Lương giảng viên đại học năm 2023: Hệ số lương & công thức tính
Mức thu nhập hay lương giảng viên đại học là vấn đềđược những người theo con đường giảng dạy này rất quan tâm. Vậy mức lương của các giảng viên tại các trường đại học có cao không? Để có đáp án chính xác cho câu hỏi, hãy cùng News.timviec tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Phân loại lương giảng viên
Giảng viên trong các trường đại học đều là những người có trình độ chuyên môn cao từ bậc Thạc sĩ trở lên. Vì vậy mà cách tính lương của giảng viên không chỉ dựa vào việc người giáo viên đứng trên giảng đường bao nhiêu tiết mà còn dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá khác.
Trên thực tế, hiện nay mức lương của giảng viên đại học sẽ được phân loại như sau:
- Lương giảng viên chính thức
- Lương giảng viên hợp đồng
- Lương giảng viên vào biên chế
- Lương giảng viên viên chức
- Lương giảng viên đã nghỉ hưu
- Lương giảng viên thuê ngoài
Vì vậy, ứng với mỗi vị trí công việc sẽ có những công thức tính lương khác nhau. Ngoài ra, lương của giảng viên đại học còn dựa vào ngạch lương, do đó mỗi giảng viên sẽ có một mức lương không giống nhau.
XEM THÊM>>> Công thức tính lương giáo viên THCS mới nhất
Các bậc lương, hệ số lương giảng viên
Các bậc lương giảng viên
Hiện nay, mức lương của như cách tính cùng ngạch và bậc lương của giảng viên đại học đã được chỉnh sửa theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ. Với quy định mới, lương giảng viên đại học được chia ra thành 3 nhóm ngạch lương đó là:
- Viên chức loại A3: Trong đó bao gồm những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 đối với hệ số lương cùng mức lương đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có những sự khác biệt về cấp bậc và thưởng
- Viên chức thuộc nhóm A2: Có nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương
- Viên chức loại A1: Với nhóm giảng viên thông thường
>> Xem thêm: Lương giáo viên , hệ số lương và bậc lương mới nhất
Hệ số lương giảng viên đại học
Mỗi loại viên chức sẽ được chia ra nhiều hệ số lương theo trình độ học vấn. Khi mới bắt đầu bước chân vào ngành, các giảng viên sẽ nhận lương ở mức hệ số khởi điểm. Sau đó, tùy vào thâm niên cũng như trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà hệ số lương sẽ có những sự thay đổi.
Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 3 bậc, cụ thể là:
- Hệ số lương Đại học giữ ở mức: 2,34
- Hệ số lương Cao đẳng giữ ở mức: 2,1
- Hệ số lương Trung cấp giữ ở mức: 1,86
THAM KHẢO – Lương giáo viên THPT: Công thức tính lương theo hệ số giáo viên THPT
Cách tính lương giảng viên đại học
Đối với giảng viên đại học là viên chức
Mức lương cơ sở hiện được áp dụng theo quy định mới nhất là 1.490.000 đồng/tháng. Công thức tính lương của giảng viên đại học như sau:
|
Đối với giảng viên ký hợp đồng lao động
Ngoài giảng viên đại học là viên chức thì cũng có rất nhiều giảng viên lựa chọn ký kết hợp đồng lao động với các trường đại học. Khi đó họ sẽ được hưởng chế độ lương thưởng theo thỏa thuận với đại diện phía nhà trường như trước đó . Tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trong đó, mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
- Các trường thuộc vùng I: 4.680.000 đ/tháng
- Các trường thuộc vùng II: 4.160.000 đ/tháng
- Các trường thuộc vùng III: 3.640.000 đ/tháng
- Các trường thuộc vùng IV: 3.250.000 đ/tháng
Bảng lương giảng viên đại học hiện nay
Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 |
Giáo sư và Giảng viên cao cấp (A3.1) | |||||||
Hệ số lương | 6.2 | 6.56 | 6.92 | 7.28 | 7.64 | 8.00 | |
Mức lương hiện hành (áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000đ/tháng) | 9.238 | 9.7744 | 10.310 | 10.847 | 11.383 | 11.920 | |
Phó Giáo sư – Giảng viên chính (A2.1) | |||||||
Hệ số lương | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 |
Mức lương hiện hành (áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000đ/tháng) | 6.556 | 7.062 | 7.563 | 8.075 | 8.582 | 9.089 | 9.595 |
Giảng viên (A1) | |||||||
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 |
Mức lương hiện hành (áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000đ/tháng) | 3.486 | 3.978 | 4.470 | 4.961 | 5.453 | 5.945 | 6.436 |
Giảng viên đại học hạng I (Mã số: V.07.01.01)
Theo dự thảo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp được quy định theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6.20 – 8.00 với điều kiện:
- Có bằng tiến sĩ,
- trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2),
- có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng I),
- trình độ tin học đạt chuẩn.
Giảng viên đại học hạng II (Mã số: V.07.01.02)
Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4.40 – 6.78 với điều kiện:
- Có bằng thạc sĩ trở lên,
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng II),
- Trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1),
- Trình độ tin học đạt chuẩn.
Giảng viên đại học hạng III (Mã số: V.07.01.03)
Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2.34 – 4.98 với điều kiện:
- Có bằng thạc sĩ trở lên,
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên đại học (hạng II),
- Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2),
- Trình độ tin học đạt chuẩn.
XEM THÊM: Mức lương giáo viên tiểu học và công thức tính lương chuẩn
Qua bài viết trên, News.timviec đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến lương giảng viên đại học. Hy vọng rằng, những thông tin của chúng tôi hữu ích đối với các độc giả đang tìm việc trong ngành giáo dục. Mọi thắc mắc các bạn có thể gửi về địa chỉ [email protected] để được chúng tôi giải đáp kịp thời nha!