CEO là gì? Yêu cầu và tố chất để trở thành CEO doanh nghiệp

CEO là một quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Vậy CEO là gì? Tố chất nào làm nên thành công của ứng viên trong vị trí CEO doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TÌM VIỆC LÀM MỚI NHẤT TẠI ĐÂY!

CEO là gì? 

CEO là dạng viết tắt của từ Chief Executive Officer. Thuật ngữ này được dùng để chỉ giám đốc điều hành của một doanh nghiệp, tổ chức…. Đây là những người quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất của một doanh nghiệp. Đây cũng là đại diện pháp lý cao nhất của một công ty trước các cơ quan pháp luật.

CEO là gì? Yêu cầu và tố chất để trở thành CEO doanh nghiệp - Ảnh 1
CEO nghĩa là gì?

Xem thêm: Nguyễn Thị Phương Thảo là ai – Tiểu sử và sự nghiệp của nữ CEO Vietjet

Công việc của CEO là gì?

Trong một ngày làm việc, các công việc của CEO sẽ cần phải thực hiện gồm những nhiệm vụ sau:

  • Tổ chức, vận hành các chiến lược kinh doanh của công ty định kỳ theo từng tháng, quý.
  • Đánh giá, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Lập những chỉ số KPI để đánh giá, kiểm soát hiệu quả làm việc của trưởng bộ phận.
  • Phê duyệt các đề xuất có liên quan đến hoạt động quyết toán tài chính doanh nghiệp.
  • Xây dựng các kế hoạch phát triển, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với các thị trường mục tiêu.
  • Đại diện công ty gặp gỡ, giao tiếp với các cổ đông, cơ quan chức năng trong các vấn đề nhất định.
  • Nắm bắt tốt những cơ hội kinh doanh từ các thị trường tiềm năng nhất định.

Vai trò của giám đốc điều hành là gì trong doanh nghiệp 

  • Lập kế hoạch, chịu trách nhiệm chính cho việc hướng công ty đi theo đúng tầm nhìn của mình
  • Chỉ đạo các công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh được phê duyệt
  • Đảm bảo công ty có thể tối đa hóa được lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm quảng cáo hình ảnh brand của công ty.
  • Thiết lập các bộ máy quản lý, đưa ra những ý kiến, để xuất nhằm hoàn thiện công ty.
  • Đại diện pháp lý của doanh nghiệp nhằm đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại nhất định.

Điểm khác biệt giữa CEO và founder

Với các CEO

Những CEO giám đốc điều hành thường sẽ phải trực tiếp thực hiện việc vận hành mọi công việc của doanh nghiệp. Đặc biệt, bạn sẽ cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa tầm nhìn của các nhà sáng lập, chủ tịch HDQT với những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Tuy nhiên các CEO thường sẽ không chịu trách nhiệm quá nhiều đối với công ty nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

CEO là gì? Yêu cầu và tố chất để trở thành CEO doanh nghiệp - Ảnh 2
Điểm khác biệt giữa founder và CEO là gì?

Với các Founder 

Các Founder của doanh nghiệp thường là những người đi cùng với doanh nghiệp từ những ngày đầu tiên. Những người này có thể đã có hoặc chưa có kinh nghiệm về quản lý nhân sự. Tuy nhiên, các founder là gì thường phải rất nhạy bén trong việc nắm bắt được xu hướng kinh doanh để đưa ra một ý tưởng tốt cho doanh nghiệp. Vì thế, điều họ cần chính là một giám đốc điều hành giúp quản lý mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động vận hành của một doanh nghiệp.

Thu nhập của CEO có cao không?

Phụ thuộc vào quy mô hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh mà thu nhập của những người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch nhất định. Thông thường, thu nhập hàng tháng của CEO công ty hiện nay như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp trong nước: 18 – 35 triệu/ tháng
  • Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 30 – 80 triệu/ tháng

Có thể thấy rằng, đây là mức thu nhập rất đáng mơ ước đối với các vị trí quản lý cấp cao trên thị trường lao động. Tuy nhiên, do đặc thù là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong hoạt động kinh doanh nên các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên cần phải có các tố chất đặc thù thì mới đảm nhận được các công việc điều hành trên.

Tố chất cần có của một CEO doanh nghiệp 

Kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Đối với một nhân viên CEO, việc có được kiến thức vững chắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau chính là tố chất hàng đầu. Một giám đốc điều hành cần phải có được cái nhìn tổng quan đối với mọi khía cạnh của việc quản trị doanh nghiệp. Do đó, nếu có kiến thức vững chắc ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cho CEO có thể hiểu rõ được công việc đang tiến hành.

Có kiến thức tốt về quản trị 

Những kiến thức quản trị kinh doanh của một CEO không chỉ được tích lũy từ quá trình đào tạo, các giám đốc điều hành doanh nghiệp cần phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những xu hướng quản trị mới để có thể vận hành công ty một cách tốt nhất.

CEO là gì? Yêu cầu và tố chất để trở thành CEO doanh nghiệp - Ảnh 3
Tố chất nào để trở thành CEO là gì?

Kinh nghiệm làm việc 

Những người điều hành, đứng đầu một doanh nghiệp là người không chỉ có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp được thể hiện rõ trong hồ sơ xin việc. Bạn còn phải là một người có nhiều kinh nghiệm sống…. Và để có thể làm được điều này, hãy trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, môi trường làm việc khác nhau.

Chịu được áp lực tốt 

Công việc vận hành một doanh nghiệp thực sự không dễ dàng. Các CEO sẽ phải làm việc dưới rất nhiều áp lực khác nhau. Do đó, khả năng chịu đựng áp lực; sức khỏe tốt sẽ là một yếu tố rất quan trọng để giúp các ứng viên vượt qua khó khăn và làm tốt vai trò của riêng mình trong tổ chức.

Tư duy sáng tạo

Các CEO rất cần sự sáng tạo, bởi đây là một vị trí đứng đầu doanh nghiệp và sẽ định hướng cách làm việc cho công ty. Đã kinh doanh thì cần có sự sáng tạo, điều này sẽ giúp công ty đổi mới xu hướng, làm cho độ nhận diện thương hiệu được tăng lên.

Tầm nhìn chiến lược

CEO cần phải có tầm nhìn kinh doanh để chỉ dẫn và điều hành công ty thật tốt. Một CEO không có tầm nhìn sẽ khó có thể chèo lái doanh nghiệp đi lên trong thời buổi người người nhà nhà làm kinh doanh như thế này, và cuối cùng sẽ bị chìm nghỉm giữa thị trường.

Người truyền cảm hứng

Là người đứng đầu nên CEO cần phải biết cách khuyến khích, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, giúp cho ngọn lửa nhiệt huyết luôn cháy và không bao giờ tắt. Hơn nữa, các nhân viên sẽ nhìn theo tấm gương của CEO để học tập, vậy nên CEO cần phải là người cầm đầu truyền cảm hứng trong công việc cho toàn thể nhân viên.

Làm CEO học ngành gì?

CEO là gì? Yêu cầu và tố chất để trở thành CEO doanh nghiệp - Ảnh 4
Học ngành gì để trở thành CEO?

Không có một quy định nào yêu cầu bạn phải theo học ngành gì để ra làm CEO cả. Điều mà những nhà tuyển dụng quan tâm tới là những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong quá trình học tập, làm việc của bạn. Chính những thứ ấy mới xây dựng nên năng lực làm việc và giúp nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi có nên nhận bạn vào làm ở vị trí CEO hay không.

Tuy nhiên, đối với một số ngành học, bạn có thể được bổ sung các kiến thức và kỹ năng có ích đối với vị trí CEO doanh nghiệp. Để làm CEO, bạn nên theo học ngành Quản trị kinh doanh, bởi đây là một ngành học cách quản trị các hoạt động kinh doanh để duy trì và phát triển các công việc kinh doanh trong công ty với mục đích là mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, hiệu suất kinh doanh được tăng cao. Hoạt động này có liên quan rất nhiều đến cách vận hành công ty nên sẽ liên quan rất nhiều đến vị trí CEO.

Trên đây là những điều cơ bản về CEO là gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của vị trí chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.