Lũy kế là gì? Có thể đảo ngược lũy kế trong giá trị thanh toán hay không
Lũy kế là gì? Đâu là những thuật ngữ chuyên ngành có liên quan đến lũy kế theo chuẩn mực kế toán. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây
Lũy kế là gì?
Lũy kế được hiểu là các số liệu đã được tổng hợp, hạch toán theo từng kỳ. Những số liệu này sau khi đã cộng dồn theo quy định sẽ được tiếp tục cộng dồn nối tiếp nhau.
Ví dụ: Đối với 1 doanh nghiệp đang có các khoản công nợ như sau:
- Tháng 2 nợ 5 triệu
- Tháng 3 nợ 3 triệu
- Tháng 4 nợ 8 triệu
Nếu như cộng dồn tất cả các khoản nợ của cả 3 tháng trên thị doanh nghiệp hiện đang phải nợ đối tác là 16 triệu. Vì thế, bên cho vay sẽ được ghi khoản lũy kế của tháng 4 là 16 triệu mà không được tính thêm khoản nợ 3 triệu của tháng trước đó.
Các khái niệm có liên quan lũy kế là gì?
Lũy kế trong giá trị thanh toán
Lũy kế trong giá trị thanh toán được hiểu là một khoản tiền trong đó gồm: lũy kế thanh toán tạm ứng, lũy kế thanh toán khối lượng. Cụ thể:
- Lũy kế thanh toán tạm ứng: Giá trị số tiền tạm ứng được tính theo hợp đồng thương mại chưa được thu hồi – chiết khấu số tiền tạm ứng + giá trị phí công ty đối tác đề nghị được thanh toán trong kỳ.
- Lũy kế thanh toán khối lượng: Giá trị số tiền được hoàn thành mà phía công ty đã thanh toán cho khối lượng đã được hoàn thành tính đến cuối của kỳ thanh toán trước + chiết khấu của số tiền tạm ứng + giá trị được đề nghị thanh toán trong kỳ hiện tại.
Lợi nhuận lũy kế
Lợi nhuận lũy kế được hiểu là số lãi cộng dồn của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Số lợi nhuận này được tính từ kỳ đầu tiên sau khi đã trừ những khoản lãi đã chia theo tỷ lệ cổ phần nhất định. Tuy nhiên, chỉ số về lợi nhuận lũy kế hiện không có quá nhiều ý nghĩa trong quản lý, đánh giá của báo cáo tài chính.
Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lãi ròng trong kế toán doanh nghiệp
Khấu hao lũy kế
Khấu hao lũy kế chính là tổng giá trị khấu hao tài sản cố định trong một năm. Sau đó, giá trị này sẽ được cùng với tổng khấu hao của các năm khác cộng dồn lại tới thời điểm vật tư, tài sản được khấu hao hết giá trị.
Lỗ lũy kế
Lỗ lũy kế là sự suy giảm về mặt tài sản của doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như giá trị trên sổ sách của tài sản nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế thì cần ghi nhận một khoản lỗ lũy kế trong báo cáo tài chính định kỳ.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua máy móc thiết bị cho việc sản xuất giấy với thời gian khấu hao là 6 năm nhưng tới năm thứ 5 tài sản khấu hao đã hết giá trị sử dụng. Như vậy trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao => Như vậy, một khoản lỗ luỹ kế đã tồn tại.
Công thức tính lũy kế theo chuẩn mực kế toán
Để có thể tính lũy kế theo đúng chuẩn mực kế toán, các doanh nghiệp có thể áp dụng công thức như sau:
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế các tháng trước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 20 triệu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của năm 2020, doanh nghiệp có được doanh thu/ lợi nhuận như sau:
- Quý 1: -3 triệu
- Quý 2: +6 triệu
- Quý 3: + 2 triệu
- Quý 4: -3 triệu
Do đó: nếu tính lũy kế cả năm thì chúng ta có thể tính toán như sau:
Tổng lũy kế cả năm của doanh nghiệp = (-3) + (6) + (2) + (-3) = 2 triệu tức lợi nhuận = 2 triệu
Có thể đảo ngược được các khoản lỗ lũy kế trong giá trị thanh toán hay không
Theo các quy định về chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Trong từng trường hợp nhất định, các kế toán viên có thể tiến hành đảo ngược các khoản lỗ lũy kế nhất định. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể đảo ngược lũy kế trong trường hợp có một số chỉ số nhất định làm cho các khoản lỗ lũy kế có thể giảm, hoàn nhập. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho kỳ sau và bạn sẽ không được đảo ngược lỗi lũy kế ở lợi thế thương mại.
Xem thêm: Cách viết CV xin việc kế toán chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng
Trên đây là những chi tiết về lũy kế là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thể tự hạch toán được lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình hiện nay.