Firmware là gì? Khám phá cơ hội việc làm lập trình firmware hiện nay
Firmware là gì hiện vẫn chưa được nhiều người hiểu chính xác nhất. Hãy cùng news.timviec.com.vn tìm hiểu thêm về khái niệm này trong bài viết sau
Firmware là gì ?
Firmware được hiểu là một thuật ngữ đường dùng nhằm chỉ những chương trình máy tính cố định, điều khiển cấp thấp của nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Trong đó, một số ví dụ điển hình của firmware có thể kể tới: điều khiển từ xa, ổ cứng, thẻ nhớ, robot công nghiệp……
Đối với các thiết bị công nghệ thông tin đơn giản, firmware là yêu cầu chính để các thiết bị này được hoạt động. Ngoài ra, với các dòng thiết bị công nghệ thông tin có tính chất hiện đại hơn, người sử dụng sẽ cần phải có thêm những software khác nhau để có thể đảm bảo được quá trình vận hành diễn ra một cách tối ưu. Đặc biệt, các dạng firmware hiện cũng có mặt trong các thiết bị gia dụng phức tạp nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng cao hơn để phục vụ đời sống của người dùng.
Xem thêm: C# là gì? Cơ hội việc làm ngôn ngữ lập trình C# thời 4.0
Khác biệt giữa firmware và software
Hiện nay, không có sự phân biệt quá rạch ròi giữa firmware và software, vì thế có rất nhiều người đang đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Nhưng đây lại là 2 phạm trù hoàn toàn khác biệt mà các software engineer cần phải chú ý. Trong đó:
- Nếu như các phần mềm software thường được phát triển bởi các coder và thường chủ yếu áp dụng cho việc vận hành các chương trình cụ thể thì các dạng firmware là gì hiện chỉ chủ yếu đảm nhận các quy trình cấp thấp của một thiết bị như: tự động điều khiển, giám sát hoạt động của máy tính khi tương tác với các thiết bị khác mà người dùng có.
- Hiện nay, những firmware thường được xem là sự giao thoa giữa phần cứng và phần mềm của máy tính. Lý do chính là những dữ liệu phần cứng thường sẽ được lưu trực tiếp vào bộ nhớ trong ROM.
- Các phần mềm software thường sẽ được cài đặt dễ dàng vào trong máy tính và có thể được lưu trữ lại ở bất cứ thư mục nào. Vì vậy, các chương trình đã cài đặt trong máy đều có thể dễ dàng bị sao chép, xóa bỏ nếu người dùng có những tác động nhất định vào phần cứng . Trong đó, việc sao chép, tẩy trắng dữ liệu firmware sẽ khó hơn và bạn cần phải có sự can thiệp tới từ những người chuyên gia trong ngành nghề.
Các yếu tố chính cấu thành firmware là gì
BIOS
Sau khi khởi động máy tính, hệ thống BIOS cũng sẽ tự động chạy theo. Lúc này, máy tính của bạn sẽ được kiểm tra lại tất cả các lỗi hệ thống thông qua việc tương tác với phần cứng của máy. Hệ thống BIOS cũng được coi như một chỉ huy của Boot loader. Tính năng này thường có nhiệm vụ chính là đánh thức hệ điều hành trên máy tính và đưa các dữ liệu còn có từ hôm trước vào trong bộ nhớ tạm thời. Tuy nhiên, BIOS hầu hết chỉ được dùng trên các dòng máy tính 16 bit thuộc thế hệ cũ. Các thương hiệu công nghệ thông tin hiện nay gần như đã không còn sử dụng loại firmware này cho máy tính của mình
EFI
EFI trong các firmware của những thiết bị công nghệ điện toán thường có chức năng tăng cường bảo mật thông tin cho các thiết bị nhằm tránh nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hoặc bị thay thế bởi các đối tượng hacker hiện nay.
Nếu muốn nắm rõ thông tin của EFI trên hệ điều hành windows, bạn có thể sử dụng lệnh command prompt nhằm kiểm tra những thông tin chi tiết.
Xem thêm: Chipset là gì? Vai trò của Chipset không phải ai cũng biết
Kinh nghiệm khi nâng cấp firmware với các hệ điều hành khác nhau
Việc nâng cấp firmware là gì hiện nay khá cần thiết. Chúng có thể giúp bạn khắc phục được các lỗ hổng an ninh mạng mà các phiên bản trước đã gặp phải. Tuy nhiên, bạn nên chờ khoảng từ 2 tuần – 1 tháng để có thể kiểm tra được những feedback của người dùng khác trước khi quyết định có nâng cấp hay không. Và khi nâng cấp phiên bản firmware mới, toàn bộ dữ liệu sẽ mất hết nên bạn cần phải sao lưu lại các dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành nâng cấp phiên bản mới.
Đối với các dòng hệ điều hành khác nhau, bạn nên chú ý những điều sau khi nâng cấp firmware
- Đối với IOS: Nếu thiết bị của bạn thuộc bản quốc tế thì có thể thoải mái tiến hành nâng cấp. Lúc này, iTunes sẽ tự động xử lý quá trình backup cho bạn. Nếu như thiết bị của bạn đang sử dụng phiên bản khóa mạng thì không nên cập nhật mà hãy chờ tới khi mình có công cụ bẻ khóa máy
- Đối với android: Việc nâng cấp firmware android hiện khá thuận lợi hơn khi nhà phát hành cho phép người dùng có thể update một cách dễ dàng trên thiết bị. Việc nâng cấp mặc dù không khiến cho các dữ liệu bị mất nhưng bạn cũng nên sao lưu lại dữ liệu trước khi update.
Khám phá cơ hội việc làm lập trình filmware hiện nay
Mặc dù cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin hiện nay rất nhiều. Nhưng so với các vị trí như lập trình viên, sản xuất phần cứng …. thì các vị trí việc làm IT của bộ phận firmware thường ít được nhắc đến. Những vị trí cho các ứng viên về firmware hiện tại chủ yếu được đặt với cái tên như:
- Mobile DEV
- Front – end DEV
- Firmware engineer….
Theo thống kê của nhiều trang tuyển dụng, mức thu nhập trung bình của một firmware engineer hiện tại có thể lên tới 98.346 USD/ năm. Đây chính là cơ hội lớn để những người có đam mê công nghệ thông tin có được cơ hội việc làm tốt nhất cho riêng mình.
Tham khảo: Cập nhật lương thưởng các ngành nghề trên thị trường lao động năm 2021
Hy vọng, các kiến thức cơ bản về firmware là gì mà news.timviec.com.vn tìm hiểu được sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về kiến thức công nghệ thông tin cũng như có thêm cơ hội việc làm cho riêng mình trong lĩnh vực rất hấp dẫn thời 4.0 này.