Kiến trúc sư là gì? Chi tiết công việc và mức lương của nghề
Kiến trúc sư là một trong những công việc đang rất hot hiện nay. Cụ thể kiến trúc sư là gì, chi tiết công việc ra sao, kỹ năng và mức lương của nghề như thế nào? Để hiểu rõ hơn hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé.
Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người chuyên về việc thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế và giám sát quá trình xây dựng các công trình như: nhà ở, tòa nhà, cầu, đường và các công trình công cộng khác.
Kiến trúc sư phải có kiến thức vững về các nguyên tắc thiết kế, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, cũng như phải có khả năng làm việc với các bên liên quan như khách hàng, nhà thầu và chính phủ để đảm bảo các công trình được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn.
► Xem thêm: Thiết kế kiến trúc là gì và những điều cơ bản trong thiết kế kiến trúc
Mô tả công việc của kiến trúc sư
Đối với các công trình xây dựng, vai trò của các kiến trúc sư vô cùng quan trọng. Cụ thể, những vai trò chính của kiến trúc sư đó là:
Tư vấn và đưa ra lời khuyên cho dự án
Kiến trúc sư là người sẽ thiết kế dựa trên nhu cầu và sở thích của từng khách hàng, hơn thế nữa, dựa vào hiểu biết của chính bản thân mình, họ có thể tư vấn về các vấn đề như cấu trúc, vật liệu, biện pháp thi công,… Từ đó họ sẽ cho ra các bản vẽ sơ bộ về ý tưởng, định hướng phát triển dự án hay báo cáo, tài liệu của công trình.
Phác họa và thiết kế dựa vào các mô tả có sẵn
Sau khi đã có đủ thông tin cần thiết về ngôi nhà, các kiến trúc sư sẽ tiến hành phác họa và dần dần tạo nên một bản thiết kế chính thức. Trong bản chính thức này sẽ có hết tất cả những chi tiết cần thiết và quan trọng như số liệu, kích thước, chủng loại, màu sắc,… phù hợp với những yêu cầu được đặt ra.
Quản lý và giám sát công trình
Kiến trúc sư cũng sẽ kiêm luôn việc quản lý công trình đang được xây dựng, bởi vì họ là người thiết kế và đi theo từ ban đầu nên cũng chính họ sẽ là người hiểu nhất về dự án. Nếu có gì sai sót trong quá trình xây dựng, họ sẽ có trách nhiệm thông báo cho bên thi công để sửa chữa kịp thời.
► Xem thêm: Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng, chinh phục NTD
Gặp gỡ những khách hàng
Đưa ra cho khách hàng những gợi ý góp ý sự lựa chọn cho công trình xây dựng. Để đảm bảo rằng bản thiết kế không chỉ đáp ứng được sở thích cá nhân của khách hàng mà còn đảm bảo tính chất lượng và khả thi của công trình, kiến trúc sư thường phải kết hợp kiến thức chuyên môn với sự sáng tạo và linh hoạt.
Làm việc với các nhà thầu
Kiến trúc sư thường phải hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu để đảm bảo rằng công trình được thực hiện đúng theo thiết kế và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Các hoạt động cụ thể khi làm việc với các nhà thầu có thể bao gồm: Lựa chọn nhà thầu, định hợp đồng, điều phối phân bổ công việc giữa các nhà thầu,…
Tuân thủ quy định pháp lý và tiêu chuẩn
Kiến trúc sư cần phải có hiểu biết vững về luật xây dựng, quy hoạch đô thị và các tiêu chuẩn về kiến trúc. Họ phải đảm bảo rằng các thiết kế và công trình xây dựng tuân thủ các quy định này.
Đồng thời, họ cũng cần làm việc với các cơ quan chính phủ và bộ phận xây dựng để xin cấp phép và giấy tờ liên quan đến quy hoạch và xây dựng.
► Xem thêm: Nhân viên kinh doanh nội thất là gì và kỹ năng bán hàng hiệu quả
Các kỹ năng cần có của một kiến trúc sư
Khả năng vẽ
Đây chắc chắn là một khả năng không thể thiếu đối với các kiến trúc sư. Khi đã bước vào nghề, chắc chắc bạn sẽ phải vẽ để thể hiện rõ những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Dù cho tư duy thẩm mĩ có tốt đến đâu mà thiếu khả năng vẽ thì cũng rất khó để có thể làm việc trong ngành này.
Tư duy logic, óc thẩm mỹ
Là một ngành liên quan tới nghệ thuật tư duy, bạn cần phải có óc thẩm mỹ tốt để biết kết hợp các yếu tố vào trong một công trình, biết đâu là thứ nên cho thêm và đâu là thứ nên bớt đi để tạo yếu tố hài hòa cho công trình ấy.
Kỹ năng thuyết trình
Đây là một kỹ năng cũng khá quan trọng đối với các kiến trúc sư, bởi khi đã xây dựng xong bản thiết kế mà không biết kỹ năng thuyết trình nhằm thuyết phục khách hàng thì mọi công sức suy nghĩ, mọi ý tưởng của bạn sẽ bị đánh giá thấp, thậm chí là bị gạt bỏ.
Biết lắng nghe
Kiến trúc sư cần biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để thu thập thông tin, từ đó giúp cho việc thiết kế trở nên nhanh gọn hơn và đúng với yêu cầu của khách hàng. Khi biết lắng nghe thông tin từ các đối tượng xung quanh, bản thiết kế của bạn sẽ được bổ sung và góp ý để chúng ngày càng hoàn thiện hơn.
Chịu được áp lực
Nhiều người nghĩ rằng kiến trúc sư là một công việc không quá áp lực, sự thật không phải vậy. Từ khi bắt đầu lên ý tưởng cho tới khi công trình được xây dựng xong hoàn toàn, các kiến trúc sư sẽ phải làm việc rất vất vả trong thời điểm đó. Họ phải liên tục cập nhật những yêu cầu từ khách hàng và kịp thời sửa đổi lại sao cho đúng với tiến độ, vì vậy không ít người phải thức trắng đêm để làm kịp theo tiến độ được giao.
Kỹ năng toán học
Kỹ năng toán học được dùng để tính toán, thiết kế và đo đạc các vị trí của công trình. Chỉ cần chủ quan và xảy ra một lỗi sai nhỏ là tất cả những gì trong bản thiết kế sẽ phải bị hủy bỏ và làm lại từ đầu, vậy nên các kiến trúc sư phải tính toán thật kỹ lưỡng từng chi tiết một.
Mức lương kiến trúc sư hiện nay
Thu nhập trong nghề kiến trúc sư sẽ phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của từng người. Ở mức trung bình thì sẽ giao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/ tháng.
Ở mức thấp nhất, đối với người mới vào nghề hoặc mới ra trường sẽ là 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Cao hơn nữa, những kiến trúc sư có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ nhận được mức thu nhập lên tới 35 triệu đồng/ tháng.
Còn theo khảo sát thì các kiến trúc sư thường nhận được 10 – 15 triệu đồng/ tháng, đây là mức phổ biến nhất đối với thị trường việc làm hiện nay ở Việt Nam
Xem thêm: Lương kiến trúc sư tháng bao nhiêu? Cơ hội thăng tiến với nghề
Một số vị trí công việc kiến trúc sư phổ biến
Quy hoạch xây dựng
- Quy hoạch vùng: Kiến trúc sư quy hoạch vùng sẽ xây dựng hệ thống phân bổ dân cư, hệ thống các khu hành chính, khu công nghiệp… của vùng cần quy hoạch.
- Quy hoạch đô thị: Khảo sát, nghiên cứu thực trạng về hệ thống đường xá, mạng lưới điện…Từ đó tổ chức, sắp đặt hệ thống không gian đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, hệ thống giao thông, đường xá…
Thiết kế kiến trúc công trình
Kiến trúc sư sẽ dựa vào các yêu cầu của khách hàng và tình hình thực tế để tạo ra một bản vẽ chi tiết phù hợp với công trình. Trong quá trình xây dựng, kiến trúc sư cũng sẽ phải thường xuyên đi giám sát, kiểm tra xem công trình đó có được xây dựng đúng tiến độ và đúng thiết kế hay không.
Thiết kế nội thất
Lĩnh vực thiết kế nội thất là công việc mà các kiến trúc sư sẽ tạo nên một không gian nội thất phù hợp với căn nhà. Các kiến trúc sư sẽ cần tham khảo thật kĩ và chi tiết yêu cầu của người khách hàng để biết được sở thích của họ, từ đó tạo ra một công trình có nội thất hợp lý.
Tìm hiểu thêm: Quách Thái Công: Thiết kế nội thất là bàn tay biến ngôi nhà thành tổ ấm
Xem thêm: Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng, cứ gửi đi là được nhận
Các trường đào tạo ngành kiến trúc uy tín
Để được đào tạo với chất lượng tốt nhất, người học cần lựa chọn những trường đào tạo uy tín, trong đó có thể kể đến top các ngôi trường giảng dạy sau đây:
Đại học Kiến trúc Hà Nội | Đại học Xây dựng |
Đại học Kiến trúc TP.HCM | Đại học Khoa học – Đại học Huế |
Đại học Văn Lang | Đại học Bách Khoa Đà Nẵng |
Đại Học FPT | Đại Học Bách Khoa TP.HCM |
Đại học Duy Tân | Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng |
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hiểu rõ hơn về kiến trúc sư là gì? Những thông tin cần nắm để trở thành một kiến trúc sư giỏi trong nghề. Đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản này để tìm việc làm phù hợp nhé!