An ninh mạng là gì? Nghề HOT cho các Hacker chính thống
An ninh mạng là gì? Ngoài việc cần hiểu đúng theo ý nghĩa pháp luật thì đây cũng là một ngành nghề rất hot trong thời công nghệ 4.0 hiện nay.
Các khái niệm An ninh mạng
An ninh mạng là gì?
An ninh mạng tiếng anh gọi là: Cyber Security. Theo định nghĩa của luật an ninh mạng 2018: An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, nhằm không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ an ninh mạng là các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng gây nguy hiểm tới an toàn, an ninh của một tổ chức, quốc gia trong thời đại công nghệ hiện nay.
Luật An ninh mạng là gì?
Luật An Ninh mạng là một bộ luật được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực chính thức từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Không chỉ có các biện pháp bảo vệ môi trường mạng, Luật An toàn mạng còn bao gồm nhiều điều khoản khác nhau nằm kiểm soát nội dung đăng tải trên mạng.
Ngành An ninh mạng là gì?
Ngành an ninh mạng là một chuyên ngành học mà các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức để đảm bảo về an ninh công nghệ, thông tin điện tử trong phạm vi của một tổ chức, doanh nghiệp nhất định. Trong đó, người học sẽ được trang bị các kiến thức sau:
- Network security – bảo mật an toàn mạng: Đây là thuật ngữ mô tả việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mạng máy tính của một tổ chức khỏi những kẻ xâm nhập, những phần mềm độc hại. Kể cả là tấn công có mục đích hay vô ý gây rối.
- Application security – bảo mật ứng dụng: Hoạt động này chủ yếu sẽ ngăn chặn các phần mềm khỏi những đe dọa khác nhau từ bên ngoài. Đối với một ứng dụng nếu có mức độ bảo mật thấp thì hoàn toàn có thể bị xâm nhập làm lộ dữ liệu ra ngoài. Vì vậy, các biện pháp bảo mật an ninh cho ứng dụng sẽ giúp loại trừ nguy cơ này ngay từ bước đầu tiên.
- Information Security – bảo mật thông tin: Đây là hoạt động an ninh trên mạng nhằm bảo toàn sự riêng tư của các dữ liệu. Những hoạt động này sẽ giúp bảo vệ tất cả các dữ liệu cả trong quá trình chuyển đổi.
- Operational Security – bảo vệ quy trình: Hoạt động bảo vệ quy trình thường sẽ bao gồm các bước khác nhau để xử lý, bảo vệ dữ liệu của người dùng. Trong đó, quyền truy cập mạng của người dùng sẽ được lưu trữ hoặc chia sẻ với một máy chủ an ninh trong vùng quyền này.
- End user education – giáo dục người dùng: Đây là hoạt động khó nhất trong công việc của một chuyên viên bảo vệ an ninh mạng. Bất cứ ai cũng sẽ có thể là một nguồn virus tiềm tàng cho hoạt động máy tính. Vì thế, nếu không có những sự giáo dục về kiến thức an toàn trên không gian số thì chắc chắn hậu quả sẽ không thể lường trước được.
► Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Đâu là kỹ năng của software tester chuyên nghiệp
An ninh mạng có những mối đe dọa nào
Các quy mô của hoạt động đe dọa an toàn thông tin an ninh mạng hiện vẫn tiếp tục tăng nhanh. Trong đó, các lĩnh vực như: dịch vụ y tế, bán lẻ, dịch vụ công luôn là các lĩnh vực bị tấn công mạnh nhất khi rất dễ lấy được dữ liệu khách hàng.
Những mối đe dọa hoạt động an toàn thông tin trên mạng thường tới từ những phương pháp sau:
Phần mềm độc hại Malware
Các hệ thống phần mềm độc hại thường rất phổ biến để cho các hacker có thể hạn chế, chiếm quyền điều khiển một hệ thống máy của người dùng hiện nay. Thông thường chúng sẽ được phát tán dưới dạng các file đính kèm trong email. Những file đính kèm này thường khiến cho người dùng bị mất cảnh giác và click vào.
Một số malware gây ra sự cố an ninh mạng gồm:
- Virus: Có thể bắt nguồn từ một phần mềm tự động, những phần mềm này sẽ nhân số lượng virus để bám và các file an toàn trong máy, khiến cho các file này dính mã độc.
- Trojans: Phần mềm độc hại này thường rất khó phát hiện khi nó ẩn trong những phần mềm tưởng như an toàn. Nhiều hacker chuyên nghiệp thường sử dụng để phá hủy, chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng.
- Spyware: Đây là một dạng phần mềm gián điệp nhằm ghi lại những hoạt động trên máy tính của người dùng.
- Ransomware: Những phần mềm này sẽ khóa dữ liệu của người dùng. Sau đó các hacker sẽ yêu cầu người dùng trả tiền chuộc để mở khóa.
► Xem thêm: Hacker là gì và cách để không bị hacker xâm nhập tài khoản
SQL Injection
SQL injection là một tình huống nguy hiểm về an ninh mạng. Nó cho phép tin tặc kiểm soát, lấy cắp dữ liệu tại một server API nhất định thông qua các câu lệnh vào hệ thống.
Hoạt động tấn công giả mạo
Đây là một hành vi xâm phạm an ninh mạng thông qua việc các tin tặc gửi email giả mạo các công ty uy tín nhằm yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin bí mật. Hoạt động tấn công giả mạo thường dùng để có thể lừa khách hàng lấy dữ liệu thẻ ngân hàng hoặc một số thông tin cá nhân khác nhau.
Hoạt động tấn công xen giữa
Tấn công xen giữa là hành vi ngăn chặn giao tiếp, truyền tin giữa các cá nhân để nhằm mục tiêu ăn cắp dữ liệu.
An ninh mạng có những cơ hội nghề nghiệp nào?
Tại thị trường lao động Việt Nam, số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành đảm bảo an ninh mạng hiện đang chiếm khoảng 1/5 tổng số các kỹ sư của ngành công nghệ thông tin hiện nay. Và các kỹ sư chuyên ngành an ninh mạng hiện tại có thể làm được trong các vị trí sau:
- Kỹ sư an ninh mạng
- Kiến trúc sư thiết kế hệ thống mạng
- Lập trình viên hệ thống bảo mật thông tin
- Chuyên viên kiểm thử, tư vấn an toàn thông tin
Hiện nay, những vị trí nghề nghiệp của ngành an ninh mạng tại Việt Nam đang có mức thu nhập khởi điểm từ 300 – 500 USD (7 – 10 triệu VNĐ/ tháng) đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm. Còn với những chuyên gia có từ 4 năm kinh nghiệm trở lên, thông thạo các nguyên lý vận hành hệ thống thì hoàn toàn có thể nhận được mức thu nhập từ 800 – 1.600 USD (16 – 40 triệu/ tháng ).
➤ Xem thêm: Lập trình game là gì và những yêu cầu trở thành lập trình game
Ngoài ra, với một chuyên viên về an ninh mạng ở nước ngoài hoàn toàn có thể được tuyển dụng với mức thu nhập rất hấp dẫn từ: 83.000 – 103.000 USD/ năm. Đây chính là những cơ hội cực kỳ hấp dẫn dành cho những ứng viên đam mê tìm kiếm việc làm it với thu nhập rất hấp dẫn.
An ninh mạng nên học tại đâu?
Và nếu bạn muốn lựa chọn an ninh mạng và an toàn thông tin làm sự nghiệp cho riêng mình thì bạn có thể theo học tại các ngôi trường sau:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông
- Học viện kỹ thuật mật mã
- Học viện Kỹ thuật Quân sự…
Tại những ngôi trường này, các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức khác nhau về hoạt động an ninh thông tin mạng từ cơ bản đến nâng cao như: lập trình web, kiến thức cơ bản về code phần mềm, quy trình kiểm thử của một tester…..
Những thông tin về an ninh mạng là gì trên đây hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin rất hữu ích để giúp bạn tìm kiếm được vị trí việc làm IT như ý muốn.