Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder

Trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp thì thuật ngữ founder và co-founder không còn quá xa lạ. Tuy nhiên so với founder thì khái niệm co-founder vẫn còn khá mới và chưa được nhiều người biết đến. Vậy Co-Founder là gì? Sự khác biệt giữa hai chức danh này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Co founder là gì?

Co-founder dịch sang tiếng Việt nghĩa là người đồng sáng lập, trong đó founder mang ý nghĩa là người sáng lập, còn “co” nghĩa là đồng. Co founder dùng để chỉ sự hợp tác/đồng sáng lập giữa 2 hay nhiều người để cấu thành nên một doanh nghiệp, tổ chức cụ thể.

Nếu như trong một doanh nghiệp có từ 2 người trở lên cùng làm chủ thì những người đó sẽ được gọi là co-founder của doanh nghiệp đó. Phương thức đồng sáng lập trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay xuất hiện khá rộng rãi nhất là đối với các doanh nghiệp startup, mới thành lập.

Dưới sự điều hành bởi đội ngũ theo hình thức đồng sáng lập này thì doanh nghiệp sẽ được vận hành một cách kỹ lưỡng, được đầu tư nhiều chất xám, có khả năng lớn mạnh hơn trong một thời gian ngắn.

Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder - Ảnh 1
Co founder là gì?

Vai trò và trách nhiệm của Co-Founder

Co-founder chính là người đồng sáng lập hoặc cùng hợp tác với Founder để đưa ra những ý tưởng, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp đi đúng hướng và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể thấy hình thức đồng sáng lập này được rất nhiều doanh nghiệp trẻ hiện nay ưa chuộng bởi sự đồng hành của một đội ngũ lãnh đạo sẽ dẫn dắt và điều hành doanh nghiệp tốt hơn so với chỉ có một người chèo chống.

Có thể lấy ví dụ về những co-founder nổi tiếng như:

  • Bill Gates và Paul Allen là 2 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn Microsoft
  • Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập ra Google
  • Steve Jobs, Steve WozniakRonald Wayne là 3 nhà đồng sáng lập của tập đoàn Apple
Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder - Ảnh 2
Vai trò và trách nhiệm của Co founder

Tham khảo: Startup là gì? Bí kíp Startup hiệu quả không phải ai cũng biết

Sự khác biệt giữa Founder và Co-founder

So sánh giữa Founder và Co-founder thì founder là nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp theo đúng style truyền thống xưa nay. Founder thường là những người hiểu biết sâu rộng, có nhiều ý tưởng đột phá… Họ sẽ dùng sức lực và khả năng của bản thân để tạo ra một doanh nghiệp riêng, một “đế chế” của riêng họ.

Còn co-founder là một nhóm các nhà sáng lập, họ có chung những ý tưởng, hoài bão và mục tiêu. Vì vậy, họ bắt tay với nhau để thành lập nên doanh nghiệp và hợp tác để “đứa con tinh thần” ấy ngày càng phát triển và thịnh vượng.

Các co-founder có sự ràng buộc với nhau khá chặt chẽ. Họ là những người cùng ở chung trên một con thuyền, cùng góp vốn để xây dựng công ty. Vì vậy, trước khi quyết định một vấn đề gì thì họ phải bàn bạc và hỏi ý kiến lẫn nhau. Thường thì không một co-founder riêng lẻ nào có quyền tự quyết định về “đường đi nước bước” của công ty, mọi thứ phải được cả nhóm co-founder thông qua thì mới có thể tiến hành!

Còn founder, họ tự do hơn, không cần phải tham khảo ý kiến của người khác khi quyết định điều gì đó. Họ cũng không cần dùng đến dòng vốn của ai khác. Tuy đây là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của hình thức này. Vì chỉ có một mình nên founder phải tự mình điều hành mọi thứ, tự xem xét và đưa ra các quyết định. Công ty như một con tàu mà họ là người thuyền trưởng duy nhất. Khối lượng công việc họ phải xử lý là rất nhiều và tính chất công việc cũng tương đối phức tạp.

Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder - Ảnh 3
Phân biệt giữa Founder và Co-founder

Tham khảo –  Công ty Google – Hành trình từ chú bé tí hon trở thành “đế chế” công nghệ nghìn tỷ đô hàng đầu thế giới

Những tố chất cần có của một co-founder 

Có kỹ năng mà người Founder đang thiếu

Co-founder cần có những kỹ năng mà người Founder đang thiếu. Điều này sẽ giúp mọi người có thể bổ sung khả năng cho nhau, thúc đẩy công ty phát triển tốt hơn.

Cùng chí hướng với Founder

Người đồng sáng lập cần có cùng chí hướng với Founder. Như vậy họ mới có thể đi lâu dài với dự án hơn và tạo nên sự thành công cho dự án.

Trung thành và minh bạch

Vì co-founder là người đồng hành với nhà sáng lập công ty nên họ phải tuyệt đối trung thành và luôn rõ ràng, minh bạch trong mọi tình huống. Đồng thời, cần dám nói lên quan điểm, chính kiến của mình để góp ý cùng Founder phát triển công ty.

Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder - Ảnh 4
Tố chất cần có của một co-founder

Những bất đồng dễ xảy ra giữa các co-founder

Các nhà đồng lập làm việc chung trong một không gian, họ đều thông minh, sáng tạo và có những ý tưởng hay ho của riêng mình. Cũng bởi họ đều giỏi giang và có chính kiến của bản thân nên họ dễ xảy ra bất đồng về nhiều mặt. Dưới đây là một số bất đồng thường gặp giữa các co-founder và cách giải quyết xung đột:

Bất đồng trong tính cách

Người xưa đã dạy rằng “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Chúng ta là những thực thể có tính cách khác biệt, hiếm khi nào tất cả thành viên trong nhóm co-founder của các doanh nghiệp lại có sự trùng lặp về tính cách. Họ có tính cách khác nhau, cách suy nghĩ và hành động cũng khác nhau một trời một vực. Chính vì vậy, trong số những co-founder ấy cần có một người đứng lên để thống nhất quan điểm và đưa ra một cách giải quyết hợp lý khiến những người còn lại đều “tâm phục khẩu phục” và cùng nhau bắt tay vào thực hiện.

Co-founder là những “đầu tàu” của doanh nghiệp, thiếu đi thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Chính vì vậy, họ cần khắc phục những bất đồng trong tính cách. Việc này không phải nhiệm vụ quá khó khăn, chỉ cần họ đặt lợi ích chung của công ty lên hàng đầu thì tự khắc họ sẽ cùng nhìn về một hướng và cùng nhau làm được nhiều điều tuyệt vời!

Xem thêm: 5 công ty marketing digital online có dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam

Bất đồng về mặt cảm xúc

Có rất nhiều Founder và Cofounder thường giấu kín hoặc kìm nén vè những bất đồng cảm xúc của nhau, nhưng nếu như họ kìm nén hoặc bỏ qua cho nhau thì rất khó để làm việc cùng nhau và tạo ra hiệu quả cao. Chỉ khi giải quyết được những bất đồng và thống nhất quan điểm thì làm việc mới hiệu quả. Một khi cảm xúc tích tụ đến đỉnh điểm thì sẽ rất dễ để xảy ra tranh chấp và thậm chí là tiêu diệt lẫn nhau.

Cách thức làm việc khác biệt

Như đã đề cập, các co-founder hầu như đều là những cá nhân xuất sắc, họ có năng lực vượt trội hơn người và những ý tưởng mới lạ riêng. Vấn đề ở đây là họ có thể có cùng mục tiêu hay đích đến nhưng cách làm việc của họ lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ người A làm việc theo phong cách “chậm mà chắc” nhưng người B lại thích “tốc chiến tốc thắng” chẳng hạn.

Xung đột về cách thức làm việc sẽ khiến mọi việc rối ren và gây ra tổn thất cho chính bản thân các co-founder. Vì vậy, ngay từ thời điểm mới bắt tay hợp tác, họ cần tìm hiểu kỹ về cách làm việc của đối phương và phân chia công việc cho từng cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng nhất có thể. Thông thường, ai có thế mạnh ở mảng nào thì phụ trách mảng đó. Họ làm việc độc lập nhưng vẫn có sự liên kết với nhau.

Bất đồng về quan điểm hoặc mục tiêu kinh doanh

Không phải dễ dàng để người sáng lập có thể tìm được một người bạn cộng sự hoàn hảo. Vì thế việc tìm kiếm cần phải rất thận trọng, không nên qua loa, thậm chí dựa vào cảm tính để lựa chọn có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn.

Tìm được những cộng sự hoàn hảo chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn phải hết sức thận trọng trong quá trình tìm kiếm “bạn đồng hành”, nếu chỉ làm một cách qua loa, đại khái thì sẽ đến lúc bạn có hối hận cũng không kịp! Bất đồng về tính cách, cảm xúc, cách làm việc… đều có thể tìm phương hướng xử lý. Thế nhưng, nếu các co-founder bất đồng ngay trong quan điểm thường ngày hoặc không thống nhất về mục tiêu kinh doanh thì đây quả thực là một “bài toán” khó!

Co founder là gì? Phân biệt giữa founder và co-founder - Ảnh 5
Bất đồng về quan điểm hoặc mục tiêu trong kinh doanh

Khi khởi nghiệp, nhiều người hay có suy nghĩ chủ quan rằng họ sẽ chọn một vài người thân quen hoặc bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình… để trở thành co-founder cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, đó đôi khi lại là một quyết định sai lầm! Bạn và họ thân thiết, quý mến nhau, có sự tin tưởng dành cho nhau? Điều đó thật tuyệt nhưng lúc bạn làm việc thực tế với người ta rồi mới nhận ra sự thật oái oăm rằng họ không có quan điểm giống bạn cũng không có cùng mục tiêu.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà các bạn đang là những người “cầm cân nảy mực”. Ban đầu, ai cũng bừng bừng ý chí, nhiệt tình như lửa, cùng hứa sẽ gây dựng một “đế chế” hùng mạnh. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, tất cả đều chán nản, muốn rút lui vì hóa ra không chung một “chiến tuyến”. Doanh nghiệp mà họ gây dựng cũng có nguy cơ biến thành bọt biển bởi những người đi đầu không còn đồng tâm nhất trí!

Lời khuyên cho bạn là đừng chọn người đồng hành một cách qua loa hay thiếu suy xét, cũng đừng tìm co-founder dựa trên tiêu chí họ là người thân hay người quen! Hãy lựa chọn partner một cách thận trọng! Chỉ có người có chung chí hướng, mục tiêu và đam mê với bạn – người cùng nhìn về một hướng với bạn thì mới là người bạn đồng hành thích hợp nhất mà thôi.

Kinh nghiệm startup dành cho các Co founder

Đối với các Co founder thì vấn đề chia phần trăm lợi nhuận, cổ phần hay nghĩa vụ của những người đồng sáng lập là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi bắt đầu quá trình start up. Theo kinh nghiệm chia sẻ từ nhiều nhà đồng sáng lập thì dưới đây sẽ là những con số thích hợp để cho một tổ chức có thể bắt đầu vận hành với phương thức đồng sáng lập:

  • 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các Co-founder nhận được
  • Số lượng Co founder lớn nhất của một công ty startup là 4 người. Nếu trong một doanh nghiệp có lớn hơn 6 người thì cần phải xem xét lại nhiệm vụ của mỗi người đồng sáng lập và cần cắt giảm đi nếu có thể.
  • Các co founder nên được giao quyền hành trong vòng ít nhất 4 năm, như vậy sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong tương lai nếu như các co founder xảy ra sự xung đột.
  • Trong đội ngũ nhà quản trị của doanh nghiệp sẽ có nhà sáng lập và những người đồng sáng lập. Họ sở hữu những kinh nghiệm và kiến thức để có thể hỗ trợ nhau trong việc điều hành doanh nghiệp. Đây là đội nhóm lý tưởng để có thể vận hành doanh nghiệp một cách tốt nhất.
  • Nên tìm kiếm những co founder có chung lý tưởng, quand điểm trong hoạt động kinh doanh để có thể hạn chế được tối đa những tranh cãi, bất đồng có thể xảy ra ở trong tương lai, tránh những bất đồng không đáng có trong quá trình làm việc.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về khái niệm co founder là gì. Bạn đã nắm được co founder là gì, điểm khác biệt của nó với founder… Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.