Ecommerce là gì? Các hình thức hoạt động của ecommerce platform
Ecommerce là gì? Có các hình thức hoạt động nào của ecommerce được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Ecommerce là gì?
Ecommerce – thương mại điện tử là hoạt động mua bán các sản phẩm thông qua những nền tảng trực tuyến nhất định. Hiện nay, thương mại điện tử có sự tiện lợi đến mức bạn có thể mua bán được các sản phẩm trên toàn thế giới ở bất cứ thời gian, địa điểm nào. Đây chính là những điều mà các nền tảng kinh doanh truyền thông không thể có được.
Hiện nay, một số ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng đến dịch vụ ecommerce có thể kể tới: chuyển tiền điện tử, supply chain, tiếp thị trực tuyến, quản lý hàng tồn kho….
Có những mô hình dịch vụ ecommerce nào?
Trên thị trường, hiện có một số mô hình dịch vụ sàn thương mại điện tử khác nhau như:
- B2c – Business to Consumer: Đây là hình thức mà doanh nghiệp bán hàng hóa với dịch vụ cho một cá nhân tiêu dùng nhất định.
- B2B – Business to business: Đây là mô hình mà doanh nghiệp bán hàng hóa; dịch vụ cho một doanh nghiệp khác trong cùng một chuỗi cung ứng.
- C2C – Consumer to consumer: Mô hình thương mại điện tử này là hoạt động mà người tiêu dùng bán hàng hóa, dịch vụ cho một người dùng khác.
- C2B – Consumer to Business: Đây là mô hình khi người tiêu dùng bán sản phẩm; dịch vụ của họ cho một công ty; một tổ chức bất kỳ có nhu cầu mua.
Xem thêm: Top 10 công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam
Các hình thức hoạt động chủ yếu của ecommerce platform
- Thư điện tử: Thư điện tử là một trong những hình thức hoạt động ecommerce platform được sử dụng rất nhiều tại các tổ chức, cơ quan khác nhau. Các tổ chức này sử dụng email như một hình thức để tao đổi các thông tin thông qua mạng internet
- Thanh toán điện tử: Đây là hình thức mà các cá nhân sẽ sử dụng một dịch vụ tài chính trực tuyến để có thể thanh toán cho lần trải nghiệm sản phẩm; dịch vụ nào đó. Và với tốc độ phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán trực tuyến đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như: ví điện tử – electronic purse, ngân hàng số – digital banking, vận chuyển thương mại điện tử COD – cash on delivery…..
- Trao đổi dữ liệu số – electronic data interchange: Đây là hình thức trao đổi, truyền dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác của các tổ chức; công ty đã có những thỏa thuận mua bán với nhau. Tuy nhiên, các dữ liệu này cần phải được đặt dưới dạng có cấu trúc.
- Mua bán hàng hóa hữu hình: Các sàn thương mại điện tử ngày này rất phổ biến, điều này kéo theo việc các hàng hóa được bán lẻ trực tuyến qua nền tảng internet ngày càng được mở rộng. Hiện nay, bạn không hề khó khăn để tìm thấy được các mặt hàng thông dụng được bày bán online như: thời trang, đồ công nghệ, ô tô……
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Commercial invoice là gì? Chức năng ra sao?
Lợi ích của thương mại điện tử là gì?
Khoảng cách bị xóa bỏ
Đối với hình thức kinh doanh truyền thống, bạn sẽ cần phải mở thêm nhiều cửa hàng khác nhau nếu muốn mở rộng thị phần kinh doanh của mình. Tuy nhiên với ecommerce thì khoảng cách địa lý sẽ không còn là vấn đề quá quan trọng. Khách hàng chỉ cần truy cập vào website của cửa hàng và lựa chọn món hàng cần thiết. Sau đó, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi mà khách hàng sẽ không cần đến trực tiếp cửa hàng để mua.
Không giới hạn vị trí cửa hàng
Khi gia nhập hình thức kinh doanh theo dạng ecommerce là gì, bạn không cần thiết phải ở cố định tại cửa hàng. Tất cả những gì bạn cần là 1 máy tính cá nhân có kết nối với internet. Từ đây, mọi thứ sẽ luôn được cập nhật trực tuyến, bạn hoàn toàn có thể xử lý trực tiếp mọi đơn hàng trên website
Không giới hạn thời gian
Đa số những cửa hàng kinh doanh truyền thống hiện nay đều bị giới hạn thời gian mở cừa. Tuy nhiên, với các sàn thương mại điện tử ecommerce thì khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn được sản phẩm ở bất cứ thời điểm mà khách mong muốn. Điều này vừa tạo nhiều cơ hội cho khách hàng, vừa tạo thêm nhiều cơ hội để giúp cho các chủ cửa hàng có thể tối đa hóa doanh thu cho riêng mình.
Hỗ trở quản lý hàng tồn kho
Một đặc trưng nổi bật của ecommerce đó là các nền tảng này luôn hỗ trợ một cách tối đa trong việc quản lý nguồn hàng tồn kho. Đây được xem là một lợi thế cạnh tranh lớn của dịch vụ ecommerce so với các mô hình kinh doanh truyền thống.
Tham khảo: Cẩm nang nghề nghiệp tìm việc làm cho mọi ngành nghề
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ecommerce là gì cũng như các lợi ích mà mô hình kinh doanh thương mại điện tử đem lại hiện nay.