Giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất

Việc tính toán giá thành sao cho hợp lý rất quan trọng đối với doanh thu của doanh nghiệp. Vậy giá thành là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết sau với news.timviec.com.vn!

Giá thành là gì?

Giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất - Ảnh 1
Giá thành là gì?

Giá thành được hiểm là số tiền sản phẩm khi ở công đoạn cuối cùng sau khi tổng hợp toàn bộ chi phí, nguyên vật liệu đầu vào, hao hụt trong sản xuất, chi phí nhân công. Giá thành hiện là chỉ tiêu rất quan trọng, có thể quyết định tới doanh thu của doanh nghiệp. Có thể chia giá thành ra thành 2 loại gồm:

  • Giá thành sản xuất
  • Giá thành tiêu thụ

Để xác định được giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí lao động tham gia vào quá trình sản xuất
  • Chi phí sản xuất chung: chi phí khấu hao sản phẩm, chi phí điện nước, nhà xưởng, chi phí người quản lý…

Lưu ý: Chi phí bán hàng, chi phí quản trị doanh nghiệp sẽ không được tính vào giá thành sản phẩm

Xem thêm: MTS là gì? Cách giúp doanh nghiệp quản lý kho hàng hiệu quả khi sử dụng MTS

Phân loại giá thành sản phẩm

Giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất - Ảnh 2
Căn cứ vào từng cách tính khác nhau mà giá thành được phân làm 3 loại chính

Dựa theo theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Căn cứ theo thời điểm và nguồn số liệu đầu vào mà giá thành được phân ra làm 3 loại:

  • Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở sản lượng tạo ra theo kế hoạch và chi phí sản xuất cũng theo kế hoạch
  • Giá thành thực tế: Là con số giá cả của sản phẩm được tính dựa theo số lượng sản phẩm  sản xuất ra thực tế, chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất.
  • Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí  ở từng thời điểm. Bằng cách so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành định mức mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được quy trình sản xuất có đang hợp lý không và cần điều chỉnh gì cho phù hợp.

Theo phạm vi tính toán

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại chính là giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.

  • Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá thành của sản phẩm sẽ là cơ sở quan trọng để hạch toán, xác định được lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
  • Giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm 3 loại chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí trả lương cho nhân công, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm.  Giá thành sản xuất theo biến phí chỉ bao gồm các biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp.

Xem thêm: Năng lực sản xuất là gì? Các phương pháp nâng cao năng lực sản xuất doanh nghiệp

Phương pháp tính giá thành hiện nay

Giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất - Ảnh 3
Các phương pháp tính giá thành phổ biến hiện nay

Căn cứ vào đối tượng tính chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm mà cách tính giá thành sẽ được áp dụng theo một số phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng có các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ngắn gọn, phân loại mặt hàng ít và số lượng đơn hàng sản xuất lớn trên thị trường.

Công thức tính như sau:

Tổng giá thành SP = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

  • Ưu điểm: Dễ dàng để kế toán hạch toán do số lượng sản phẩm ít  của phương pháp là dễ hoạch toán do sản phẩm ít.
  • Nhược điểm: Không áp dụng được với các doanh nghiệp có khối lượng lớn, sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể.

Phương pháp kết chuẩn tuần tự 

Phương pháp xác định giá thành này thường sẽ áp dụng cho công ty có quy trình sản xuất phức tạp với nhiều bước khác nhau. Mỗi bước sẽ cho ra một loại sản phẩm dở dang  riêng

Công thức tính:

Giá TP cuối cùng = tổng giá thành SP của các giai đoạn sản xuất

Trong đó cách tính giá thành sản phẩm trong từng chu kì như sau:

  • Giá thành sản phẩm trong giai đoạn 1= giá trị dư đầu kì giai đoạn 1+ chi phí phát sinh giai đoạn 1- giá trị dư cuối kì giai đoạn 1
  • Giá thành sàn phẩm giai đoạn n= Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn n + Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n-1)+ chi phí phát sinh giai đoạn n- giá trị dư cuối giai đoạn n
  • Ưu điểm: Các công đoạn tính toán diễn ra chặt chẽ, khó sai sót, kế hoạch sản xuất ổn định.
  • Nhược điểm: Các giai đoạn tính toán phức tạp, nhiều bước, nhiều công đoạn

Phương pháp định mức

Phương pháp tính định mức giá thành là gì? Đây được coi là một trong những phương pháp tính giá thành phức tạp.  Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có một quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau  để giảm bớt khối lượng hạch toán.

Công thức tính:

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành kế hoạch ( hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại X tỷ lệ chi phí (%)

Trong đó:

  • Tỷ lệ chi phí %= ( Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm) : ( Tổng giá thành sản suất kế hoạch  của các loại sản phẩm) X 100
  • Dựa vào tỉ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại hàng hóa.
  • Ưu điểm của phương pháp là dễ dàng phát hiện nhanh chóng khoản chênh lệch chi phí phát sinh thực tế so với lý thuyết. Từ đó điều chỉnh kịp thời, đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành của sản phẩm.
  • Nhược điểm: Từ thời điểm đầu tháng, bộ phận kế toán sẽ phải xác định giá thành định mức của các loại sản phẩm để làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế sau này.

Xem thêm: Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?

Phương pháp hệ số

Phương pháp này sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp lựa chọn một nguyên liệu chính làm đầu vào và cùng một số lượng lao động nhất định nhưng lại tạo ra các dạng thành phẩm khác nhau để bán ra thị trường.

Công thức tính như sau:

Tổng giá thành từng loại sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x số lượng x hệ số tính giá thành sản phẩm từ loại.

Trong đó:

Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ, Chi phí sản xuất trong kỳ, Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = tổng số lượng từng loại sản phẩm x hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm

  • Ưu điểm: Có thể tính được giá của nhiều sản phẩm trong cùng một phương pháp
  • Nhược điểm: Sẽ khó trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu chuẩn, các bước khá phức tạp, đòi hỏi số liệu chính xác.

Phương pháp tính giá thành kết chuyển song song

Phương pháp này được áp dụng khi  có đối tượng tính giá thành là sản phẩm của giai đoạn cuối.

Doanh nghiệp không cần quan tâm giai đoạn đang tạo ra bán thành phẩm gì mà lấy GTSP trong từng giai đoạn để tính giá thành SP cuối cùng.

Công thức tính chung:

Chi phí sản xuất giai đoạn I = (giá trị dư đầu kỳ giai đoạn I + Chi phí phát sinh giai đoạn II) / (Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn I + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn I) x Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn I.

  • Ưu điểm:  Các bước tính toán khá đơn giản và chỉ tập trung vào một giai đoạn chính, việc hạch toán diễn ra vào cuối tháng.
  • Nhược điểm: Khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho giai đoạn bán thành phẩm, doanh nghiệp cần đầu tư thêm trang thiết bị máy móc.

Thông qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về giá thành là gì? Cách tính giá thành theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng doanh nghiệp. Chúc doanh nghiệp của bạn sẽ có những phương thức sản xuất tối ưu nhất để giá thành sản phẩm được tốt nhất đến tay người tiêu dùng.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.