Kế toán nhà hàng là gì? Công việc cần làm của kế toán nhà hàng
Trong ngành nghề kế toán thì kế toán nhà hàng khách sạn chiếm tỷ lệ khá lớn, với nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm khá cao, là sự lựa chọn có sức hút cho nhiều ứng viên trên thị trường việc làm.
- Kế toán chi phí là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ chính của nghề này là gì?
- Kế toán dịch vụ là gì? Những điều cần biết để trở thành người xuất sắc
Khi các hoạt động kinh doanh, các cơ sở nhà hàng, khách sạn cung cấp dịch vụ ngày càng mở rộng và phát triển thì cùng với đó, công việc kế toán nhà hàng khách sạn cũng ngày một có sức hút hơn. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, các ứng viên cần có sự hiểu biết và một cái nhìn khách quan về tổng thể của ngành nghề này như sau.
Kế toán nhà hàng là gì?
Kế toán nhà hàng là những người làm kế toán trong nhà hàng khách sạn, ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn phải hiểu về các sản phẩm dịch vụ của nhà hàng khách sạn. Kế toán nhà hàng khách sạn cũng có những điểm chung của ngành kế toán doanh nghiệp và tất nhiên là không thể thiếu những đặc trưng riêng chỉ có ở nhà hàng khách sạn.
Sự khác biệt giữa kế toán nhà hàng và kế toán khách sạn
Nhiều người lầm tưởng kế toán nhà hàng giống với kế toán khách sạn nhưng thực chất, giữa 2 bên vẫn có những đặc điểm chung tạo ra sự khác biệt tổng thể:
Với kế toán nhà hàng
Có đặc điểm nghiệp vụ phức tạp hơn, công việc kế toán nhà hàng cần xác định được nghiệp vụ kinh doanh chính của doanh nghiệp, ví dụ như món ăn, đồ uống, phục vụ buffet hay gọi món… để từ đó có thể dự toán định mức chi phí cho vật tư, nguyên vật liệu cần thiết.
Ngoài ra, các loại phí tổn sử dụng trong quá trình chế biến đồ ăn, thức uống, mở cửa cung cấp dịch vụ như tiền điện, tiền gas, tiền nước… cũng cần phân bổ một cách hợp lý.
Cần dự toán chi tiết các loại chi phí của từng món ăn, từng dịch vụ kinh doanh để có thể tư vấn định giá thích hợp, giúp quá trình xuất hóa đơn được diễn ra chuẩn xác, kịp thời.
Với kế toán khách sạn
Không phức tạp như những nghiệp vụ trên nhưng kế toán cũng cần có nghiệp vụ chuyên môn liên quan tới quá trình tiếp nhận và xử lý các hóa đơn bán dịch vụ – thể hiện doanh thu, và hóa đơn mua vào – thể hiện các loại chi phí (phí internet, phí điện, nước, văn phòng phẩm, cước điện thoại…) và giám sát khấu hao các loại tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
Công việc kế toán nhà hàng cần làm những gì?
Nhìn chung, các nhiệm vụ chính của kế toán nhà hàng khách sạn vẫn có một số điểm tương đồng, một số điều chỉnh khác biệt theo từng hạng mục cụ thể sau đây:
Giám sát quá trình xuất nhập hàng hóa
- Tiếp nhận, xử lý các loại chứng từ xuất nhập hàng hóa vào kho và ra khỏi kho
- Nhập và lưu trữ đầy đủ các loại số liệu, hóa đơn vào phần mềm quản lý, kế toán mỗi ngày, kịp thời, đúng thời hạn
- Xác nhận và xử lý các chứng từ sao cho đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp theo quy định chung
- Thông tin, báo cáo lên bộ phận quản lý, bộ máy quản trị nếu phát hiện trường hợp không đúng quy định, vi phạm nguyên tắc kế toán
- Xây dựng những bảng kê khai mua hàng thiếu hóa đơn từ những hộ cung cấp là cá thể, nông dân kinh doanh
- Kiểm tra hóa đơn phải đi kèm với phiếu thanh toán chính xác để đảm bảo quá trình cân đối đầu ra với đầu vào
- Dự toán giá cả cho từng sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị kinh doanh với từng hóa đơn, điều chỉnh sao cho đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
► XEM THÊM: Công việc của kế toán viên bạn nên biết
Quản lý giá thành sản phẩm mua vào
- Bám sát từng thay đổi trong điều chỉnh giá cả từ nhà cung cấp
- Tiếp nhận báo giá cho vật tư, nguyên vật liệu
- Có sự đối chiếu với giá cả chung của thị trường, đảm bảo sự chính xác
Theo dõi sát sao số lượng tồn kho, đặt mua mới
- Kiểm tra sổ sách tồn kho thường xuyên để nắm được số lượng định mức tồn kho
- Đảm bảo đặt hàng mới kịp thời, không vượt giới hạn khi phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh
- Thông tin, báo cáo với bộ phận có thẩm quyền về những trường hợp trái quy tắc
Quản lý và luân chuyển hàng tồn kho
- Thường xuyên kiểm kê số hàng thực tế tồn kho định kỳ và đột xuất cùng với thủ kho
Hỗ trợ thanh toán với đơn vị cung cấp hàng hóa
- Đối chiếu số lượng và giá thành vật tư để giúp đỡ kế toán thanh toán cho những đơn vị cung cấp sản phẩm
Kiểm soát các loại công cụ dụng cụ, tài sản cố định
- Quản lý, giám sát, ghi chép đầy đủ về số lượng, chất lượng, tình trạng sử dụng của từng loại công cụ dụng cụ, tài sản cố định của doanh nghiệp
- Đánh giá những tài sản hư hỏng, ghi chép số liệu phí tổn
Xây dựng và lập báo cáo định kỳ
- Lập báo cáo xuất nhập và tồn kho hàng hóa cho bộ phận quản lý định kỳ theo quy định
- Báo cáo doanh thu, lợi nhuận và chi phí về hoạt động kinh doanh
- Lập báo cáo thuế, báo cáo quản trị, báo cáo tài chính cuối các kỳ kế toán theo năm
Tổng kết lại, chúng ta thấy được những công việc kế toán nhà hàng khách sạn cụ thể để có được cái nhìn tổng quan đối với ngành nghề này, đưa ra sự lựa chọn việc làm kế toán thích hợp cho tương lai.