Khấu hao tài sản cố định là gì? Quy tắc trích khấu hao theo thông tư 45
Khấu hao tài sản cố định là gì? Những quy tắc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp theo thông tư 45 hiện nay ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định được hiểu là hoạt động định giá, tính toán, điều phối có hệ thống các tài sản cố định của doanh nghiệp do hao mòn sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Việc tính toán khấu hao sẽ được dựa vào chi phí vận hành sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian mà vật tư tham gia vào hoạt động sản xuất, phân phối các dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến việc hao mòn có thể tới từ sự giảm dần về giá trị sử dụng, hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến cho công nghệ mà doanh nghiệp đang nắm giữ trở nên lỗi thời.
Xem thêm: Thuế vãng lai là gì? Hiểu đúng về thuế thu nhập vãng lai ngoại tỉnh
Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định là gì?
Về kinh tế
Khấu hao tài sản cố định là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong vòng đời của một vật tư nhất định. Tuy nhiên, để có thể xác định được chính xác mức độ hao mòn tài sản cố định là rất khó đối với bộ phận kế toán. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho việc quản lý tài chính nội bộ cũng như theo dõi chất lượng của các vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức trích khấu hao sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh được giá trị thật của vật tư cố định. Ngoài ra, do khấu hao là một khoản chi phí có liên quan đến hoạt động vận hành của doanh nghiệp nên nếu như khấu hao tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ giảm đi nhanh chóng.
Về tài chính
Khấu hao TSCĐ là phần biểu hiện bằng tiền của các vật tư đã bị hao mòn. Do tiền khấu hao là một bộ phận của giá thành sản phẩm nên khi đã tiêu thị ra ngoài thị trường thì tiền khấu hao sẽ được trích ra để thành lập quỹ khấu hao trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Tài sản thuần là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản thuần
Quy tắc về khấu hao tài sản cố định là gì theo thông tư 45
Nếu như căn cứ theo điều 9, thông tư 45/2013/ TT – BTC ; khoản 4, điều 1, thông tư 147/2016/TT-BTC. Việc tính toán khấu hao tài sản cố định là gì sẽ được dựa theo các nguyên tắc sau:
Tất cả các dạng vật tư, tài sản cố định đều phải trích khấu hao
Mọi dạng vật tư, tài sản dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối các sản phẩm; dịch vụ của doanh nghiệp đều cần phải trích khấu hao nhanh định kỳ. Ngoại trừ các trường hợp sau:
- Tài sản đã khấu hao hết giá trị tuy nhiên vẫn được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tài sản khấu hao chưa hết nhưng doanh nghiệp làm thất lạc.
- Tài sản do doanh nghiệp quản lý nhưng không thuộc quyền sở hữu chính thức của công ty.
- Tài sản không được theo dõi, thanh quyết toán trong số sách định kỳ của doanh nghiệp.
- Tài sản được sử dụng trong các hoạt đông an sinh, phụ vụ cho người lao động như: nhà ăn giữa ca, nhà để xe, phòng y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón nhân viên, cơ sở phục vụ việc đào tạo cho doanh nghiệp…..
- Tài sản phục vụ công tác nghiên cứu khoa học từ nguồn viện trợ không hoàn lại và được cơ quan chức năng bàn giao cho doanh nghiệp.
- Tài sản vô hình như: quyền sử dụng đất lâu dài, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
Đối với các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định là gì
Những dạng chi phí này sẽ được trực tiếp tính vào chi phí hợp lý trong quá trình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Lúc này, bộ phận kế toán cần thực hiện theo định các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Với các tài sản cố định dùng để phục vụ hoạt động phúc lợi của người lao động
Theo quy định tại khoản 1, điều 9, thông tư 45, các tài sản cố định của doanh nghiệp được sử dụng trong các hoạt động phục vụ chế độ phúc lợi của người lao động và có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải căn cứ theo thời gian, tính chất sử dụng các dạng tài sản cố định này để thực hiện quá trình trích khấu hao tài sản cố định và tính toán vào chi phí kinh doanh trong báo cáo tài chính để cơ quan thuế có thể theo dõi, quản lý.
Đối với các dạng tài sản chưa khấu hao hết nhưng bị mất, hư hỏng
Những tài sản của doanh nghiệp chưa tính hết giá trị khấu hao nhưng lại bị mất, hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khắc phục thì doanh nghiệp cần phải xác định được nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân đã gây ra hỏng hóc.
Từ việc xác định được nguyên nhân hỏng hóc, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định thông qua việc xác định chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với số tiền mà cá nhân gây hỏng phải bồi thường. Ngoài ra, giá trị khấu hao cũng được tính toán giữa tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được của tài sản, từ đó doanh nghiệp sẽ phải sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Nếu như quỹ dự phòng tài chính không bù được, phần chênh lệch này sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế thu nhập.
Xem thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định đường thẳng theo thông tư 45
Trên đây là chi tiết về khấu hao tài sản cố định là gì cũng như các quy tắc trong việc trích khấu hao TSCĐ ở một số trường hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các ứng viên kế toán có thêm được những thông tin chi tiết về nghiệp vụ chuyên môn cho riêng mình.