Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ

Nhân viên kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên kinh doanh? Dưới đây là những phân tích thú vị và xúc tích sẽ không làm bạn thất vọng. Chính vì vậy, đừng chần chừ đọc ngay có thêm nhiều kinh nghiệm nữa nhé !

KHÁM PHÁ VIỆC LÀM KINH DOANH LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là người làm việc trong lĩnh vực kịnh doanh để thúc đẩy doanh số, tạo ra lợi nhuận cho công ty. Công việc của họ có thể bao gồm việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thảo luận các sản phẩm, dịch vụ với khách hàng, đàm phán hợp đồng và duy trì mối quan hệ sau bán hàng đẻ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Đôi khi, họ cũng có thể tham gia vào việc phân tích thị trường và dự đoán xu hướng tiêu dùng để phát triển chiến lược kinh doanh.

Tham khảo: Tất tần tật những điều cơ bản về Sale Admin mà bạn cần nắm rõ

Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ - Ảnh 1
Nhân viên kinh doanh là gì?

Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Trong một ngày làm việc, các nhân viên kinh doanh sẽ cần phải thực hiện một số công việc cơ bản gồm:

Tạo lập, duy trì các mối quan hệ với khách hàng

Việc tạo lập, duy trì được mối quan hệ với các khách hàng chính là công việc thường ngày của một nhân sự làm kinh doanh. Công việc nay bao gồm: tìm kiếm những khách hàng mới, duy trì các mối quan hệ với những khách hàng cũ đã từng sử dụng sản phẩm.

Để có thể tìm kiếm, duy trì các mối quan hệ với các khách hàng không phải chuyện dễ dàng. Bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân tâm lý vững vàng vì sẽ phải tương tác với khách một cách thường xuyên.

Trình bày kế hoạch cho cấp quản lý 

Nhân viên kinh doanh thường phải làm việc chặt chẽ với cấp quản lý để đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Trình bày kế hoạch cho cấp quản lý đòi hỏi họ phải giải thích một cách rõ ràng và thuyết phục về những gì họ đề xuất làm để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Trước hết, nhân viên kinh doanh cần phân tích thị trường và môi trường kinh doanh, đánh giá đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. Dựa trên thông tin này, họ đề xuất các mục tiêu cụ thể và đo lường được mà họ muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Tiếp theo, họ đề xuất các chiến lược và kế hoạch cụ thể để đạt được các mục tiêu này. Điều này bao gồm việc nêu rõ cách tiếp cận khách hàng, chiến lược tiếp thị và bán hàng, và cách duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Cuối cùng, họ cần đề xuất các chỉ số hiệu suất và phương pháp đo lường để theo dõi tiến độ và hiệu suất của kế hoạch. Điều này giúp cấp quản lý đánh giá được liệu kế hoạch có đang tiến triển tốt không và có cần điều chỉnh gì để đạt được mục tiêu kinh doanh không.

Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ - Ảnh 2
Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm trình bày kế hoạch với quản lý

Tìm hiểu rõ về sản phẩm của công ty 

Nhân viên bán hàng phải dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về các tính năng, ưu điểm, và lợi ích của sản phẩm. Họ cần hiểu rõ cách sản phẩm hoạt động và cách nó có thể giải quyết các vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, nếu không hiểu được về sản phẩm, bạn có thể khiến khách hàng đánh giá bạn là một sale thiếu chuyên nghiệp.

Nắm rõ quy trình bán hàng 

Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động bán hàng nào, bạn cần nắm rõ các bước trong quy trình bán hàng:

  • Xác định mục tiêu bán hàng
  • Xây dựng kế hoạch bán hàng
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Tiếp cận và tư vấn khách hàng
  • Quản lý quá trình bán hàng
  • Theo dõi và đánh giá

Xử lý, hoàn thành hợp đồng mua bán cho khách hàng 

Các nhân viên sale cũng sẽ cần phải hoàn thiện các thủ tục khác nhau như:

  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc
  • Lập hợp đồng mua bán
  • Kiểm tra và xác nhận thông tin
  • Chuẩn bị và giao hợp đồng
  • Theo dõi và hỗ trợ sau bán hàng

Xem thêm: 5 bước xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Các vị trí việc làm trong ngành kinh doanh 

Ngoài việc làm nhân viên kinh doanh , các ứng viên sẽ còn có thể lựa chọn những vị trí khác nhau trong bộ phận này tại các doanh nghiệp. Cụ thể:

Nhân viên phát triển kinh doanh

Nhân viên phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh với các đối tác, khách hàng và khách hàng tiềm năng. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc tìm kiếm cơ hội mới, phát triển chiến lược kinh doanh, và tăng cường doanh số bán hàng. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc chính của một nhân viên phát triển kinh doanh:

  • Tiếp nhận, sàng lọc danh sách khách hàng tiềm năng từ chiến dịch Marketing để trở thành đối tượng cho khâu sales
  • Gọi điện thoại/gửi email giới thiệu công ty và sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng
  • Báo cáo lên các cấp trên về tiến độ, kết quả kinh doanh; nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
  • Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, tạo dựng lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp
  • Làm việc với đội ngũ phát triển sản phẩm để xây dựng các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Nhân viên telesales 

Công việc chính:

  • Gọi điện thoại cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng về sản phẩm/dịch vụ
  • Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách
  • Báo cáo với cấp trên về tiến độ và kết quả kinh doanh hàng tuần
  • Quản lý thông tin khách hàng và liên tục cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu

Quản lý cửa hàng 

Công việc chính

  • Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ hàng hóa, nhân viên, khách hàng và các vấn đề liên quan đến cửa hàng
  • Kiểm tra, giao việc, đốc thúc nhân viên; lưu tâm góp ý và tạo động lực làm việc cho nhân viên
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tại cửa hàng cùng với Ban Giám đốc

Nhân viên quản lý đơn hàng 

Công việc chính

  • Tiếp nhận đơn hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng
  • Tham gia vào quá trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng cho mẫu trước khi gửi cho khách
  • Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng
  • Làm việc với các bộ phận kỹ thuật, mua hàng và vật tư để đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất

Trưởng phòng kinh doanh

Công việc chính:

  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
  • Lên kế hoạch, triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp
  • Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước ban quản trị
  • Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh
  • Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales

Giám đốc kinh doanh

Công việc chính:

  • Xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững tập trung vào việc tăng doanh thu và mức độ hài lòng của khách hàng
  • Trình bày một cách thuyết phục tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp và giá trị sản phẩm tới các đối tác
  • Đào tạo các nhân viên mới thành các nhân viên kinh doanh xuất sắc
  • Tiến hành nghiên cứu để tìm kiếm thị trường mới và phát hiện nhu cầu khách hàng

5 kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh

Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi và xuất sắc bạn cần có đủ 5 kỹ năng cơ bản dưới đây:

Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ - Ảnh 3
Yếu tố tạo nên một nhân viên kinh doanh xuất sắc
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Vốn kiến thức và chuẩn đoán tốt.
  • Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị.
  • Kỹ năng hợp tác.
  • Hòa đồng vui vẻ, chỉnh chu và luôn mỉm cười.

Tiêu chí để đánh giá một Nhân viên kinh doanh 

Để đánh giá được đâu là một nhân sự làm việc phù hợp, các cấp quản lý trong doanh nghiệp thường dựa trên một số tiêu chí như:

Thái độ làm việc

  • Sự trung thực: Những nhân viên KD có sự trung thực với khách hàng, với quản lý sẽ luôn biết được đâu là đúng, đâu là sai để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất
  • Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng: Nhân viên kinh doanh đặc biệt phải luôn có thái độ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người thì công việc mới đạt được hiệu quả.
  • Chí cầu tiến: Khi nhân sự có chí cầu tiến, nhân viên kinh doanh sẽ luôn chủ động tiếp thu, học hỏi mọi người xung quanh để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc và sẽ luôn cố gắng đạt được những mục tiêu lớn hơn đã đề ra.

Năng lực chuyên môn 

  • Mức độ chuyên cần trong công việc: Xem xét xem nhân viên kinh doanh có tuân thủ đúng quy định về giờ làm việc hay không, đi làm có chuyên cần và nghỉ việc có báo trước hay không.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Đây là tiêu chí chuẩn nhất để đánh giá năng lực của một nhân viên. Qua đó, nhà quản lý có thể xem xét được năng lực của nhân viên kinh doanh để có kế hoạch đào tạo những thứ còn yếu và thiếu sót của nhân viên, giúp nhân viên kinh doanh làm việc đạt hiệu quả tốt hơn.

Kết quả kinh doanh

Dưới đây là một số tiêu chí chính để đánh giá kết quả kinh doanh của nhân viên kinh doanh:

  • Doanh số bán hàng
  • Doanh số tăng trưởng
  • Khách hàng mới và duy trì khách hàng
  • Lợi nhuận hoặc lợi nhuận gộp
  • Chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng
Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ - Ảnh 4
Có nên làm nhân viên kinh doanh hay không?

Tham khảo: Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì? Công việc của vị trí này trong kinh doanh

Mức lương của một nhân viên kinh doanh hiện tại là bao nhiêu? 

Đối với một nhân sự làm kinh doanh mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập của bạn sẽ nằm trong khoảng 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ/tháng chưa bao gồm các khoản thưởng theo doanh số. Mặc dù đây là mức lương không cao, nhưng đây sẽ là cơ hội để bạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc để phát triển về sau.

Trung bình trên thị trường lao động, mức thu nhập của nhân viên kinh doanh hiện tại cụ thể:

  • Với ứng viên có 1 – 3 năm kinh nghiệm: 8.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ/tháng. Nếu thêm tiền thưởng doanh số thì có thể lên tới 9.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ/tháng. 
  • Với ứng viên có số năm kinh nghiệm lâu hơn: 12.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng gồm lương cứng, chiết khấu doanh số.

Xem thêm: Khảo sát bảng lương nhân viên kinh doanh trên toàn quốc

Nhân viên kinh doanh là một nghề rất thích hợp cho những bạn năng động và thích thử thách. Luôn có ý chí cầu tiến và kiên trì với mục đích của mình. Thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã có một cách nhìn tổng quan về một nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần rèn luyện để trở thành một nhân viên kinh doanh thành công.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.