽ có thời gian làm việc tùy vào quy định của nhà trường hoặc công ty.

Thực tập sinh kế toán là gì? Mô tả công việc của thực tập sinh - Ảnh 1
Thực tập sinh

Vị trí thực tập sinh là một vị trí việc làm không cố định nên những chính sách được hưởng sẽ không giống những nhân viên bình thường khác. Để trở thành thực tập sinh bạn phải có giấy giới thiệu từ nhà trường và giáo viên đại diện. Khi đã trở thành thực tập sinh thì cần phải tuân thủ theo đúng những quy định của công ty mà bạn đến thực tập.

► THEO DÕI THÊM: Những thông tin mới nhất tại https://news.timviec.com.vn/ để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán

Công việc của các thực tập sinh ngành kế toán sẽ không giống nhau, bởi bạn phải nhận sự phân công của người hướng dẫn thực tập. Nếu là một người ham học hỏi, không ngại làm việc, luôn nhiệt tình trong mọi công việc được phân công bạn sẽ học được rất nhiều từ các anh/chị đồng nghiệp cùng làm việc. Mô tả công việc khi đi thực tập kế toán:

Thu thập thông tin

Công việc này sẽ tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp, với số lượng nhân sự và phòng ban ra sao. Với những đơn vị công ty có quy mô lớn với hàng chục các phòng ban khác nhau thì khối lượng công việc bạn cần làm sẽ rất lớn. Những thông tin bạn cần thu thập sẽ liên quan đến các hoạt động như: tài chính, kinh tế theo quy định của công ty.

Thực tập sinh kế toán là gì? Mô tả công việc của thực tập sinh - Ảnh 2
Thu thập thông tin là một trong những việc mà thực tập sinh kế toán cần làm

Những hoạt động này sẽ được các phòng ban ghi chép và lưu trữ cụ thể. Nhưng giấy tờ đó sẽ được chuyển giao cho nhân viên kế toán để xử lý . Là người đến học việc bạn sẽ được hướng dẫn và giao nhiệm vụ xử lý những văn bản giấy tờ này.

Ghi chép các số liệu

Những dữ liệu liên quan đến hoạt động tài chính của công ty luôn cần được ghi chép cẩn thận mỗi ngày. Sau khi ghi chép và thu thập số liệu nhân viên kế toán sẽ phải tổng hợp lại để làm những bản báo cáo liên quan. Những số liệu đó còn được ghi chép lại vào sổ kế toán.

Công việc của các thực tập sinh chính là ghi chép các số liệu, tổng hợp lại và phân loại ghi vào từng loại sổ kế toán khác nhau. Việc phân loại sổ kế toán theo từng phần danh mục riêng sẽ dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm tài liệu khi cần, tránh việc bị nhầm lẫn.

Làm báo cáo kế toán tổng hợp

Công việc làm báo cáo chính là một trong những nhiệm vụ mà nhân viên kế toán nào cũng phải thực hiện. Các báo cáo mà nhân viên kế toán làm dùng để báo cáo tình hình hoạt động tài chính, nhân sự của công ty. Giúp lãnh đạo công ty có thể nắm rõ hơn tình hình, số liệu cụ thể để đưa ra những phương án giải quyết hợp lý nhất.

Việc làm báo cáo tổng hợp sẽ được công ty quy định theo quy chế riêng. Tùy vào hình thức vận hành mà các lãnh đạo sẽ yêu cầu nhân viên kế toán làm báo cáo tổng hợp theo ngày hoặc theo tháng.

► XEM NGAY: Hướng dẫn tạo hồ sơ xin việc TẠI ĐÂY

Yêu cầu công việc đối với thực tập sinh

Những yêu cầu mà các doanh nghiệp thường đặt ra khi các bạn sinh viên nộp hồ sơ xin được làm thực tập sinh tại công ty như sau:

  • Thời gian thực tập từ 3 đến 6 tháng
  • Không yêu cầu sinh viên thực tập có kinh nghiệm nghiệp vụ
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, đặc biệt là những phần mềm liên quan đến công việc kế toán
  • Nhiệt tình, siêng năng, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Có thể làm việc toàn thời gian trong thời gian thực tập
  • Chịu lắng nghe, làm việc hiệu quả
  • Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng được học vào trong công việc

Đó đều là những yêu cầu hết sức cơ bản mà nhiều công ty đặt ra đối với các bạn sinh viên nộp hồ sơ thực tập. Ngoài ra sẽ có nhiều công ty có những yêu cầu khắt khe hơn, đó thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín trong ngành.

Kinh nghiệm khi làm thực tập sinh

Những bạn sinh viên sắp bước vào thời điểm thực tập đều mang trong rất nhiều những sự lo lắng, bất an. Bởi lẽ, việc sinh làm thực tập sinh không khó, nhưng để có thể học hỏi được nhiều điều sau quá trình thực tập lại không đơn giản. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm làm thực tập sinh kế toán các bạn có thể tham khảo nhé!

Thực tập sinh kế toán là gì? Mô tả công việc của thực tập sinh - Ảnh 3
Kinh nghiệm làm việc

> ►Tìm hiểu ngay: Tất tần tật các thông tin tìm việc đang có nhu cầu tuyển dụng cao từ các nhà tuyển dụng.

Cách ứng xử nơi thực tập

Cách bạn ứng xử nơi mà bạn đến thực tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực tập và kết quả cuối cùng mà bạn nhận được. Bất kì công việc gì khi bạn là một người mới đến thực tập thì việc ứng xử, giao tiếp sao với các anh/chị “tiền bối” rất quan trọng. Nếu bạn có thể gây thiện cảm với họ thì chắc chắn họ sẽ không tiếc thời gian và công sức chỉ bảo, hướng dẫn bạn đâu!

Tuy nhiên, hầu hết các bạn sinh viên đều mắc lỗi ở đây, khiến quá trình thực tập trở nên cực kì kinh khủng. Bạn nên chủ động làm những công việc vặt trong văn phòng, cố gắng giúp đỡ các anh/chị đồng nghiệp để tạo thiện cảm tốt. Bên cạnh đó, hãy hoàn thành thật tốt những công việc được giao sẽ khiến mọi người tin tưởng giao việc cho bạn hơn.

Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập

Những bài học nghiệm về điều cần tránh khi đi thực tập được những sinh viên “đi trước” truyền lại:

  • Ăn mặc trang phục xuề xòa, không gọn gàng, chỉnh chu
  • Thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm việc như: nói chuyện điện thoại, nhắn tin, lướt web, ăn vặt, đi muộn về sớm
  • Lơ là trong quá trình làm việc, không tập trung với công việc được giao
  • Không chịu hỏi người hướng dẫn những vấn đề chưa hiểu rõ bởi tâm lý ngại làm phiền
  • Tỏ thái độ thiếu chuyên nghiệp khi không vừa ý, hay bị cấp trên la mắng.
  • Không hoàn thành công việc được giao đúng thời gian quy định

Đó là những điều mà cần tuyệt đối tránh khi đi thực tập nếu không muốn kì thực tập của bạn thất bại thảm hại. Không nên giữ quan niệm đi thực tập chỉ là để đủ điều kiện tốt nghiệp, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hãy loại bỏ suy nghĩ đó ngay nếu không muốn sau này chẳng thế kiếm được công việc đúng chuyên môn.

Cách xin thực tập ngành kế toán

Cơ hội thực tập ngành kế toán rất đa dạng, bởi bất kì công ty nào cũng cần đến bộ phận kế toán. Bạn có thể nộp đơn xin thực tập ngành kế toán tại các doanh nghiệp mà mình mong muốn. Hoặc nhờ giáo viên hướng dẫn giới thiệu vị trí thực tập nếu bạn có quan hệ tốt với họ. Chắc chắn các giảng viên sẽ luôn cố gắng giúp đỡ sinh viên của mình.

Thực tập sinh kế toán là một công việc bắt buộc mà những bạn sinh viên học tập chuyên ngành phải trải qua. Hãy tận dụng kì thực tập này để có thể giúp bản thân học hỏi thêm những kinh nghiệm nghiệp vụ từ những anh chị đồng nghiệp nhiều năm làm trong ngành nghề này nhé. Điều đó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc sau này của mình đó.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.