Market economy là gì? Phân tích ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trườn g từ lâu đã là một thuận ngữ rất quen thuộc. Bạn thật sự quan tâm đến Market economy là gì? Các quy luật hiển nhiên của nền kinh tế thị trường ra sao? Bài viết dưới đây của News.timviec.com.vn sẽ giúp bạn đi tìm câu giải đáp nhé.
Market economy là gì?
Market economy là hệ thống kinh tế trong đó quy luật cung- cầu quyết định đến quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cung bao gồm cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, vốn và nguồn lao động. Cầu bao gồm các hoạt động mua hàng hóa của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ.
Ngược lại với kinh tế thị trường là kinh tế “phi thị trường” . Nền kinh tế chịu sự quản lý chặt chẽ của chính phủ.
Con người sử dụng tiền để trao đổi các nguồn lực khác như hàng hóa dịch vụ dựa trên cơ sở tự nguyện. Khi nguồn cung lớn hơn cầu thì hàng hóa có giá thấp hơn. Khi nguồn cung thấp mà nhu cầu cao thì giá cả lại có xu hướng leo thang.
Sự tăng trường và phát triển của nền kinh tế thị trường đem lại lợi nhuận cho các cá nhân hoặc đôi khi là những rủi ro kinh doanh nhất định. Sự tham gia của chính phủ vào nền kinh tế thị trường sẽ đảm bảo các quy tắc về thị trường được thực thi và đem lại công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia
Sẽ không có một nền kinh tế thị trường thuần túy bởi vì điều đó có nghĩa là sẽ không có thuế suất đối với các hoạt động kinh tếvà chính phủ không tham gia vào hoạt động điều tiết kinh tế.
Xem thêm >> Quy luật kinh tế là gì? Tính chất và ý nghĩa của mỗi quy luật
Đặc điểm của Market economy
Với bản chất là tác động qua lại giữa quy luật cung -cầu. Market economy có một số đặc điểm sau đây:
- Luôn luôn tồn tại ít nhất hai bên trong mối quan hệ Market economy ( là bên mua hoặc bên bán)
- Khi cung > cầu thì giá hàng hóa sẽ giảm xuống mức không phanh. Cung < Cầu thì giá hàng hóa sẽ ở mức cao ngất ngưởng. Cán cân cung = cầu khi nhu cầu của con người ta cân bằng.
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự mất cần bằng của cán cân Cung-Cầu
- Trong Market economy luôn tồn tại những rủi ro nhất định mà bên bán buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên nếu rủi ro đạt đến ngưỡng nhất định thì bên bán buộc phải rút lui và dừng hoạt động.
Xem thêm >> Nhân viên nghiên cứu thị trường là gì? Cơ hội việc làm và thu nhập
Đánh giá ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường
Ưu điểm
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội vào đúng thời điểm
Nhờ có nền kinh tế thị trường mà các tổ chức cá nhân được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ mà họ cần. Mặc dù chất lượng hàng hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng cơ bản các tầng lớp xã hội sẽ tiếp cận với hàng hóa ở các phạm vi giá cả khác nhau.
- Tạo sự cạnh tranh
Nếu các doanh nghiệp không đổi mới thì sẽ bị tụt hậu hơn so với những doanh nghiệp khác. Chính sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn theo thời gian.
- Không cần phải tích trữ sản phẩm
Do quy luật cung cầu được thực thi trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được sản xuất theo nhu cầu của xã hội. Điều nay sẽ làm giảm nhu cầu tích trữ sản phẩm dư thừa, tạo nên sự cân bằng giữa nhu cầu và hàng hóa được sản xuất.
- Giá cả thường được giữ ở mức thấp
Do có sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường nên các doanh nghiệp luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt với mức giá rẻ nhất.
Nhược điểm
- Sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chất lượng thấp hơn
Mục tiêu chính của nền kinh tế thị trường chính là giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Khi yêu cầu sản phẩm với giá rẻ hơn đồng nghĩa với sản phẩm tốt sẽ ít đi và hàng hóa dịch vụ có chất lượng thấp hơn sẽ tràn lan trên thị trường.
- Việc gia công diễn ra thường xuyên hơn
Các công ty với mục tiêu là sản xuất hàng hóa chất lượng cao và mức giá thấp nhất có thể sẽ đẩy mạnh thuê ngoài việc sản xuất, giúp cho doanh nghiệp có lợi nhuận tốt hơn.
- Giá cả hàng hóa thường tăng
Một số mặt hàng thiết yếu sẽ đẩy giá lên cao hơn vì khi thiếu chúng thì doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ để bán. Từ đó mức tăng giá đó sẽ tác động vào mức giá tiêu dùng cuối cùng.
- Mất cân bằng cung-cầu thường xuyên xảy ra
Các cuộc suy thoái kinh tế, lạm phát xảy ra khi cán cân cung cầu mất cân bằng. Khi các doanh nghiệp cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận mà không để tâm đến rủi ro còn người tiêu dùng sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì thứ cần mua thì không có, giá cao mà thứ không cần thiết thì lại sản xuất thừa thãi.
Xem thêm >> Bật mí: “Học Ngành kinh tế ra trường làm gì?”
Trên đây là những thông tin tổng hợp về Market economy là gì?. Tham khảo các bài viết hữu ích khác tại News.timviec.com.vn nhé