Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu

Brand recognition là gì, hãy cùng news.timviec.com.vn tìm việc tìm hiểu về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.

Brand recognition là gì?

Brand Recognition trong tiếng Anh có nghĩa là nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là sự đánh giá, nhận diện mà toàn thể công chúng (hoặc thị trường mục tiêu của một tổ chức) có thể xác định nhãn hiệu bằng nhiều cách thức như hình ảnh, màu sắc, âm thanh,….

Nhận diện thương hiệu thành công nhất khi mọi người có thể nói rõ nhãn hiệu mà không cần tiếp cận trực tiếp với tên công ty, thay vào đó là nhận diện thông qua các ký hiệu hình ảnh như logo, slogan, bao bì, màu sắc hoặc âm thanh trong quảng cáo,…. Nhận diện thương hiệu khác với nhận thức nhãn hiệu, nhận thức nhãn hiệu đơn thuần chỉ là hiểu biết về sự tồn tại thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu (Brand recognition) đối với doanh nghiệp

Nhận diện thương hiệu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn. Họ có thể làm nhiều việc để xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu của họ, để có thể trở thành “thứ nghĩ tới đầu tiên” đối với những khách hàng. Nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhớ tới doanh nghiệp đó bất kì lúc nào dù chỉ là một hình ảnh nhỏ lướt qua hay một âm thanh họ nghe được cũng giúp họ nhớ tới một hình ảnh hay quảng cáo, bất cứ thứ gì liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đặc biệt việc nhận diện thương hiệu rất quan trọng trong marketing của doanh nghiệp.

Một cách khác để xây dựng và duy trì nhận diện thương hiệu là cung cấp dịch vụ khách hàng mẫu mực. Khách hàng có nhiều khả năng giới thiệu và mua sản phẩm từ một công ty mà họ biết giá trị bảo trợ của mình. 

Các doanh nghiệp cũng nên đặt mục tiêu nhiều hơn mong đợi của khách hàng và tìm cách hướng dẫn khách hàng của họ để được biết đến như là các chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định hoặc liên quan đến khách hàng và cách họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà họ mua trong một thời gian dài nhằm mục đích là đảm bảo lòng trung thành của người tiêu dùng.

Một cách để thực hiện điều này là thông qua các bản tin điện tử hoặc blog để đảm bảo rằng khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng luôn chú ý đến công ty. Các doanh nghiệp nhỏ đến lớn cũng có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đảm bảo rằng tên và sản phẩm hoặc dịch vụ của họ được truyền đi liên tục. Tất nhiên nên sử dụng logo hoặc chủ đề hình ảnh của công ty trong tất cả các thông tin quảng bá.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition là gì?

Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu - Ảnh 1
Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition
  • Brand Awareness: Nhận thức thương hiệu
  • Brand Recognition: Nhận diện thương hiệu

Nhìn qua thì ta có thể chưa thấy sự khác nhau giữa nhận diện thương hiệu và nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản thì Brand Awareness bao gồm cả việc thấy tên thương hiệu là biết ngay đến sản phẩm của thương hiệu đó và ngay khi chúng ta nhớ đến loại sản phẩm là biết tên thương hiệu. Ngược lại là Brand Recognition, đây chỉ là quá trình đầu tiên của Brand Awareness. Cách nhìn thấy thương hiệu và nhận ra thương hiệu đó chính là Brand Recognition. 

Tầm quan trọng của Brand Recognition là gì 

Đối với một doanh nghiệp việc tạo dựng thương hiệu là một điều quan trọng không phải là thứ mà ngày một ngày hai có thể đạt được. Việc xây dựng một thương hiệu lớn sẽ giúp mọi người dễ dàng biết đến cũng như doanh nghiệp sẽ có một vị thế nhất định trong lòng khách hàng và trên thị trường. Chính vì vậy một rong những bước đầu xây dựng thương hiệu là làm cho khách hàng nhớ tới, nhận diện được thương hiệu và đó chính là brand recognition.

Một khi đối tượng mục tiêu hiểu những gì công ty cung cấp và công ty đã có danh tiếng nhất định trên thị trường, mọi người sẽ bắt đầu nhận ra nó. Mọi người có thể nhận ra công ty bất kể họ là khách hàng hay không. Ví dụ: hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra một chiếc Audi trên đường chỉ bằng thiết kế của chiếc xe hoặc biểu tượng của công ty. Ngay cả khi họ không nhận ra tên thương hiệu, họ vẫn nhận ra rằng đó là một thương hiệu ô tô cao cấp.

Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu - Ảnh 2
Brand Recognition

Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Những điều bạn nên biết

Mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty

Khách hàng ngày nay rất thông thái và do đó, bất kỳ thương hiệu nào cũng cần phải thực sự nổi bật để có được niềm tin của họ. Đây là lúc mà việc nhận diện thương hiệu phát huy tác dụng. Ví dụ, khi đặt ra hai sản phẩm giống hệt nhau do các công ty khác nhau cung cấp, người tiêu dùng sẽ chọn công ty mà họ cảm thấy quen thuộc.

Do đó, điều này sẽ đảm bảo rằng khách hàng nghiêng về thương hiệu đó trong khi đưa ra quyết định, tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ khác.

Cải thiện khả năng tiếp thị của sản phẩm

Khả năng tiếp thị tăng lên có nghĩa là một thương hiệu được biết đến, được công nhận và sẽ hấp dẫn hơn đối với người mua. Khách hàng thường sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho một sản phẩm được bán bởi một công ty có tiếng và chọn sản phẩm đó hơn các sản phẩm na ná.

Xây dựng nhận thức thương hiệu như thế nào?

Xây dựng sự nhận dạng thương hiệu là một quá trình liên tục. Mục tiêu của quá trình này là làm cho thương hiệu trở nên đáng nhớ và hấp dẫn hơn đối với nhóm đối tượng mục tiêu. Và điều này được thực hiện bằng cách hiểu được hành trình của người mua và các giai đoạn nhận biết thương hiệu.

Năm cấp độ nhận biết của brand recognition là gì? 

Theo các lý thuyết cơ bản về hoạt động PR, truyền thông thương hiệu, hiện có một số cấp độ nhận biết khác nhau như sau:

  1. Từ chối thương hiệu (brand rejection): Nếu khách hàng liên tưởng thương hiệu với điều gì đó tiêu cực, họ có xu hướng tránh thương hiệu đó.
  2. Không thể nhận diện thương hiệu (brand-non recognition): Điều này xảy ra khi người tiêu dùng không thể phân biệt sản phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh do logo hoặc tên không được nhận dạng, song song với các chiến lược tiếp thị thiếu hiệu quả.
  3. Nhận diện thương hiệu (brand recognition): Người tiêu dùng nhận ra thương hiệu khi nhìn thấy logo, dòng giới thiệu hoặc bằng một tín hiệu âm thanh.
  4. Trung thành với thương hiệu (brand loyalty): Khách hàng chọn cùng một thương hiệu nhiều lần do sự tin tưởng được phát triển theo thời gian.
  5. Gắn chặt với thương hiệu (brand preference): Khách hàng vẫn sẽ nhớ tới và chọn lựa một thương hiệu nhất định ngay cả khi có cơ hội với những lựa chọn khác hoàn toàn.

Xem thêm: Thương hiệu tuyển dụng: Cách thức xây dựng brand hiệu quả cho DN

Các phương thức xây dựng Brand Recognition là gì 

Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu

Điều quan trọng mà marketers cần thực hiện là phải hiểu nhân khẩu học và tâm lý của đối tượng mục tiêu để có được cái nhìn sâu sắc về những gì phù hợp nhất với họ. Hiện nay, có nhiều công cụ miễn phí có thể được sử dụng cho mục đích này như Google Analytics hay Facebook Insights. Chúng cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau: từ độ tuổi, vị trí đến các hành vi và sở thích của đối tượng mục tiêu.

Xây dựng các dấu ấn thương hiệu đáng nhớ

Các yếu tố trực quan của bất kỳ thương hiệu nào như logo hay slogan sẽ tạo thành hình ảnh của thương hiệu cũng như gây dựng được Brand Recoginition là gì trong công chúng . Chúng phải được thiết kế theo cách mạnh mẽ, đặc biệt nhưng vẫn cân đối. Chúng cần dễ hiểu, dễ nhận biết và dễ sử dụng trong các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp nên tận dụng bất cứ cơ hội nào phù hợp để đặt logo của mình trên đó, bởi tần suất khách hàng nhìn thấy logo càng nhiều, họ sẽ càng nhớ tới thương hiệu.

Nhân cách hóa cho thương hiệu

Cần nhân cách hóa thương hiệu của mình, khiến thương hiệu có mối liên quan và gắn kết với cộng đồng hơn. Để làm được điều này, trước hết cần tạo cá tính cho doanh nghiệp trên mạng xã hội và trên website. Và tạo cá tính bằng cách khơi dậy cảm xúc trong khách hàng, những cảm xúc như hy vọng, niềm vui, sự tò mò,… có thể khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ hơn.

Chìa khóa để gia tăng nhận diện thương hiệu nằm ở việc xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng. Hãy nỗ lực để cá nhân hóa thương hiệu, xây dựng cảm xúc chân thực thông qua các nội dung quảng cáo để được biết đến và ghi nhớ nhiều hơn.

Truyền đạt dễ hiểu

Bạn cần cung cấp những thông tin dễ hiểu, dễ tìm kiếm và chia sẻ. Mọi thông tin bạn xây dựng cần thật rõ ràng như khách hàng có thể tìm thấy bạn ở đâu và bằng cách nào. Rất nhiều startup đã quên đi các thông tin cơ bản như: số điện thoại liên lạc, một trang web được thiết kế chỉn chu, trang Facebook. Đó là những chỉ dẫn cơ bản nhất để khách hàng có thể tiếp cận công ty của bạn.

Xây dựng chiến lược marketing đa kênh

Để nổi bật được trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần xây dựng brand recognition là gì trên nhiều kênh khác nhau. Người dùng có thể sử dụng nhiều và rất nhiều kênh giải trí, truyền thông, doanh nghiệp chỉ phát triển trên một kênh duy nhất sẽ có nguy cơ bỏ lỡ khách hàng.

Tận dụng Influencer Marketing

Mạng xã hội chắc chắn là một trong những nền tảng tốt nhất để tiếp cận khách hàng. Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer) đang được nhìn nhận như là “vũ khí” giúp tăng phạm vi tiếp cận của thương hiệu. Việc nhắm mục tiêu đúng đối tượng trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng các định dạng content như: ảnh, caption, video ngắn và tags có liên quan tới thương hiệu, và chúng được chia sẻ bởi những người có ảnh hưởng. Đây là một trong những chiến lược digital marketing chắc chắn sẽ luôn tạo ra một lượng nhấp chuột và chuyển đổi kha khá. Những Influencer luôn có một lượng follower trung thành và tin tưởng họ. Do đó, nếu những Influencer chia sẻ sản phẩm với follower, họ sẽ bị thu hút một cách tự nhiên.

Xem thêm: KOLs là gì? Yếu tố thành công với nghề KOL trong marketing

Phát triển một bao bì sản phẩm độc đáo

Unboxing là một phần của product journey. Việc đưa logo, tên và khẩu hiệu của thương hiệu vào bao bì sẽ cải thiện khả năng giữ chân khách hàng bởi có thể người mua đã nhớ ra thương hiệu ở đâu đó. Ngay cả những ý tưởng như tặng một bookmark khi khách hàng mua sách cũng có thể có tác động rất tích cực.

Một bao bì sản phẩm độc đáo sẽ giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

Đề nghị khách hàng phản hồi

Bất kỳ ý kiến ​​nào của khách hàng về sản phẩm họ đã sử dụng đều quan trọng để giúp thương hiệu phục vụ tốt hơn và xác định các vấn đề cần cải thiện. Khách hàng luôn đánh giá cao khi được yêu cầu đánh giá sản phẩm vì nó khiến họ cảm thấy ý kiến ​​của mình được trân trọng.

Tạo ra những chiến dịch quảng cáo đặc biệt

Quảng cáo của thương hiệu phải phản ánh các giá trị và bản sắc của thương hiệu đó. Một quảng cáo phải khiến mọi người nghĩ tới những thứ như: “Đây là những gì tôi đang tìm kiếm” hoặc “Quảng cáo này là dành cho tôi”. Điều này sẽ đạt được khi những thông điệp trong quảng cáo được nghiên cứu dựa trên chân dung khách hàng mục tiêu, để họ cảm nhận được sự liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp.

Trên đây là những thông tin vềBrand Recognition là gì. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.