Cửa hàng trưởng là gì? Mức thu nhập có hấp dẫn không?
Trong một cửa hàng hay chuỗi cửa hàng, vị trí cửa hàng trưởng sẽ có vai trò quản lý và điều phối công việc cho nhân viên. Để hiểu rõ hơn về cửa hàng trưởng là gì? Những khó khăn nào phải đối mặt? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cửa hàng trưởng là gì?
Cửa hàng trưởng là người đứng đầu trong một cửa hàng, có vai trò là điều hành và quản lý tất cả mọi việc liên quan đến cửa hàng từ nhân sự đến kinh doanh. Mọi hoạt động của nhân sự sẽ được quản lý dưới sự điều hành của cửa hàng trưởng
Xem thêm: Sales manager là gì? Những yếu tố cần có ở trưởng phòng kinh doanh
Công việc của cửa hàng trưởng là gì?
Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà cửa hàng trưởng đảm nhiệm:
Xem thêm: Trưởng phòng kinh doanh: Những điều cần biết không nên bỏ qua
Quản lý nhân viên
- Quản lý tất cả các vị trí công việc và nhiệm vụ của nhân viên cửa hàng
- Điều phối nguồn nhân lực hợp lý
- Bố trí lịch làm việc phù hợp với từng cá nhân
- Thực hiện giám sát, đánh giá tinh thần, điều kiện làm việc của người lao động
Quản lý cửa hàng
- Giữ gìn không gian quán ngăn nắp, sạch sẽ
- Bảo mật các thông tin tài chính của cửa hàng cẩn thận
- Nộp báo cáo định kỳ theo ngày,tháng, quý, năm lên phòng quản lý
- Đảm bảo số lượng hàng hóa phải khớp với số lượng thực có ở cửa hàng
Phối hợp với bộ phận khác
- Kết hợp cùng các bộ phận marketing, tuyển dụng và nghiên cứu để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Phủ rộng thương hiệu, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và phát triển hơn.
Đào tạo nhân viên
- Đối với nhân sự mới: Thực hiện đào tạo bài bản các quy trình bán hàng, phổ biến quy định và các nghiệp vụ bán hàng
- Đối với nhân sự cũ: Kiểm tra đã thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của công việc hay chưa? Đào tạo thêm các nghiệp vụ bổ sung mới.
Quản lý bán hàng
- Theo dõi và cập nhật tình hình bán hàng hàng ngày
- Kiểm tra và thống kê các sản phẩm nào không bán chạy, sản phẩm nào bán chạy, sản phẩm được ưa chuộng nhất
- Dựa vào thống kê đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và thúc đẩy doanh thu bán hàng
- Trình bày và sắp xếp hàng hóa sao cho bắt mắt và có tính thẩm mỹ cao, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp vừa giúp người mua tiếp cận và tìm kiếm sản phẩm theo yêu cầu một cách nhanh chóng.
Xem thêm: 7 bước bán hàng chuyên nghiệp giúp bạn luôn thành công
Quản lý lương
- Ngoài công việc tại cửa hàng thì cửa hàng trưởng sẽ phụ trách thêm việc quản lý tiền lương cho nhân sự
- Dựa vào khối lượng công việc của từng nhân viên và hiệu quả công việc sẽ đưa ra chế độ lương thưởng phù hợp. Nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
Giải quyết phản hồi, khiếu nại
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nên cửa hàng trưởng sẽ còn nắm thêm vai trò quan trọng là giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
- Tiếp nhận các khiếu nại, phản hồi và tìm hướng giải quyết tốt nhất
- Đảm bảo về sự hài lòng của khách hàng
Lập báo cáo
- Thực hiện lập báo cáo định kỳ chính xác cho cấp trên, để tìm ra kế hoạch phát triển tốt hơn trong tương lai
Ngoài ra:
- Cửa hàng trưởng còn phải thường xuyên cập nhật các xu hướng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để đưa ra phương thức bán hàng hiệu quả
- Xác định ngân sách hàng năm và lập kế hoạch chi tiêu, vạch ra các đường lối khắc phục
- Phát triển và kiến tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện
- Tham gia các hội thảo giáo dục, hiệp hội nghề nghiệp,….để trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn
Mức lương của cửa hàng trưởng là bao nhiêu?
Thu nhập của cửa hàng trưởng sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố như kinh nghiệm, quy mô cửa hàng, ngành hàng, hiệu quả kinh doanh,….Tuy nhiên, thu nhập trung bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu/tháng. Thậm chí, nếu có khả năng quản lý tốt mang về lợi nhuận cao thì thu nhập có thể lên đến 25 triệu/tháng.
Ngoài ra, cửa hàng trưởng sẽ nhận thêm các khoản lương thưởng, đãi ngộ hấp dẫn, tiền % hoa hồng,….Tỷ lệ phần tiền hoa hồng sẽ còn tùy thuộc vào từng chính của các doanh nghiệp
Kỹ năng nào cửa hàng trưởng cần có?
Ngoài trình độ chuyên môn, để đạt được vị trí công việc này bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản sau:
Xem thêm: Mô tả công việc và mức lương của trưởng phòng Marketing hiện nay
Kỹ năng giao tiếp
Với vai trò là quản lý, không chỉ làm việc với các bộ phận trong công ty mà thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố giúp phối hợp và làm việc được trơn tru, dễ dàng hiểu ý nhau và tạo ra kết quả công việc chất lượng.
Kỹ năng bán hàng
Trước khi trở thành cửa hàng trưởng thì cần phải có trình độ kỹ năng bán hàng tốt mới có thể quản lý được nhân viên. Giúp cho việc đào tạo nhân viên được dễ dàng, hiểu được tâm lý của nhân sự cấp dưới để có phương pháp quản lý tốt nhất.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Việc giữ chân khách hàng rất quan trọng và cửa hàng trưởng sẽ có vai trò tạo ra những trải nghiệm về sản phẩm/dịch vụ một cách chuyên nghiệp và giúp cho cửa hàng trở nên uy tín trong mắt khách hàng. Có thái độ tốt là yếu tố giúp cho người tiêu dùng dễ dàng quay lại.
Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò quản lý rất nhiều nhân sự cấp dưới, kỹ năng quản lý chính là điều không thể thiếu. Có khả năng đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu, nhìn nhận được cơ hội trong kinh doanh. Ngoài ra, còn giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các nhân sự với nhau, đưa ra các kế hoạch nhân viên phù hợp.
Trên đây là một vài thông tin xoay quanh về chủ đề cửa hàng trưởng là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào? News.timviec mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề này để tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mình nhé. Chúc bạn thành công!