IMC là gì? Các bước thực hiện chiến dịch marketing tích hợp cơ bản
IMC là gì? Đâu là những bước cần thiết của một chiến dịch marketing theo dạng IMC. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
IMC là gì?
IMC là dạng viết tắt của thuật ngữ Integrated Marketing Communication – truyền thông marketing tích hợp. Đây là hình thức phối hợp giữa nhiều hoạt động truyền thông khác nhau mang tính gắn bó chặt chẽ để có thể chuyển được thông điệp rõ ràng và thuyết phục về những điểm mạnh nhất của thương hiệu tới khách hàng mục tiêu của mình.
Các công cụ chủ yếu dành cho hoạt động marketing tích hợp gồm:
- Advertising – Quảng cáo
- Direct Marketing – marketing trực tiếp
- Sale Promotion – Khuyến mãi
- Public relations – Quan hệ công chúng
- Personal Selling – Bán hàng cá nhân
Xem thêm: PR là gì? Nguyên tắc để PR trên facebook đạt hiệu quả tối ưu
Đối tượng của IMC marketing là gì?
Một chiến dịch integrated marketing communication thường sẽ tác động tới nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó có những đối tượng chủ yếu gồm:
- Khách hàng thân thiết: Đây là những nhóm đối tượng thường xuyên mua sắm những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế, bộ phận marketing communication cần phải đặc biệt chú trọng đến tập khách hàng rất tiềm năng này nhằm giữ thói quen mua hàng cho họ để có thể đem lại doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.
- Khách hàng cũ: Là những người đã mua hàng của doanh nghiệp tuy nhiên lại sử dụng sản phẩm; dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Với những khách hàng này, nhiệm cụ của các chiến dịch IMC đó là thực hiện các phương án để giành lại khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
- Khách hàng tiềm năng: Là những nhóm khách hàng chưa sử dụng nhưng đang có nhu cầu tìm hiểu về các tính năng, điểm mạnh của sản phẩm; dịch vụ mà doanh nghiệp đang chào bán. Đây là những tập data sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ lại sản phẩm của mình với một số lượng ổn định.
Xem thêm: [Tìm hiểu] Viral là gì? Tác động của viral đến chiến dịch Marketing
Vai trò của IMC trong hoạt động của doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, để thực hiện các chiến lược digital marketing thì cần dựa trên những vai trò của các chiến dịch này đối với doanh nghiệp là gì. Và với marketing tích hợp, vai trò của hoạt động này đối với doanh nghiệp có thể kể tới:
- Là công cụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Từng chiến dịch quảng cáo khác nhau sẽ đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của khách hàng khác nhau từ nội dung, hình ảnh…. Tất cả những công cụ quảng cáo của các chiến dịch IMC là gì sẽ cần phải giải đáp được những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm..
- Có thể phối hợp với các công cụ khác trong marketing: Một chiến dịch marketing communication không chỉ hoạt động một mình mà còn phối hợp với rất nhiều công cụ marketing khác nhau. Từ đó, có thể hoàn thiện được những mục tiêu doanh thu đề ra.
- Nâng cao giá trị của thương hiệu: Các hoạt động quảng cáo IMC sẽ làm nâng cáo giá trị của sản phẩm lên một bậc mới. Từ đây, người tiêu dùng có thể yên tâm về hình ảnh của thương hiệu trên thị trường hơn.
Các bước thực hiện chiến dịch IMC cơ bản
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể
Để có được chiến dịch marketing communication hiệu quả, doanh nghiệp nên xác định rõ mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các IMC plan sẽ có những mục tiêu chính gồm:
- Hướng đến việc thay đổi hành vi của khách hàng
- Hướng đến việc thay đổi các chỉ số KPI về doanh thu của khách hàng.
- Thay đổi tâm lý, suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Khi đã bắt đầu tìm kiếm được mục tiêu cụ thể, các doanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng trong IMC plan là ai. Việc xác định sai khách hàng mục tiêu không chỉ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây nhiều thiệt hại khác lên đến doanh nghiệp.
Để có thể xác định được khách hàng tiềm năng phù hợp. Các ứng viên nên xác định dựa theo các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, địa lý…. Từ những thông tin này, bạn hãy lựa chọn đối tượng khách hàng cần hướng đến.
Bước 3: Tìm kiếm thông tin insight khách hàng
Thông tin insight khách hàng là những thông tin đã được phân tích kỹ lưỡng để tìm hiểu được nhu cầu mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, để có thể lấy được thông tin insight khách hàng là điều khá khó vì khách hàng mục tiêu thường sẽ ít chia sẻ quan điểm của bản thân mình.
Bước 4: Xác định ý tưởng cốt lõi của chương trình
Việc xác định được ý tưởng chiến dịch quảng cáo IMC sẽ cần phải đáp ứng được những yêu cầu thực tế của tập khách hàng tiềm năng. Trong đó, việc quan tâm tới những feedback của khách hàng sẽ là những thông tin rất tốt để lên được ý tưởng cốt lõi cho hoạt động marketing của thương hiệu.
Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến dịch
Sau khi đã lên kế hoạch IMC plan, bạn cần phải đưa được ý tưởng tới với thị trường khách hàng mục tiêu bằng những công cụ điển hình của integrated marketing communication. Trong quá trình triển khai, bạn cần phải đưa ra được chi tiết về các thời gian thực hiện, các khoản chi phí cần sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu cho chiến dịch marketing.
Bước 6: Đánh giá, nhận xét kết quả
Sau quá trình thực hiện chiến dịch marketing IMC, doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động đánh giá hiệu quả để biết được xem công ty thu được những gì, còn những điểm yếu gì cần phải khắc phục. Việc đánh giá, nhận xét cũng sẽ giúp cho bộ phận marketing có thể đưa ra được những bài học nhất định và giúp doanh nghiệp có các phương án tối ưu để có được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: CV Marketing “thôi miên” nhà tuyển dụng cần có những gì?
Trên đây là những chi tiết về IMC là gì. Hy vọng các ứng viên sẽ có thêm nhiều thông tin về kiếm thức chuyên môn marketing cho công việc của mình.