Franchise là gì? Nhận biết tính chất của nhượng quyền kinh doanh
Franchise là gì? Tại sao nhượng quyền kinh doanh lại đang được ưa chuộng đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này!
- Influencer là gì? Những điều bạn chưa biết về Influncer trong marketing
- HSE là gì? Công việc và tố chất để trở thành một HSE giỏi
Đối với những người làm kinh doanh thì Franchise dạo gần đây đang là thuật ngữ được rất nhiều những nhà đầu tư thường sử dụng trong cách thức kinh doanh của chính mình. Ngoài ra Franchises cũng từng được dự đoán là sẽ trở thành một trong những xu thế tự do kinh doanh mới trong tương lai không xa. Vậy thực chất Franchise là gì?
Franchise là gì?
Franchise là từ tiếng Anh có nghĩa là hoạt động nhượng quyền kinh doanh thương mại hay nói ngắn gọn là nhượng quyền kinh doanh. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” mang ý nghĩa là tự do. Đây là mô hình cho phép một cá nhân hay tổ chức được kinh doanh laoji hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp theo hình thức, phương pháp kinh doanh đã được áp dụng thực tếtại một khu vực cụ thể.
Mặc dù vẫn đang là hình thức nhượng quyền thương mại cũng có thể được hiểu là hình thức kinh doanh còn khá mới, mang nhiều hơi hướng tự do, phóng túng hơn hình thức kinh doanh truyền thống. Franchises sẽ cho phép những bên nhượng quyền và cả bên nhận quyền có thể chuyển giao, trao đổi kỹ thuật sẩn xuất, dịch vụ, sản phẩm thương hiệu, ….
Trong quá trình nhượng quyền thì bên nhượng quyền thương mại sẽ cho bên nhận được quyền ứng dụng những tài liệu vào hoạt động sản xuất như: kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tổ chức hoặc cũng có thể là những dịch vụ giao thương trong cùng một vùng cụ thể với danh nghĩa là thương hiệu của phía nhượng quyền. Ngược lại bên nhận nhượng phải đảm bảo thực hiện đúng theo khuôn mẫu, cách thức kinh doanh được bên nhượng quyền cung cấp. Như vậy là bạn đã hiểu hơn về khái niệm Franchise là gì rồi. Vậy cùng xem có những loại hình nhượng quyền nào nhé!
Tham khảo: Thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp
Các loại hình Franchise phổ biến hiện nay
Hiện tại, những mô hình về nhượng quyền thương mại đã và đang được đa dạng hóa hơn bao giờ hết, đi kèm với đó là những hình thức về nhượng quyền thương mại cũng đang dần trở nên linh hoạt. Nhưng tóm gọn lại thì Franchise hiện nay được sử dụng với 4 hình thức chính như sau:
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Hình thức kinh doanh này có tên gọi tiếng Anh là “Full business format Franchise”. Đây được xem là hình thức nhượng quyền hơn với yêu cầu từ cả 2 bên. Bên nhượng quyền sẽ chia sẻ và chuyển nhượng tối thiểu là 4 loại sản phẩm với tính chất cơ bản có liên hệ tới thương hiệu cũng như doanh nghiệp bao gồm:
- Hệ thống: Bao gồm mô hình, chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành, chính sách quản lý và cả hỗ trợ hoạt động khai trường, hỗ trợ tiếp thị quảng cáo cho bên nhận nhượng quyền.
- Bí quyết của công nghệ sản xuất kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu của sản phẩm/doanh nghiệp
- Sản phẩm và dịch vụ
Với hình thức này bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền các khoản phí liên quan đến phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Các khoản này thường được tính theo doanh số bán định kỳ.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Mục đích chính của hình thức kinh doanh này là cổ phần hóa bộ máy doanh nghiệp với phương thức nhượng quyền tham gia doanh nghiệp với nguồn vốn đổ vào ở tỷ lệ nhỏ.
Nhượng quyền góp mặt quản lý
Với hình thức như management Franchise này sẽ được thực hiện khi phía nhượng quyền đem tới người quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp ngoài hoạt động chuyển về thương hiệu và hình thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh mới.
Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Tiếng Anh của mô hình này có tên gọi là: “Non-business format Franchise“. Nó được xếp vào hình thức nhượng quyền thứ tư – nhượng quyền kinh doanh không hoàn toàn. Khác với những hình thức kể trên thì hình thức này có phần nào đó “thoáng” hơn. Nó sẽ bao gồm nhượng quyền về công nghệ sản phẩm cũng như:
- Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademarrk License)
- Nhượng quyền về phân phối dịch vụ sản phẩm (Products Distribution Franchise)
- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Franchise)
Tầm ảnh hưởng của việc nhượng quyền thương mại
Ở những hoạt động thương mại, mối liên kết giữa những doanh nghiệp Franchise và doanh nghiệp được nhận quyền có ảnh hưởng qua lại với mục đích tự bù trừ lẫn nhau. Đối với mối quan hệ có tính chất hai chiều này
Nếu như phía nhượng quyền là bên nắm giữ quyền lực chủ chốt cho sự phát triển thì bên nhận quyền sẽ lại là phía trực tiếp thực thi vai trò đó để đưa doanh nghiệp ngày một đi lên.
Còn trường hợp phía trực tiếp nhượng quyền được coi là là bên nắm giữ những kết quả thu được từ kinh tế đã được kiểm định trong chính lịch sử tăng trưởng của doanh nghiệp nhờ vào hình thức hoạt động. Dựa vào việc sở hữu sự ổn định về vốn, về những tài sản mang tính trí tuệ khi họ còn sở hữu cả bí quyết về công nghệ phát triển sản phẩm. Ngược lại, phía nhận quyền lại là bên mà những người sở hữu cho mình định hướng và và tư duy khởi nghiệp.
Tham khảo: Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu
Các doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng tại Việt
Franchise trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn ở nước ta ngày càng phát triển rộng rãi và nhận được sự quan tâm. Một số thương hiệu nổi tiếng với mô hình nhượng quyền tại Việt Nam:
- KFC: Đây là thương hiệu gà rán nổi tiếng trên khắp thế giới, hiện nay thương hiệu này đã có mặt trên khoảng 118 quốc gia khác nhau với tổng hơn 14000 cửa hàng. Chiếm 1/2 thị trường thức ăn nhanh trên toàn thế giới. Chi phí cho chuyển nhượng thương hiệu gà rán KFC sẽ rơi vào khoảng 1.300.000 đến 2.500.000 USD.
- Pizza Hut: Thương hiệu pizza của Mỹ hiện đã có hơn 6000 nhà hàng với 16.000 cửa hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Với thương hiệu này chi phí nhượng quyền sẽ rơi vào khỏng 300.000 – 2.200.000 USD.
- Domio’s Pizza: Đây là thương hiệu Pizza lớn thứ 2 ở Mỹ sau Pizza Hut nhưng lại lớn nhất toàn cầu với số lượng nhà hàng tới 12.000 tại hơn 80 quốc gia. Chi phí để nhượng quyền rơi vào khoảng 250.000 USD.
- Kichi Kichi: Đây là chuỗi nhà hàng chuyên về buffer lẩu tại Việt Nam. Chi phí để nhượng quyền cho Kichi Kichi rơi vào khoảng 300.000 USD.
- Jollibee: Đây là tập đoàn fast food lớn nhất tại châu Á. Jollibe hiện đã có hơn 100 của hàng tại thị trường Việt Nam. Chi phí để nhượng quyền thương hiệu này khoảng 250.000 – 300.000 USD.
- Lotteria: Đây là đối thủ nặng ký của KFC, chi phí nhượng quyền Lotteria rơi vào khoảng 250.000 USD.
- Buger King: Chi phí nhượng quyền cho thương hiệu này rơi vào khoảng 50.000 – 300.000 USD.
Với những thông tin vừa chia sẻ thì mong rằng các bạn đã có thể nắm vững về kiến thức nhượng quyền thương mại đối với hoạt động kinh doanh ngày nay. Quan trọng hơn cả là bạn đã có thể tự tìm được câu trả lời chính xác nhất cho “Franchise là gì?”.
Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Những điều bạn nên biết