Founder là gì? Những điều cần thiết để trở thành một founder hoàn hảo
Founder là gì? Nếu như bạn đang nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh thì đây không còn là thuật ngữ xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Founder là gì?
Founder là thuật ngữ trong lĩnh vực khởi nghiệp chỉ về người sáng lập. Trong kinh doanh Founder được hiểu là chủ doanh nghiệp, người thành lập công ty, đưa tổ chức đó vào vận hành. Khi công ty đi vào vận hành thì Co founder trở thành một doanh nhân.
Những founder là người có ý tưởng tạo lập, xây dựng một tổ chức nhất định. Cùng với đó là vận hành và làm cho tổ chức đó tiếp tục phát triển trong môi trường kinh doanh của riêng mình. Để có thể thành lập một doanh nghiệp, các founder là gì cần phải có ý tưởng và quyết liệu hành động ngay từ các bước đầu tiên. Ngoài ra, những founder cũng cần phải chuẩn bị rất kỹ các nguồn lực như: thời gian, tiền bạc, kiến thức chuyên môn, kế hoạch kinh doanh …..
Cảm hứng để cho một founder có thể định hình được một doanh nghiệp đó là tầm nhìn, mục tiêu của riêng mình. Cùng với đó là việc thể hiện được cá tính của bản thân trong khi vận hành doanh nghiệp. Đôi khi, các founder có thể tạo ra bầu không khí gia đình, mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Một số người lại muốn nhấn mạnh tới sự sáng tạo, đổi mới trong mỗi nhân sự.
Xem thêm: Mark Zuckerberg là ai? Tiểu sử của người sáng lập Facebook
Điểm khác biệt giữa founder, co-founder, CEO là gì?
Khác biệt giữa Founder và co-founder là gì?
- Đối với Founder: Trách nhiệm của những người này đó là đưa ra các ý tưởng mang tính chất khả thi, có thể đem lại doanh thu một cách thường xuyên cho doanh nghiệp. Cùng với đó là việc quyết định đưa ra mô hình kinh doanh nhằm thu hút nguồn lực về con người hoặc các tài nguyên khác nhau nhằm phát triển công ty một cách tối đa.
- Đối với co founder là gì: Đây là những người sẽ hỗ trợ, giúp đỡ cho các Founder nhằm đưa ra các ý tưởng kinh doanh cho công ty trong thị trường mục tiêu của riêng mình. Các Co-Founder sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc dẫn dắt, đào tạo các nhân sự về kỹ năng chuyên môn. Thậm chí cung cấp thêm các tài nguyên về vốn để doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng.
Khác biệt giữa Founder và CEO là gì?
- Đối với Founder: Những người này có thể đã có hoặc chưa có kinh nghiệm về quản lý nhân sự. Tuy nhiên, các founder là gì thường phải rất nhạy bén trong việc nắm bắt được xu hướng kinh doanh để đưa ra một ý tưởng tốt cho doanh nghiệp. Vì thế, điều họ cần chính là một giám đốc điều hành giúp quản lý mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động vận hành của một doanh nghiệp. Ngoài ra, Founder cũng còn phải là một người chịu trách nhiệm cao nhất đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Họ có thể phải gánh những tổn thất nặng về vật chất; tinh thần nếu công ty rơi vào tình trạng thua lỗ.
- Đối với CEO: Các ứng viên sẽ trực tiếp là người giúp cho các founder vận hành mọi công việc của doanh nghiệp. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của các CEO đó là đảm bảo sự cân bằng giữa tầm nhìn của các nhà sáng lập đối với các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp gặp phải tình trạng thua lỗ thì vai trò của CEO cũng chưa khăng khít với doanh nghiệp lắm khi rất nhiều giám đốc điều hành hiện nay đang là những người làm thuê cho các Founder.
Xem thêm: Tiểu sử tỷ phú Bill Gates – Hành trình khởi nghiệp với Microsoft
Những phẩm chất cần có của 1 founder
Không có một quy chuẩn nào được đặt ra về một founder thành công. Nhiều founder còn nhận được những đánh giá tiêu cực về con đường mà họ đi do nhiều người không hiểu được ý tưởng mà họ theo đuổi. Về cơ bản những người sáng lập sẽ ở hữu những phẩm chất cơ bản sau:
Có niềm đam mê mãnh liệt
Phẩm chất đầu tiên và quan trọng nhất của một founder chính là niềm đam mêm với một thứ gì đó. Đó sẽ là động lực để các founder không ngừng học hỏi, dám đương đầu với thử thách để trải nghiệm những thứ mới mẻ. Điều này sẽ là một bàn đạp mạnh mẽ để các founder tích lũy thêm kiến thức và lên kế hoạch thực hiện hóa các dự án khởi nghiệp của bản thân.
Steve Jobs, cựu CEO nổi tiếng của Apple cũng có niềm tin vào sức mạnh của đam mê. Vị CEO này từng nói “Những người có niềm đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn”. Hay nhà sáng lập ra Facebook, Mark Zuckerberg cũng từng nói anh chỉ theo đuổi đam mê của chính mình, chứ không phải là tiền bạc. Tiền bạc chỉ đến sau khi anh ấy đã thành lập Facebook.
Quyết đoán
Một Founder cần có khả năng lãnh đạo tốt, cụ thể hơn họ cần là một người vô cùng quyết đoán. Những cơ hội kinh doanh sẽ không đến quá nhiều lần, do đó cần có sự quyết đoán để kịp thời đưa ra những quyết định sáng suốt để năm bắt thời cơ hay cố gắng để vượt qua những giai đoạn khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp.
Khả năng mở rộng mối quan hệ
Các mối quan hệ chính là tài sản vô giá đối với các founder. Các nhà sáng lập thường rất thích các hoạt động giao lưu, học hỏi từ những người thành công và kết nối với những người cùng chí hướng với bản thân.
Việc kết nối với những người sáng lập đi trước, có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp founder tích lũy thêm nhiều kiến thức và có thể tìm được người hỗ trợ đắc lực cho nhà sáng lập sau này.
Khả năng linh hoạt
Các founder thành công thường rất biết cách nhìn nhận thực tế, chấp nhận sự thay đổi nếu cần thiết. Họ cần cân bằng giữa sự linh hoạt và tính linh hoạt đây là điều vô cùng cần thiết trong thời đại hiện nay khi mọi thứ thay đổi quá nhanh. Nếu không có tính linh hoạt tìm kiếm sự đổi mới bạn có thể dễ dàng bị tụt hậu phía sau.
Cách để trở thành một Founder lý tưởng
Thực tập tại các công ty khởi nghiệp
Việc thực tập, làm việc với các vị trí full time tại các công ty khởi nghiệp là một điều rất quan trọng trước khi bạn tự khởi nghiệp kinh doanh. Những công việc của giai đoạn đầu startup hiện khác biệt rất nhiều so với các công ty đã có tiếng tăm trên thương trường. Bạn sẽ học được cách thức làm việc của các Founder trong quá trình này. Và giai đoạn này cũng sẽ giúp cho bạn có thể học được những điều khác nhau về những cách thức để vượt qua khó khăn của các founder startup.
Học hỏi nhiều hơn từ những mentor
Các mentor – cố vấn là nguồn tài nguyên rất quý giá dành cho các nhà sáng lập. Những người mentor này có thể là các chủ doanh nghiệp của những công ty khác, các giảng viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp tại các trường đại học….. Để có thể có được thành công như bây giờ thì các cố vấn cũng cần phải học hỏi từ nhiều người khác. Vì vậy, hãy cho họ thấy rằng bạn có động lực, muốn học hỏi để có thể phát triển mình lên một bậc mới.
Tham gia các lớp học kỹ năng dành cho doanh nhân
Việc tự sáng lập, điều hành một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần làm nhiều công việc vượt ngoài vòng an toàn của bản thân. Vì thế, hãy tham gia các lớp học dành cho doanh nghiệp để giúp mình để có thể nâng cao thêm các kỹ năng làm việc mà bất kỳ doanh nhân nào cũng cần phải có.
Tham dự sự kiện khởi nghiệp
Khi bạn bắt đầu một công ty, có một mạng lưới hỗ trợ của những người hiểu những thách thức của bạn là vô cùng quý giá. Tham dự các sự kiện khởi nghiệp là một cách tuyệt vời để bắt đầu xây dựng một mạng lưới những người cùng chí hướng. Khi bạn đi đến các sự kiện, hãy cố gắng tập trung vào việc có một vài cuộc trò chuyện ý nghĩa với những người tham gia khác thay vì cố gắng kết nối với nhiều người nhất có thể.
Theo dõi tin tức thường xuyên
Theo kịp với các xu hướng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn vào những gì các công ty khác đang làm. Nó cũng có thể giúp bạn xác định xu hướng kinh doanh của thị trường xung quanh. Bạn có thể tìm thấy cơ hội từ những gì mà bạn học hỏi được từ việc cập nhật tin tức một các thường xuyên.
Xem thêm: Shark Thủy là ai – Tiểu sử và sự nghiệp chủ tịch HĐQT tập đoàn Egroup
Hy vọng với những chia sẻ về Founder là gì ở trên. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và vững tin hơn vào con đường khởi nghiệp của bản thân mình đã lựa chọn