Rủi ro kinh doanh là gì và làm thế nào để tránh được rủi ro?
Khi bắt đầu con đường kinh doanh, ai cũng đồng ý rằng, kinh doanh không thể không có rủi ro. Vậy, rủi ro kinh doanh là gì và làm thể nào để có thể tránh được rủi ro khi kinh doanh?
- Cơ hội kinh doanh là gì? Nắm bắt ngay điều này để có thể thành công
- Vốn kinh doanh là gì ? Những vấn đề liên quan có thể bạn chưa biết
Rủi ro kinh doanh là gì?
Để trả lời được câu hỏi rủi ro kinh doanh là gì, có thể hiểu rủi ro kinh doanh là tổng mức rủi ro mà một doanh nghiệp phải chịu trong một khoảng thời gian kinh doanh. Thường sẽ bao gồm các loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu là về tài chính cũng như về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.
Nhiều người hiện nay rất ngại làm kinh doanh riêng vì sợ rủi ro lớn. Tuy nhiên, những người thành công nhất trên thế giới hiện nay, cụ thể là 5% số người giàu có nhất thế giới hiện nay đều là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và vượt qua nó một cách hoàn hảo.
Phân loại rủi ro kinh doanh
Để có thể giảm thiểu rủi ro, chúng ta cần phải biết cách để phân loại rủi ro kinh doanh là gì. Dựa theo các tình huống kinh doanh thực tế, rủi ro kinh doanh sẽ được phân loại như sau.
Rủi ro mất vốn
Đây là loại rủi ro khi bạn mua cổ phiếu hoặc là một phần của công ty. Nếu như doanh nghiệp đang trên đà phát triển, bạn có thể được hưởng lại một phần lợi nhuận từ công ty theo như tỉ lệ đóng góp.
Tuy nhiên nếu công ti có dấu hiệu đi xuống, số vốn của bạn coi như cũng đi xuống theo luôn. Và lúc này, bạn cần tìm mọi cách để có thể cắt đi được khoản lỗ của mình sao cho càng ít càng tốt.
Rủi ro tiền lời
Loại rủi ro kinh doanh này thường đi liền với trái phiếu. Một khi tiền lời giảm, các công ti sẽ phát hành trái phiếu mua lại và phát hành trái phiếu mới với mức lời thấp hơn. Nếu chủ nhân của trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.
Rủi ro về thị trường
Đây là loại rủi ro kinh doanh là gì mà các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư khá ngại. Rủi ro thị trường là do việc thị trường không có người mua. Có thể thấy dễ nhất đó là tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản. Đôi khi cả năm trời vẫn không thể bán được một căn nhà là chuyện bình thường.
Rủi ro về chính quyền
Thể chế chính trị cũng như chính quyền cũng đem lại không ít những rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt là với những doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào những quốc gia kém phát triển khi thể chế chính trị, luật pháp về đầu tư không rõ ràng, dễ khiến cho doanh nghiệp bị sa lầy tại thị trường đó và thậm chí có thể gây ra tình trạng phá sản cho các doanh nghiệp.
Rủi ro về kinh tế, xã hội, nguồn đầu tư nước ngoài
Loại rủi ro kinh doanh này thường đi liền với các mối đầu tư nước ngoài, và nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu như giá trị tiền tệ của một quốc gia không có sự ổn định thì kể cả là đầu tư có lãi đi nữa thì vẫn có rủi ro cho doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh là gì?
Đối với rủi ro trong kinh doanh có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên đây là một vài yếu tố điển hình tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Sự biến động của cầu: Nhu cầu về các sản phẩm của một doanh nghiệp càng ổn định, rủi ro kinh doanh của công ty càng thấp.
- Sự biến động của doanh số: Nếu sản phẩm bán ra trên thị trường của doanh nghiệp biến động cao thì doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.
- Khả năng phát triển sản phẩm mới đúng lúc và có chi phí hợp lý: Các doanh nghiệp trong ngành có công nghệ cao như dược phẩm, công nghệ thường sẽ phải phụ thuộc vào việc cập nhật các dòng sản phẩm mới một cách liên tục, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ… Sản phẩm càng lỗi thời nhanh, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Thậm chí nếu không có sự cập nhật kịp thời, việc thua lỗ dẫn đến phá sản là trong tầm tay.
- Rủi ro từ nước ngoài: Rủi ro này do sự tác động của sự biến động tỷ giá, chính trị bất ổn..thì làm cho tỷ lệ phần trăm doanh thu từ nước ngoài thay đổi.
- Quy mô chi phí cố định: Nếu chi phí cố định cao, nếu tổng chi phí không giảm khi cầu giảm thì công ty sẽ có rủi ro kinh doanh sẽ cao. Vần đề này được gọi là đòn bẩy hoạt động.
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro kinh doanh là gì?
Việc đã chấp nhận đặt chân vào nghề kinh doanh; đầu tư cũng có nghĩa là bạn đã xác định sẽ có rủi ro trong công việc. Vậy cần làm gì để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.
Để có thể cắt giảm rủi ro kinh doanh là gì, nhà đầu tư không nên đầu tư vào một lĩnh vực mà hãy dàn trải ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví du như: một nhà đầu tư có một khoản tiền nhàn rỗi nhất định, hãy dàn trải ra cho nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau để có thể tối đa hóa được lợi nhuận cho bản thân.
Và để có thể giảm thiểu rủi ro một cách tối đa cũng như đem lại lợi nhuận nhiều nhất, các nhà đầu tư cần trải rộng nhiều khu vực đầu tư khác nhau, nhiều hình thức đầu tư khác nhau để có thể đề phòng những điều không tính trước được.
Đối với thị trường hiện nay, rủi ro kinh doanh là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu muốn thành công, hãy coi như mình là người đi buôn trứng, đừng bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ. Hãy phân bổ một cách phù hợp để bản thân có thể có những nguồn tiền dự phòng vào các trường hợp khác nhau.
➣➣ Xem ngay thông tin 1000+ việc làm HOT tại: https://timviec.com.vn/tim-viec-lam
Minh Anh Nguyen