Co founder là gì? Những điểm khác biệt giữa Co founder với founder
“Co founder” là đồng sáng lập và “fouder” là người sáng lập. Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn co founder là gì và nó khác gì với founder nhé!
Tìm hiểu khái niệm Co – founder
Co founder là gì?
“Co founder” hay “co-founder” là từ tiếng Anh mang nghĩa “người đồng sáng lập”. “Founder” là người sáng lập, nó xuất phát từ động từ “Found” có nghĩa là “sáng lập”, “thành lập”, “đặt nền móng”… cho thứ gì đó. Và “Co-” là tiền tố mang nghĩa là “đồng”, “cùng”. Co-founder là một khái niệm cực kỳ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, start-up, khởi nghiệp…

Vai trò của các Co – Founder
Trong lĩnh vực start-up, khởi nghiệp, nếu một công ty chỉ có 1 người làm chủ thì người ấy là “founder” của doanh nghiệp. Còn nếu công ty ấy là công sức gây dựng của từ 2 người trở lên thì họ là các “co-founder” của doanh nghiệp. Có những co-founder đã quá nổi tiếng trong giới kinh doanh mà dù bạn là kẻ “ngoại đạo” cũng không còn xa lạ, ví dụ như:
- Bill Gates và Paul Allen là 2 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn Microsoft
- Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập ra Google
- Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne là 3 nhà đồng sáng lập của tập đoàn Apple
Hình thức đồng sáng lập này rất được các doanh nghiệp trẻ ngày nay ưa chuộng. Lý do là bởi một đội ngũ lãnh đạo thường sẽ dẫn dắt và điều hành doanh nghiệp tốt hơn là chỉ một người cáng đáng hết mọi thứ. Đó chẳng phải đạo lý mà ông cha ta đã dạy từ xưa hay sao?
Tin liên quan – Larry Page là ai? Khám phá tiểu sử của người đồng sáng lập Google
Sự khác biệt giữa Founder và Co-founder
Sau khi phân tích sơ qua về founder và co founder là gì, chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích sâu hơn những điểm khác biệt giữa “founder” và “co founder” nhé!
Như đã nói, “founder” là nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp theo đúng style truyền thống xưa nay. Founder thường là những người hiểu biết sâu rộng, có nhiều ý tưởng đột phá… Họ sẽ dùng sức lực và khả năng của bản thân để tạo ra một doanh nghiệp riêng, một “đế chế” của riêng họ.
Còn co-founder là một nhóm các nhà sáng lập, họ có chung những ý tưởng, hoài bão và mục tiêu. Vì vậy, họ bắt tay với nhau để thành lập nên doanh nghiệp và hợp tác để “đứa con tinh thần” ấy ngày càng phát triển và thịnh vượng.

Các co-founder có sự ràng buộc với nhau khá chặt chẽ. Họ là những người cùng ở chung trên một con thuyền, cùng góp vốn để xây dựng công ty. Vì vậy, trước khi quyết định một vấn đề gì thì họ phải bàn bạc và hỏi ý kiến lẫn nhau. Thường thì không một co-founder riêng lẻ nào có quyền tự quyết định về “đường đi nước bước” của công ty, mọi thứ phải được cả nhóm co-founder thông qua thì mới có thể tiến hành!
Còn founder, họ tự do hơn, không cần phải tham khảo ý kiến của người khác khi quyết định điều gò đó. Họ cũng không cần dùng đến dòng vốn của ai khác. Tuy đây là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của hình thức này. Vì chỉ có một mình nên founder phải tự mình điều hành mọi thứ, tự xem xét và đưa ra các quyết định. Công ty như một con tàu mà họ là người thuyền trưởng duy nhất. Khối lượng công việc họ phải xử lý là rất nhiều và tính chất công việc cũng tương đối phức tạp.
Tham khảo – Công ty Google – Hành trình từ chú bé tí hon trở thành “đế chế” công nghệ nghìn tỷ đô hàng đầu thế giới
Những bất đồng dễ xảy ra giữa các co-founder
Các nhà đồng lập làm việc chung trong một không gian, họ đều thông minh, sáng tạo và có những ý tưởng hay ho của riêng mình. Cũng bởi họ đều giỏi giang và có chính kiến của bản thân nên họ dễ xảy ra bất đồng về nhiều mặt. Dưới đây là một số bất đồng thường gặp giữa các co-founder và cách giải quyết xung đột:
Bất đồng trong tính cách
Người xưa đã dạy rằng “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Chúng ta là những thực thể có tính cách khác biệt, hiếm khi nào tất cả thành viên trong nhóm co-founder của các doanh nghiệp lại có sự trùng lặp về tính cách. Họ có tính cách khác nhau, cách suy nghĩ và hành động cũng khác nhau một trời một vực. Chính vì vậy, trong số những co-founder ấy cần có một người đứng lên để thống nhất quan điểm và đưa ra một cách giải quyết hợp lý khiến những người còn lại đều “tâm phục khẩu phục” và cùng nhau bắt tay vào thực hiện.

Co-founder là những “đầu tàu” của doanh nghiệp, thiếu đi thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Chính vì vậy, họ cần khắc phục những bất đồng trong tính cách. Việc này không phải nhiệm vụ quá khó khăn, chỉ cần họ đặt lợi ích chung của công ty lên hàng đầu thì tự khắc họ sẽ cùng nhìn về một hướng và cùng nhau làm được nhiều điều tuyệt vời!
Xem thêm: 5 công ty marketing digital online có dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam
Bất đồng về mặt cảm xúc
Có rất nhiều Founder và Cofounder thường giấu kín hoặc kìm nén vè những bất đồng cảm xúc của nhau, nhưng nếu như họ kìm nén hoặc bỏ qua cho nhau thì rất khó để làm việc cùng nhau và tạo ra hiệu quả cao. Chỉ khi giải quyết được những bất đồng và thống nhất quan điểm thì làm việc mới hiệu quả. Một khi cảm xúc tích tụ đến đỉnh điểm thì sẽ rất dễ để xảy ra tranh chấp và thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau.
Cách thức làm việc khác biệt
Như đã đề cập, các co-founder hầu như đều là những cá nhân xuất sắc, họ có năng lực vượt trội hơn người và những ý tưởng mới lạ riêng. Vấn đề ở đây là họ có thể có cùng mục tiêu hay đích đến nhưng cách làm việc của họ lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ người A làm việc theo phong cách “chậm mà chắc” nhưng người B lại thích “tốc chiến tốc thắng” chẳng hạn.
Xung đột về cách thức làm việc sẽ khiến mọi việc rối ren và gây ra tổn thất cho chính bản thân các co-founder. Vì vậy, ngay từ thời điểm mới bắt tay hợp tác, họ cần tìm hiểu kỹ về cách làm việc của đối phương và phân chia công việc cho từng cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng nhất có thể. Thông thường, ai có thế mạnh ở mảng nào thì phụ trách mảng đó. Họ làm việc độc lập nhưng vẫn có sự liên kết với nhau.
Bất đồng về quan điểm hoặc mục tiêu kinh doanh
Không phải dễ dàng để người sáng lập có thể tìm được một người bạn cộng sự hoàn hảo. Vì thế việc tìm kiếm cần phải rất thận trọng, không nên qua loa, thậm chí dựa vào cảm tính để lựa chọn có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn.
Tìm được những cộng sự hoàn hảo chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn phải hết sức thận trọng trong quá trình tìm kiếm “bạn đồng hành”, nếu chỉ làm một cách qua loa, đại khái thì sẽ đến lúc bạn có hối hận cũng không kịp! Bất đồng về tính cách, cảm xúc, cách làm việc… đều có thể tìm phương hướng xử lý. Thế nhưng, nếu các co-founder bất đồng ngay trong quan điểm thường ngày hoặc không thống nhất về mục tiêu kinh doanh thì đây quả thực là một “bài toán” khó!

Khi khởi nghiệp, nhiều người hay có suy nghĩ chủ quan rằng họ sẽ chọn một vài người thân quen hoặc bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình… để trở thành co-founder cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, đó đôi khi lại là một quyết định sai lầm! Bạn và họ thân thiết, quý mến nhau, có sự tin tưởng dành cho nhau? Điều đó thật tuyệt nhưng lúc bạn làm việc thực tế với người ta rồi mới nhận ra sự thật oái oăm rằng họ không có quan điểm giống bạn cũng không có cùng mục tiêu.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà các bạn đang là những người “cầm cân nảy mực”. Ban đầu, ai cũng bừng bừng ý chí, nhiệt tình như lửa, cùng hứa sẽ gây dựng một “đế chế” hùng mạnh. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, tất cả đều chán nản, muốn rút lui vì hóa ra không chung một “chiến tuyến”. Doanh nghiệp mà họ gây dựng cũng có nguy cơ biến thành bọt biển bởi những người đi đầu không còn đồng tâm nhất trí!
Lời khuyên cho bạn là đừng chọn người đồng hành một cách qua loa hay thiếu suy xét, cũng đừng tìm co-founder dựa trên tiêu chí họ là người thân hay người quen! Hãy lựa chọn partner một cách thận trọng! Chỉ có người có chung chí hướng, mục tiêu và đam mê với bạn – người cùng nhìn về một hướng với bạn thì mới là người bạn đồng hành thích hợp nhất mà thôi.
XEM THÊM: Tỷ phú Sergey Brin: Thiên tài máy tính đồng sáng lập Google
Trên đây là bài viết của chúng tôi về khái niệm co founder. Bạn đã nắm được co founder là gì, điểm khác biệt của nó với founder… Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn!

Thông tin chung: Trường Đại học Giao thông Vận tải
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 04-07-2022, 17:53Nhắc đến các ngôi trường tại khu vực miền Bắc, Trường Đại học Giao thông Vận tải có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ. Nhưng để biết rõ thông tin về trường thì không phải ai cũng nắm được. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm các dữ liệu về trường...

Học phí Đại học Luật TP HCM và chính sách miễn giảm học phí
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 17:19Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Vậy học phí Đại học Luật TP HCM là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho...

Hướng dẫn sử dụng Excel đơn giản nhất dành cho các newbie
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 13:53Nếu bạn là người mới tiếp xúc với Excel thì bạn cần được "training". Dưới đây là bản hướng dẫn sử dụng Excel đơn giản và dễ hiểu nhất. Cách hiện thanh công cụ (Ribbon Bar) trong Excel đơn giản nhất Cách bỏ dấu trong Excel: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z Excel...
![[HƯỚNG DẪN] Cách bỏ dấu trong Excel: Chi tiết từ A đến Z](https://img.timviec.com.vn/2020/03/cach-bo-dau-trong-excel-1.jpg)
[HƯỚNG DẪN] Cách bỏ dấu trong Excel: Chi tiết từ A đến Z
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 11:28Trong quá trình làm việc với Excel, đôi khi bạn sẽ cần bỏ dấu tiếng Việt trong văn bản. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách bỏ dấu trong Excel trong bài viết dưới dây! Có 2 cách thay đổi tiếng Việt không dấu trong Microsoft Excel: Cách 1: Sử dụng Unikey - Mỗi...

Khám phá cách in 2 mặt trong Excel 2010 và Word nhanh - gọn - lẹ
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 09:58Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách in 2 mặt trong Word, Excel 2010 và các phiên bản Microsoft Word, Excel khác. Nhớ đừng bỏ lỡ nhé! Thủ thuật Excel cơ bản mà dân văn phòng nào cũng phải biết Cách chèn hình ảnh vào Word cực nhanh gọn, dễ thực hiện Cách...

Lập trình VBA Excel là gì và ứng dụng của VBA trong Excel 2022
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 08:38VBA Excel hiểu đơn giản là một ứng dụng ngôn ngữ lập trình áp dụng cho Microsoft Excel. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn VBA Excel là gì nhé! VBA đang ngày càng trở nên phổ biến và đối với những người dùng Excel và việc biết cách sử dụng...

Excel là gì? Những công dụng và cấu trúc của Excel
Kỹ Năng Văn Phòng 04-07-2022, 08:30Excel là ứng dụng bảng tính của Microsoft Office dùng để tính toán và phân tích dữ liệu. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn khái niệm Excel là gì nhé! Hướng dẫn sử dụng Excel đơn giản nhất dành cho các newbie Thủ thuật Excel cơ bản mà dân văn phòng nào cũng phải biết...

Các trường cao đẳng ở Cần Thơ: Danh sách mới nhất
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 02-07-2022, 11:28Các trường Cao đẳng ở Cần Thơ bao gồm có 8 trường được phân bổ rộng khắp trên địa phận của thành phố này. Trong đó có 4 trường tọa lạc tại quận Ninh Kiều, 1 trường nằm tại quận Ô Môn và những trường khác ở tại quận Bình Thủy. Cao đẳng Cần Thơ...

Đại học Luật TP HCM: Điểm chuẩn của trường và cơ hội việc làm
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 01-07-2022, 15:53Đại học Luật TP HCM là một trong những ngôi trường đứng đầu cả nước đào tạo về ngành luật. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp trường thường rất cao chiếm tới 95%. Để hiểu rõ trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh, hãy tham khảo bài viết dưới...

Hoạt động tình nguyện: Những lí do bạn nên tham gia
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 01-07-2022, 14:45Hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn kết nối, giao lưu với nhiều người. Tham gia các hoạt động tình nguyện bạn sẽ học hỏi các kỹ năng mới, thăng tiến sự nghiệp và thậm chí cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Việc cần phải làm đó là tìm cơ hội tình...