Quản trị doanh nghiệp: Cơ hội việc làm rộng mở cho người trẻ
Trong mọi hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thì hoạt động quản trị luôn phải được đặt lên hàng đầu. Vì thế, các vị trí việc làm về quản trị doanh nghiệp luôn được nhà tuyển dụng săn đón. Vậy quản trị doanh nghiệp là gì?
Tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp tiếng Anh gọi là: Business Management. Đây là một hệ thống các quy tắc, cơ chế mà doanh nghiệp có thể dựa vào để nắm được các hoạt động vận hành, kiểm soát của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, hoạt động của cơ chế quản trị doanh nghiệp sẽ có liên quan đến việc bạn cân bằng được lợi ích của các bên liên quan. Trong đó bao gồm:
- Nhà đầu tư
- Người đồng sáng lập
- Người quản lý
- Khách hàng
- Chính phủ và cộng đồng
Hoạt động quản lý doanh nghiệp hiện cũng đưa ra một số nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. Trong đó sẽ bao gồm rất nhiều các hoạt động quản lý khác nhau như:
- Quản lý tài chính
- Kiểm soát nội bộ
- Đo lường, giám sát chất lượng hiệu quả của công việc
- Công bố các thông tin khác nhau từ lãnh đạo cao cấp của công ty
Ngành quản trị doanh nghiệp là gì?
Ngành quản trị doanh nghiệp là một nhánh nhỏ chuyên sâu của chuyên ngành quản trị kinh doanh. Với ngành học này, các sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản đến nâng cao trong toàn bộ hoạt động quản lý và vận hành một công ty, một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các sinh viên của chuyên ngành quản trị doanh nghiệp cũng sẽ được tích lũy các kỹ năng cần thiết trong các nghiệp vụ như:
- Lập, triển khai kế hoạch kinh doanh
- Vận hành, điều hành hoạt động doanh nghiệp
- Lên dự toán các nguồn kinh phí cần có để thực hiện dự án kinh doanh
- Kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp
- Thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay
XEM THÊM: Hướng dẫn cách viết mẫu mô tả công việc mới nhất cho doanh nghiệp
Chức năng của quản trị doanh nghiệp
Trong hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp cũng như các vấn đề khác nhau có liên quan. Người quản lý doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động quản lý sẽ phải có đủ các chức năng sau:
Chức năng kế hoạch và dự báo
Đây là chức năng đầu tiên mà quy trình quản trị doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo. Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cần phải chắc chắn rằng mình có thể thực hiện đầy đủ các nội dung như:
- Dự báo tình hình, môi trường bên trong, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
- Xác định được mục tiêu kinh doanh cần có theo từng giai đoạn
- Xây dựng được những nguồn lực cần có của doanh nghiệp
- Lên được những công việc chi tiết cần thực hiện trong phạm vi nguồn lực có thể
- Xác định thời gian cần có để đạt được những mục tiêu đã đề ra
Chức năng tổ chức
Trong cơ chế quản lý doanh nghiệp, chức năng tổ chức thực hiện sẽ cần phải được bao quát bởi chủ doanh nghiệp từ bộ máy đến con người. Trong đó, bạn sẽ cần phải biết phân công nhân lực, phân công sự công tác theo đúng năng lực của mỗi cá nhân trong đội nhóm. Bên cạnh đó, việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh sẽ còn bao gồm cả việc xây dựng, ban hành cách chính sách, cơ chế hoạt động để mục tiêu được hiện thực hóa với thời gian nhanh nhất và đem lại hiệu quả tối đa.
Chức năng lãnh đạo
Đây là chức năng rất cần đến tài nghệ quản lý, lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp. Việc điều hành doanh nghiệp là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động có liên quan đến cơ chế, chính sách, phong cách làm việc… Tất cả điều này nhằm khích lệ nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
Chức năng kiểm tra, điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý là điều đặc biệt quan trọng để giúp chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thông tin khác nhau về tình hình thực tế công việc. Chức năng này rất quan trọng khi nó sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ khi có được các thông tin chính xác, chủ doanh nghiệp mới có được những điều chỉnh kịp thời được.
THAM KHẢO – RSM là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý kinh doanh vùng miền
Ngành quản trị doanh nghiệp học những gì?
Ngoài những kiến thức đại cương mà bất cứ sinh viên nào cũng phải học khi. Các sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp sẽ được học thêm những môn chuyên ngành như:
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là chuyên ngành học mà các sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức khác nhau trong những vấn đề tài chính của doanh nghiệp như:
- Lập kế hoạch tài chính theo từng giai đoạn của năm tài chính
- Kiểm soát, chỉ đạo những hoạt động tài chính khác nhau như: mua sắm vật tư, sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp vào các mục tiêu cần thiết
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp luôn được xếp vào hàng đặc biệt quan trọng. Người biết quản trị tài chính tốt không chỉ giúp cho doanh nghiệp có thể tối đa lợi nhuận mà còn có thể nâng tầm doanh nghiệp lên một nấc thang mới.
Quản trị nội bộ doanh nghiệp
Quản trị nội bộ doanh nghiệp có thể hiểu là một hệ thống các phương thức có mục đích cơ cấu lại bộ máy quản lý doanh nghiệp. Trong đó, quyền lợi của các nhóm người đang hoạt động, làm việc trong doanh nghiệp sẽ được đảm bảo một cách tối đa. Khi các sinh viên theo học quản lý doanh nghiệp, bạn cũng sẽ được cung cấp nhưng kiến thức chuyên biệt về việc quản lý các hoạt động đối nội của một tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ có khi hoạt động nội bộ được kiểm soát, quản lý tốt thì bạn mới sẵn sàng cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh trên thương trường.
Tìm hiểu thêm – [Download] Mẫu đánh giá thực hiện công việc dùng cho mọi doanh nghiệp
Quản trị thương hiệu doanh nghiệp
Với môn học quản trị thương hiệu doanh nghiệp, các sinh viên sẽ học được cách thức xây dựng, phát triển thương hiệu theo đúng quy trình. Cùng với đó là những kinh nghiệm làm thế nào để có thể tạo uy tin, tạo niềm tin của thương hiệu trong mắt khách hàng. Những kiến thức của môn quản trị thương hiệu chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc duy trì sức ảnh hưởng của thương hiệu đối với công chúng.
Trong hoạt động kinh doanh thực tế, rất nhiều doanh nghiệp nổi tiêng nhưng sau đó lại không được nhiều người chú ý. Nguyên nhân của vấn đề này đó là do hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp đã không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Học quản trị doanh nghiệp ra trường làm gì?
Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp quan tâm. Khi tốt nghiệp cử nhân ở các trường có đào tạo chuyên ngành này, bạn sẽ có cơ hội việc làm với thu nhập rất hấp dẫn ở các vị trí như:
- Nhân viên thẩm định dự án đầu tư cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước. Thu nhập trung bình: 11.2 triệu
- Quản lý tài chính tại các tập đoàn tài chính, chứng khoán . thu nhập trung bình: 70 triệu
- Trưởng phòng kinh doanh của các doanh nghiệp. Thu nhập trung bình: 26 triệu
- Và rất nhiều vị trí việc làm khác nhau có mức thu nhập rất hấp dẫn theo đúng năng lực
XEM THÊM: Lương của ngành Quản trị Kinh doanh bao nhiêu? Cách để tăng thu nhập?
Trên đây là một số thông tin về quản trị doanh nghiệp là gì và một số vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành này. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm công việc về quản trị thì đừng bỏ lỡ các thông tin tuyển dụng quản lý mới nhất tại website.