Chuỗi cung ứng là gì? Cơ hội việc làm ngành chuổi cung ứng hiện nay
Supply chain là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào trong ngành nghề quản lý chuỗi cung ứng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Supply chain là gì?
Supply chain hay còn được gọi là chuỗi cung ứng. Đây là một hệ thống cách tổ chức, con người, các nguồn lực khác nhau có liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp tới các đại lý, người tiêu dùng. Bản chất của chuỗi cung ứng là các hoạt động liên quan đến việc chuyển các nguyên liệu, thành phần, sản phẩm hoàn chỉnh có công dụng hữu ích nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng cuối cùng.
Bên cạnh thuật ngữ chuỗi cung ứng, không thể không nhắc đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng – Supply chain management. Đây là hoạt động quản lý quá trình thu mua hàng hóa với việc liên kế giữa hoạt động vận chuyển với sự thu mua hàng hóa; dịch vụ. Về sau, hoạt động supply chain management đóng vai trò đặc biệt quan trọng với mọi tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Trong đó, việc hoạch định các chiến lược, quản lý tìm nguồn cung hàng hóa…. cũng đều nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.
Xem thêm: Bpo là gì? Tầm quan trọng của Bpo trong doanh nghiệp
Mô hình supply chain là gì? 4 bước trong mô hình supply chain
Mô hình supply chain được nhiều tổ chức sử dụng nhiều nhất là mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này có nhiệm vụ đo lường toàn bộ hiệu quả của chuỗi cung ứng có thể mang lại. Hiện nay, mô hình tham chiếu này dựa trên 3 nguyên tắc chính để đảm bảo quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả gồm:
- Plan: Là việc thiết kế các quy trình có liên quan đến việc thiết lập các kế hoạch cung cầu khác nhau. Trong đó, việc lên kế hoạch sẽ cần phải được thiết lập dựa theo các quy tắc nhằm mở rộng sự tuân thủ, giải quyết hàng tồn kho, vận chuyển và tài sản
- Source: Giai đoạn này sẽ giúp bạn lập được các kế hoạch kinh doanh để biết khi nào nhận, xác minh, chuyển gia một sản phẩm bất kỳ trong chuỗi supply chain là gì.
- Make: Giai đoạn này đặc biệt quan trọng trong supply chain managerment. Phần thực hiện này bao gồm các hoạt động sản xuất, đống gói, trình bày……
- Deliver: Giai đoạn này liên quan đến việc đưa sản phẩm ra ngoài. Trong đó, bước này cũng liên quan đến dịch vụ khách hàng, quản lý tổng thể các vòng đời sản phẩm, tài sản, yêu cầu nhập xuất.
- Return: Tập trung vào việc hoàn trả các sản phẩm. Quá trình hoàn trả liên quan đến việc áp dung các quy trình khác nhau về việc quản lý tài sản, theo dõi khách hàng sau giao hàng….
Điểm khác biệt giữa supply chain và logistics là gì?
Giữa chuỗi cung ứng supply chain và logistics có những điểm khác nhau. Trong đó có thể kể tới:
- Phạm vi của logistics chỉ nằm trong một tổ chức nhất định. Trong đó, supply chain lại liên kết giữa các thương hiệu cùng ngành nghề với nhau
- Đối với logistics, hoạt động chính chỉ gồm thu mua, phân phối, quản lý tồn kho. Còn chuỗi cung ứng lại có phạm vi rộng hơn khi bao trùm cả hoạt động của logisitics
- Phạm vi hoạt động của logisitics chỉ trong nội bộ doanh nghiệp. Còn với quản lý chuỗi cung ứng thì phạm vi lại nằm cả trong, ngoài tổ chức..
Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu
Cơ hội việc làm ngành chuỗi cung ứng hiện nay
Lĩnh vực supply chain hiện đang là nghề nghiệp rất nổi trội trên thị trường lao động hiện nay. Theo thống kê, có ít nhất 300.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực SCM với trên 1.5 triệu lao động. Do đó, những ứng viên đang muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong các vị trí dưới đây đều có rất nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm như:
- Chuyên viên dự báo nguồn hàng
- Chuyên viên quản lý hàng tồn kho
- Quản lý dự án
- Nhân viên thu mua
- Chuyên viên mua hàng ….
Hiện tại, nguồn nhân lực cho các vị trí logisitic and supply chain management hiện đang rất thiếu. Do đó, lương thưởng của ứng viên trong ngành nghề này cũng khá cao so với mặt bằng chung. Trung bình, thu nhập của nhân viên trong ngành nà sẽ dao động từ 300 – 3000 USD tùy từng vị trí làm việc.
Tuy nhiên, để làm việc và phát triển nghề nghiệp trong supply chain management hiện không hề dễ dàng. Các ứng viên đều cần phải có nhiều kinh nghiệm làm việc trong CV, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ….. Hiện nay, rất nhiều ứng viên khi làm việc đều cần phải được các công ty đào tạo lại. Cùng với đó, những người có năng lực thật sự để làm việc lại chiếm tỷ trọng rất thấp.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về supply chain là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm được sự lựa chọn tốt nhất cho công việc của mình trong tương lai.