Hạch toán là gì? Các loại hạch toán cơ bản
Cụm từ hạch toán hiện được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kế toán nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được rõ ràng về khái niệm hạch toán là gì? Vậy, định nghĩa của hạch toán là gì?
- Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
- Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?
Hạch toán là gì?
Có thể hiểu, hạch toán là một quy trình giám sát, đo lường, tính toán cũng như ghi chép các hoạt động khác nhau của một doanh nghiệp. Từ đó có thể giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có thêm những kế hoạch mới cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và để có thể có được một bản hạch toán thật hiệu quả, các nhà quản lí cần phải có được thông tin một cách cụ thể. Các nguồn tin này cần phải được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau và bằng những phương pháp cụ thể như: tính toán, đo lường, quan sát… Trong đó:
- Quan sát: bộ phận kế toán cần phải thực hiện được việc đo lường mọi hao phí và tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tính toán: là một quá trình thực hiện các phương pháp tổng hợp nhằm xác định các chỉ tiêu cần thiết để cho nhà quản lí có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ghi chép: là việc bộ phận kế toán sẽ phải thu thập, xử lí những thông tin, kế quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kì theo 1 quy trình cụ thể để lập thành các bản báo cáo kế toán, báo cáo tài chính khác nhau.
► Tham khảo thêm: Những thông tin việc làm nhanh hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Các loại hạch toán cơ bản
Trong nghiệp vụ kế toán, có những loại hạch toán cơ bản như sau:
Hạch toán nghiệp vụ
Hạch toán nghiệp vụ là gì? Đó là quá trình theo dõi, thu thập thông tin, phản ảnh các hoạt động kinh doanh cụ thể để có thể giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những phương án chỉ đạo kịp thời đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, đối tượng chính của hạch toán nghiệp vụ chính là các hoạt động sản xuất, kinh doanh như: tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp nguyên vật liệu, tình hình biến độ của các yếu tố khác nhau trong quá trình sản xuất – kinh doanh…
Hạch toán nghiệp vụ có đặc điểm là không sử dụng bất cứ một thước đo cụ thể nào mà chỉ phụ thuộc vào tính chất của từng nghiệp vụ một. Thước đo của việc hạch toán nghiệp vụ thường sẽ do nhà quản lí yêu cầu sử dụng, có thể là: tiền, hiện vật, lao động.
Với hạch toán nghiệp vụ, các kế toán thường chỉ cần sử dụng những cách thức xử lý dữ liệu đơn giản như: điện thoại, các cách thức thu thập thông tin truyền thống. Do đối tượng áp dụng hạch toán nghiệp vụ còn khá đơn giản nên chưa thể coi loại hạch toán này là một ngành khoa học độc lập.
Hạch toán thống kê
Hạch toán thống kê hiện được coi như một môn khoa học độc lập. Hạch toán thống kê chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng và chất của các hiện tượng kinh tế – xã hội khác nhau trong một khoảng thời gian; địa điểm cụ thể. Mục đích của việc hạch toán thống kê hiện nay thường để rút ra được bản chất, quy luật của các hiện tượng.
Do đó, hạch toán thống kê có thể áp dụng với rất nhiều loại đối tượng như: tình hình năng suất; hiệu quả lao động, giá trị sản lượng, thu nhập của lao động. Và các thông tin của hạch toán thống kê thường chỉ có tính hệ thống và không thể có sự cập nhật một cách liên tục.
Hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán hay còn gọi tắt là kế toán. Đây là một khoa học cung cấp các dữ liệu về tình hình tài sản được dùng như thế nào để đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán thường có những đặc điểm sau:
- Phản ánh liên tục, có hệ thống về tình hình kinh doanh hiện tại cũng như sự biến động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp.
- Sử dụng các loại thước đo khác nhau nhưng kết quả chủ yếu vẫn là tiền tệ.
- Các phương pháp được áp dụng bao gồm: chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp, cân đối…. Trong đó, việc lập chứng từ kế toán là điều đầu tiên cần phải làm để bảo đảm báo cáo tài chính được chính xác.
Các nguyên tắc cơ bản trong hạch toán cần phải biết
Trong hoạt động hạch toán, có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ như:
- Khách quan: Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp, tổ chức cần phải dựa trên những bằng chứng vững chắc. Việc phải đảm bảo tính khách quan là để giữ cho quản lý cũng như bộ phận kế toán doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả khi đưa ra báo cáo tài chính.
- Phù hợp: Việc ghi nhận các hoạt động có doanh thu, chi phí cần phải có sự phù hợp. Khi ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì cũng phải cập nhật thêm những khoản chi phí tương ứng với việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán: các phương pháp hạch toán trong doanh nghiệp cần phải được áp dụng đồng nhất từ kỳ kinh doanh này sang kỳ kinh doanh khác. Nếu như có các trường hợp thay đổi cách thức hạch toán thì cần có văn bản giải trình và ảnh hưởng của việc thay đổi cách thức hạch toán tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thận trọng: Khi tiến hành hạch toán, phải cân nhắc; có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong điều kiện không chắc chắn.
- Trọng yếu: trong hoạt động hạch toán, nhân viên kế toán cần phải tổng hợp, xử lý cũng như cung cấp đầy đủ các thông tin có tính chất quan trọng vào trong bản báo cáo. Với các thông tin có ảnh hưởng không đáng kế tới hoạt động kinh doanh thì có thể bỏ qua.
- Hoạt động liên tục: việc hạch toán cần phải được tiến hành trên cơ sở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và sẽ vẫn còn hoạt động trong tương lai gần.
Trên đây là các thông tin cơ bản về hạch toán là gì cũng như các loại hạch toán cơ bản. Mỗi loại đều có một ưu điểm, một phương pháp triển khai khác nhau nhưng đều phản ảnh quá trình sản xuất, kinh doanh của đối tượng một cách khá chi tiết. Hy vọng với những bạn đang làm ngành nghề này thì đây sẽ là những thông tin hữu ích.