Chiến lược là gì? Nguyên tắc quản trị chiến lược cho doanh nghiệp
Chiến lược là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị chiến lược kinh doanh, marketing thành công. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Chiến lược là gì?
Chiến lược được hiểu là một tập hợp các quyết định khác nhau trong dài hạn, cùng với đó là những biện pháp, cách thức để có thể đạt đến các mục tiêu đó. Một chiến lược tốt sẽ được xác định bằng việc hoạch định ra các kết quả kỳ vọng và đưa ra những cách thức phù hợp để thực hiện chúng.
Hiện nay, việc lựa chọn chiến lược kinh doanh như thế nào sẽ có ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận làm mục tiêu thì sẽ cần phải tập trung vào việc phục vụ các thị trường mục tiêu thông qua các sản phẩm có hiệu suất chi phí vượt trội. Nếu doanh nghiệp lựa chọn việc tăng trưởng thị phần thì sẽ cần phải cố gắng đa dạng hóa các lợi nhuận nhằm thu hút nhiều tập khách hàng khác nhau. Chỉ khi hiểu được về chiến lược là gì thì các doanh nghiệp mới có thể chuẩn bị tốt nhất nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành.
Xem thêm: Chiến lược marketing là gì? Các chiến lược marketing cơ bản
Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp là gì?
Đối với hoạt động kinh doanh, việc hoạch định chiến lược đóng một vai trò hết sức quan trọng gồm:
- Hỗ trợ doanh nghiệp đi đúng định hướng phát triển: Hoạt động kinh doanh luôn có sự biến đổ từng ngày. Vì thế, để có thể thích nghi được, các doanh nghiệp cần phải hoạt định chiến lược đúng đắn, hợp lý, và phù hợp với sự thay đổi của thị trường
- Dễ dàng quản lý, nắm bắt cơ hội: Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp cho các thương hiệu có thể dễ dàng quản lý, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh khác nhau nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình.
- Liên kết các nhân viên với quản lý doanh nghiệp: Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp cho các nhân sự có thêm nhiều động lực để hoàn thành các chỉ số KPI đã được giao. Đồng thời giúp tăng cường hơn nữa nguồn lực nội tại của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ: Các công ty trong cùng ngành nghề hiện nay thường có sự cạnh tranh rất gay gắt về các yếu tố như giá cả, chất lượng….. Vì vậy, công tác hoạch định chiến lược tốt sẽ giúp cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn
Yếu tố tạo chiến lược thành công trong doanh nghiệp
Để có thể có hoạt động quản trị chiến lược thành công trong doanh nghiệp. Chúng ta cần phải chú ý tới những yếu tố sau:
Mục đích của chiến lược
Các chủ doanh nghiệp khi tiến hành lên kế hoạch cần hiểu rõ được định vị thương hiệu của doanh nghiệp mình. Hay cân nhắc rõ mục đích của bạn khi tạo dựng được một chiến lược kinh doanh là gì. Chỉ khi xác định được rõ mục đích thì bạn mới có thể tiến hành lên kế hoạch một cách hiệu quả.
Tính nhất quán
Đối với hoạt động kinh doanh của một thương hiệu, tính nhất quán là điều rất quan trọng. Tất cả những kế hoạch, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đều cần phải có sự nhất quán trong mọi công cụ từ: truyền thông, social media, nghiên cứu phát triển sản phẩm….
Tính linh hoạt
Các doanh nghiệp cần phải liên tục thay đổi chiến lược để có thể đi tới mục tiêu đã đặt ra. Điều này sẽ giúp bạn có thể liên tục sáng tạo những phương pháp mới nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Hãy chuẩn bị mọi trường hợp để có thể đối đầu với những khó khăn.
Nhận diện được đối thủ cạnh tranh
Trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, việc nhận biết được đối thủ trong cùng ngành nghề, cùng một tập khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Hãy xem những gì đối thủ của mình đã làm được. Từ đó, cân nhắc liệu doanh nghiệp của mình có thể tạo ra được bản sắc riêng nhằm đưa hình ảnh đến với khách hàng hay không.
Xem thêm: [Tìm hiểu] Viral là gì? Tác động của viral đến chiến dịch Marketing
Cách quản trị chiến lược thành công cho doanh nghiệp
Phân tích chiến lược
Để phân tích được chiến lược, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những công cụ như sau:
- Phân tích PEST: Công cụ này giúp doanh nghiệp định hình, hiểu rõ tính chất môi trường, ngành nghề mình đang kinh doanh.
- Phân tích SWOT: Công cụ này dùng để phân tích, đánh giá những tác động từ ngoại cảnh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Scenario Planning: Mô hình hoạch định chiến lược theo lịch bản này sẽ giúp bạn có thể xây dựng được nhiều kịch bản khác nhau. Từ đó sẽ có những phương hướng phù hợp để kịp thời ứng phó trong những tình huống khẩn cấp.
- Five Forces analysis: Công cụ này sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp phân tích được những nguồn lực có thể ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành.
- Market Segmentation: Phương pháp quản trị chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp so sánh được điểm giống, khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn tối ưu dành cho các thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
- Competitor Analysis: Đây là công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề. Từ những thông tin trong công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp lên được chiến lược cạnh tranh một cách hiệu quả.
Lựa chọn chiến lược
Sau khi thực hiện xong việc phân tích kế hoạch chiến lược, các doanh nghiệp sẽ cần phải lựa chọn những phương án kinh doanh nào phù hợp, mang lại hiệu quả tối đa cho công ty thông qua xác định những phương án chính. Từ đó đánh giá, lựa chọn các cách thức phù hợp nhất cho riêng mình.
Thực thi chiến lược
Để có thể hiện thực hóa được những ý tưởng trên giấy thành hiện thực. Các phòng ban trong doanh nghiệp cần phải đưa ra được những kế hoạch phát triển công việc cho riêng mình như: kế hoạch chăm sóc khách hàng, kế hoạch thực hiện digital marketing… để có thể giúp cho hình ảnh của công ty đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
Tham khảo: Tìm việc làm marketing – pr update mới nhất
Trên đây là những chi tiết về chiến lược là gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết, các công cụ phù hợp để lựa chọn thực hiện chiến lược cho công ty mình đang làm việc.