Insight là gì? Kỹ thuật lấy customer insight hiệu quả cho thương hiệu
Insight là gì. Cách để có thể lấy được customer insight trong các chiến dịch marketing hiện tại ra sao. Hay cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau
Insight là gì?
Insight – hay còn gọi là customer insight là hoạt động thu thập, nghiên cứu các thông tin về khách hàng của các thương hiệu. Hiện nay, việc thu thập customer insight có thể được thực hiện thông qua các dữ liệu. Từ đó, bộ phận marketing có thể lên những kế hoạch, chiến lược marketing khác nhau nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm nhằm thu hút tối đa khách hàng để ý tới thương hiệu của mình.
Xem thêm: Marcom là gì? Những công cụ truyền thông cần phải nắm rõ
Đặc trưng của insight khách hàng là gì?
Không phải là sự thật hiển nhiên
Insight khách hàng không phải là một cơ sở chắc chắn để có thể xây dựng được một chiến lược marketing phù hợp. Khi lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo, bộ phận marketing cần phải luôn theo dõi hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hãy luôn đặt câu hỏi tại sao khi nhìn thấy được một hành vi tiêu dùng mới và tìm kiếm sự thật ngầm đằng sau đó.
Insight không chỉ đến từ data khách hàng
Để có được chiến dịch digital marketing hoàn hảo, các marketer sẽ cần phải có rất nhiều data khách hàng. Tuy nhiên, đây chưa phải là cơ sở chắc chắn để giúp cho bộ phận marketing có được customer insight. Với khối lượng thông tin này, các marketer cần phải biến data khách hàng trở nên cần thiết hơn. Hãy suy nghĩ tổng thể, phân tích đa dạng các thông tin của khách hàng để có thể tìm ra được các loại dữ liệu cần thiết.
Có thể đưa ra được hành động thực tế dựa trên insight
Một insight khách hàng được coi là độc đáo phải khiến cho khách hàng hành động ngay lập tức bằng việc tương tác với chiến dịch quảng cáo mà thương hiệu đang thực hiện. Từ đó làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho brand.
Insight khiến khách hàng thay đổi được hành vi của mình
Do bản chất của insight chính là hoạt động khám phá động cơ cơ bản thúc đẩy hành vi của người tiêu dụng nên nếu một chiến dịch được nghiên cứu dựa trên cơ sở insight khách hàng tốt thì hoàn toàn có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng.
Xem thêm: POSM là gì? Lưu ý khi thiết kế POSM trong marketing
Các bước xây dựng insight khách hàng hiệu quả
Để có thể thực hiện xây dựng customer insight một cách hiện quả, các marketer nên sử dụng các bước sau:
Thu thập data
Để thu thập data khách hàng, chúng ta có thể thông qua các công cụ digital marketing như sau:
- Website: lượt traffic, sessions, bounce rate….
- Ứng dụng trên smartphone: thông tin lượt người download, screen views ….
- Social media: số lượt tương tác, like, share, comments….
- Các dạng quảng cáo tìm kiếm
- Email marketing
- Các cuộc khảo sát trực tuyến
- Bán hàng: Các thông tin từ công cụ CRM, hợp đồng theo dõi đơn hàng
- POSM: thông tin khách hàng tại các điểm bán hàng nhất định
- Nghiên cứu thị trường, đánh giá, feedback từ phía khách hàng.
Phân tích data
Khi đã nắm được data khách hàng trong tay, bộ phận marketing của doanh nghiệp sẽ cần phải phân tích những thông tin này để tìm kiếm sự tương quan giữa việc lặp lại của những chỉ số nhất định như: mục tiêu khách hàng và mục tiêu của bản thân doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong một chiến dịch quảng cáo thông qua digital marketing, số liệu mà bộ phận này thu thập cho thấy. Tỷ lệ khách hàng sử dụng điện thoại di động để truy cập mua hàng thấp. Điều này cho biết, phiên bản trên điện thoại di động hiện không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Vì thế bạn cần thông báo lại cho bộ phận thiết kế để có những phương hướng nâng cấp phiên bản di động được tốt hơn. Nếu như có thể khắc phục được các điểm yếu trên thì doanh số của công ty chắc chắn sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
Đưa ra cách thức hành động nhờ dựa trên insight khách hàng
Sau quá trình phân tích data khách hàng. Bộ phận marketing cần đưa ra được kế hoạch hành động cụ thể để có thể hướng tới được mục tiêu doanh thu. Việc đưa ra cách thức hành động từ các insight đã được phân tích sẽ có sự khác biệt nhất định tùy theo tình hình thị trường, xu hướng kinh doanh tại các thời điểm nhất định.
Kỹ thuật tìm kiếm insight khách hàng hiệu quả
Phỏng vấn
Thông thường, khách hàng sẽ rất hiếm khi nói ra những điều họ thực sự muốn. Vì vậy, cách tốt nhất để có thể tìm kiếm được thông tin insight khách hàng đó là hãy tiến hành những cuộc phỏng vấn một cách trực tiếp để khách hàng có thể nói lên được mong muốn của họ một cách trực quan nhất.
Những cuộc phỏng vấn trực tiếp thường là những cơ hội vàng để cho bộ phận truyền thông thương hiệu hiểu được khách đang nghĩ gì. Những thông tin thu được sẽ giúp các marketer có thể biết được đâu là thế mạnh mà sản phẩm có thể đáp ứng được.
Xem thêm: Phỏng vấn Marketing – Trả lời câu hỏi chuyên môn “dễ như đi chơi”
Quan sát khách hàng ở môi trường của họ
Việc quan sát khách hàng ở môi trường của họ không chỉ giúp bạn chứng kiến họ thực sự đang sử dụng những sản phẩm nào, mà điều này còn giúp bạn có thể hiểu được mức độ hài lòng mà khách hàng dành cho các sản phẩm đã chọn.
Đối với việc quan sát khách hàng, nhà nghiên cứu sẽ tập trung thu thập các thông tin như: cách người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm, phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm….. Việc quan sát và thu thập các thông tin này sẽ gợi ý những ý tưởng kinh doanh mới mẻ mà bạn chưa nghĩ tới.
Quan sát khách hàng khi mua sản phẩm
Khi ở trong một cửa hàng nhất định, khách hàng sẽ chỉ đơn giản quyết định có mua hay không, hoặc phải hỏi ý kiến từ các tư vấn viên trước. Đây sẽ là những thống tin để giúp bạn tìm ra được insight. Trong đó, bạn sẽ biết được cái gì thực sự quan trọng với khách hàng hiện nay.
Nếu như các sản phẩm bị đang bán trên các nền tảng thương mại điện tử online. Hiện cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ để giúp cho doanh nghiệp biết chính xác người dùng sẽ click vào đâu, những nội dung nào thu hút được người tiêu dùng một cách tối đa. Từ những chỉ báo trên sẽ giúp cho bạn có thể biết được mình đang gặp phải những khó khăn gì nhằm có phương án cải thiện tối ưu.
Tham dự sự kiện, hội chợ
Phương pháp tìm kiếm insight này rất hợp với các doanh nghiệp kinh doanh B2B. Nếu trong một buổi sự kiện, hội chợ nhất định. Bạn nên thuê luôn một gian hàng ngay cạnh với đối thủ. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tìm hiểu rõ ràng nhất về các khách hàng tiếp cận với sản phẩm của đối thủ. Từ đó đối chiếu lại xem mình có thể làm được điều gì tốt hơn để tối đa hóa doanh thu hay không.
Trên đây là chi tiết về insight là gì. Hy vọng các ứng viên đã có thêm những kiến thức nhất định để nâng cao chuyên môn marketing của riêng mình.