C-level là gì? Bí quyết tìm việc làm quản lý cấp cao
Trong các tập đoàn hay công ty lớn, C-level đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chỉ ra định hướng vận hành bộ máy của doanh nghiệp phát triển. Đảm nhiệm một vai trò lớn, vậy C-level là gì? Có những vị trí và yêu cầu công việc ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau
C-level là gì?
C-level hay C-Suite xuất phát từ chữ C trong chữ “Chief” của các chức danh, vị trí cấp cao trong ban quản lý, lãnh đạo tại một doanh nghiệp. Các chức danh sẽ đều bắt đầu từ chữ Chief. Những người thuộc C-level sẽ có trách nhiệm rất lớn trong công việc, thực hiện các quyết định đại diện cho cả một tập đoàn.
Vị trí và trách nhiệm công việc phổ biến trong cấp C-level
Trong cấp C-level gồm các vị trí công việc và trách nhiệm cụ thể như sau:
CMO – Giám đốc marketing
CMO ( Chief Marketing Officer) là giám đốc tiếp thị có vai trò:
- Chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường đưa ra chiến lược cụ thể về một hoạt động quảng cáo, nhận diện thương hiệu,…
- Đại diện cho doanh nghiệp đưa thông điệp đến khách hàng
Dựa vào trình độ chuyên môn và bề dày kinh nghiệm mà mức lương của một giám đốc marketing sẽ có sự chênh lệch rõ ràng. Thông thường, thấp nhất là 10 triệu đồng/tháng đối với những công ty nhỏ và cao nhất là 120 triệu đồng/ tháng đối với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn.
CEO – Giám đốc điều hành
CEO (Chief Executive Officer) là giám đốc điều hành đứng đầu trong cấp C-level giữ trách nhiệm và vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp:
- Lên kế hoạch, chính sách và chiến lược cho hướng đi đúng đắn trong tương lai của doanh nghiệp
- Bao quát toàn bộ quy trình vận hành của công ty
Mức thu nhập của một CEO sẽ được xác định dựa vào hiệu suất làm việc, kinh nghiệm, nơi làm việc,…:
- Doanh nghiệp trong nước: Dao động trong khoảng từ 18 – 35 triệu đồng/ tháng
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Dao động từ 30 – 80 triệu đồng/ tháng
Xem thêm: Nguyễn Thị Phương Thảo là ai – Tiểu sử và sự nghiệp của nữ CEO Vietjet
CFO – Giám đốc tài chính
CFO (Chief Financial Officer) là giám đốc tài chính có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, cụ thể:
- Tìm kiếm, điều phối, sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch tài chính
- Dựa vào phân tích tài chính để cảnh báo những nguy cơ và đưa ra các dự báo trong tương lai
CFO gồm có 4 vai trò chính:
- Catalyst: thấm nhuần tư tưởng, tư duy về tài chính khi thực hiện công việc đánh giá và chấp nhận các rủi ro
- Steward: Dựa vào phương pháp quản lý rủi ro để giữ gìn, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo được tính chính xác của các loại sổ sách.
- Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hay chiến lược phát triển chung trong từng giai đoạn
- Operator: Đảm bảo được hoạt động tài chính hiệu quả.
Mức lương của một CFO tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp:
- Đối với công ty vừa và nhỏ: Mức thu nhập sẽ dao động từ 20 – 25 triệu đồng/tháng
- Đối với doanh nghiệp lớn trong nước: Mức lương bình quân sẽ từ 40 – 50 triệu đồng/tháng. Thậm chí lên đến 100 triệu đồng/tháng nếu có trình độ và năng lực tốt
- Đối với tập đoàn đa quốc gia: Mức thu nhập thường sẽ cao hơn các doanh nghiệp trong nước khoảng 40%
CTO – Giám đốc công nghệ
CTO (Chief Technology Officer) là giám đốc công nghệ có trách nhiệm:
- Giám sát các hệ thống thông tin, phát triển công nghệ
- Lên kế hoạch và triển khai cải tiến hệ thống nội bộ
- Tăng hiệu suất của doanh nghiệp bằng cách sử dụng đến các công nghệ hiện đại
Mức thu nhập của một giám đốc công nghệ sẽ không cố định mà phụ thuộc vào trách nhiệm công việc đảm nhiệm, theo thống kê:
- Đối với doanh nghiệp startup tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của công ty: Mức thu nhập sẽ dao động từ 23 – 50 triệu đồng/tháng
- Đối với công ty lớn: thu nhập lên đến 3.407$/tháng
CHRO – Giám đốc nhân sự
CHRO (Chief Human Resources Officer) là giám đốc nhân sự đứng đầu trong việc quản lý và sử dụng lao động tại một doanh nghiệp với trách nhiệm:
- Lên kế hoạch, triển khai quy trình tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và giám sát nhân viên
- Đưa ra các chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực cho công ty
- Hỗ trợ phát huy tối đa năng lực sáng tạo của các nhân sự tiềm năng, trở thành nguồn tài nguyên quý báu, vững mạnh cho doanh nghiệp.
CHRO được đánh giá là một vị trí rất áp lực, vì vậy mức thu nhập của họ cũng tương xứng với những công sức đã bỏ ra. Tùy thuộc vào năng lực, mô hình doanh nghiệp mức thu nhập sẽ được xác định:
- Đối với quy mô vừa và nhỏ: Thu nhập dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng
- Đối với quy mô lớn ( công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn,..): Mức thu nhập có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp
Các yếu tố cần có của một nhân sự C-level là gì?
Các nhân sự trong cấp C-level đều là các nhà lãnh đạo cấp cao, đều cần phải có những yếu tố quan trọng sau:
- Khả năng thuyết phục, đàm phán hỗ trợ các nhận sự trong cấp C-level có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện nhiều công việc
- Có trình độ, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đang quản lý
- Tư duy chiến lược, tầm nhìn tốt
- Khả năng giao tiếp tốt, giúp truyền đạt các thông tin đến các bộ phận được rành mạch, rõ ràng,…
- Có khả năng lãnh đạo và định hướng được các bộ phận cải tiến và phát triển hiệu quả nhất
- Khả năng truyền cảm hứng tích cực đến các nhân sự trong doanh nghiệp
- Có khả năng đánh giá các chỉ số được khách quan, toàn diện
- Nhạy bén và linh hoạt trong cách giải quyết các vấn đề xảy ra.
Làm thế nào để tìm được việc làm quản lý cấp cao
Để trở thành một trong những nhân sự cấp C-level, không phải điều dễ dàng, cần vượt qua rất nhiều thử thách và một nỗ lực lớn. Dưới đây là 2 bí quyết giúp việc tìm việc làm quản lý cấp cao trở nên dễ dàng hơn:
Xem thêm: Những lý do khiến bạn thất bại khi mở rộng mối quan hệ trong công việc
- Đầu tiên, cần tự tin vào các khả năng, kỹ năng và năng lực của bản thân, số năm kinh nghiệm đã làm việc trong nghề,..
- Thứ hai là hãy mở rộng mạng lưới quan hệ trong quá trình làm việc, tiếp xúc và làm quen với các chuyên gia nhân sự trực tiếp tuyển dụng các vị trí cấp cao cho doanh nghiệp của họ. Điều đó, sẽ gia tăng khả năng ứng tuyển thành công vào vị trí cấp cao.
Mong rằng, với những thông tin trên đây xoay quanh về chủ đề “ C-level là gì? Có những vị trí, nhiệm vụ công việc cụ thể ra sao?” Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cấp C-level để có được định hướng rõ ràng trong tương lai. Chúc bạn thành công!